Tri ân thầy Lê Đức Mẫn - Người thầm lặng đưa nhạc Việt ra thế giới bằng tiếng Nga

Các ca khúc Việt Nam quen thuộc được trình bày hoàn toàn bằng tiếng Nga. Đây là những bài hát đã được thầy Lê Đức Mẫn chuyển ngữ trong suốt hơn 30 năm qua, với mong muốn giới thiệu âm nhạc Việt đến bạn bè quốc tế.

Chiều nay (10/5), tại hội trường A1 của Trường Đại học Hà Nội, chương trình “Ca khúc Việt lời Nga” đã được tổ chức với mục đích tri ân thầy giáo – dịch giả Lê Đức Mẫn, nguyên giảng viên Khoa tiếng Nga. Sự kiện do các cựu sinh viên và giảng viên của khoa phối hợp thực hiện, thu hút sự tham gia của đông đảo sinh viên, cựu sinh viên, giảng viên cùng nhiều khách mời từng học tập và làm việc với thầy Mẫn.

Liên khúc: Bonjour Vietnam (Xin chào Việt Nam) được trình diễn bởi dàn hợp xướng trường Đại học Hà Nội khoa tiếng Nga

Liên khúc: Bonjour Vietnam (Xin chào Việt Nam) được trình diễn bởi dàn hợp xướng trường Đại học Hà Nội khoa tiếng Nga

Điểm đặc biệt của chương trình là các ca khúc Việt Nam quen thuộc được trình bày hoàn toàn bằng tiếng Nga. Đây là những bài hát đã được thầy Lê Đức Mẫn chuyển ngữ trong suốt hơn 30 năm qua, với mong muốn giới thiệu âm nhạc Việt đến bạn bè quốc tế.

Chương trình có sự tham dự của ông Kohdayar Marri – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Pakistan tại Việt Nam, đại diện Đại sứ quán Liên bang Nga, cùng Tham tán Công sứ Đại sứ quán Belarus. Sự hiện diện của các đại biểu quốc tế cho thấy sự quan tâm đến các hoạt động giao lưu văn hóa và giáo dục của Đại học Hà Nội nói chung và Khoa tiếng Nga nói riêng.

Bài "Bụi phấn" - Lê Lộc, Vũ Hoàng sáng tác được trình diễn bởi sinh viên khoa tiếng Nga và có phiên bản dịch sang tiếng Nga

Bài "Bụi phấn" - Lê Lộc, Vũ Hoàng sáng tác được trình diễn bởi sinh viên khoa tiếng Nga và có phiên bản dịch sang tiếng Nga

Các tiết mục được trình bày trong chương trình gồm nhiều ca khúc nổi tiếng như “Tiến về Hà Nội”, “Bài ca Hồ Chí Minh”, “Nối vòng tay lớn”, “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”… Tất cả đều được thể hiện bằng tiếng Nga bởi sinh viên và cựu sinh viên Khoa tiếng Nga. Trước mỗi phần biểu diễn, người dẫn chương trình giới thiệu ngắn gọn về nội dung bài hát và quá trình dịch thuật của thầy Lê Đức Mẫn, giúp khán giả hiểu rõ hơn về ý nghĩa của từng ca khúc và công việc của người dịch.

Mở đầu chương trình là tiết mục hợp xướng “Bonjour Vietnam”, do tập thể sinh viên khoa tiếng Nga thể hiện. Ca khúc bằng tiếng Pháp – Việt được dịch ra tiếng Nga, thể hiện tình cảm với đất nước và con người Việt Nam qua một góc nhìn khác biệt. Dù lời ca thay đổi ngôn ngữ, tinh thần và cảm xúc của ca khúc vẫn được giữ lại trọn vẹn.

Một sinh viên khoa tiếng Nga cho biết., tiếng Nga rất đặc sắc, chính vì thế bạn luôn cố gắng học tập và coi thầy Mẫn là một hình mẫu tuyệt vời để hướng đến.

Một sinh viên khoa tiếng Nga cho biết., tiếng Nga rất đặc sắc, chính vì thế bạn luôn cố gắng học tập và coi thầy Mẫn là một hình mẫu tuyệt vời để hướng đến.

Thầy Lê Đức Mẫn từng công tác tại Trường Đại học Hà Nội từ năm 1966 đến 2002. Trong hơn 35 năm giảng dạy, thầy không chỉ đào tạo nhiều thế hệ sinh viên tiếng Nga mà còn dành nhiều thời gian để dịch ca khúc Việt sang tiếng Nga. Thầy bắt đầu công việc này từ những năm 1990, ban đầu là do yêu thích cá nhân, sau đó phát triển thành một công việc nghiêm túc, có hệ thống.

Ngoài dịch lời bài hát, thầy Mẫn còn là dịch giả văn học, đã chuyển ngữ hàng chục tác phẩm văn học Nga sang tiếng Việt. Nhiều bản dịch của thầy đã được xuất bản và sử dụng làm tài liệu giảng dạy tại các trường đại học. Công việc dịch thuật, theo thầy, đòi hỏi không chỉ kiến thức ngôn ngữ mà còn cần sự hiểu biết về văn hóa, âm nhạc và cảm xúc.

Trong phần giao lưu, thầy Mẫn chia sẻ: “Dịch lời bài hát không chỉ là chuyển nghĩa, mà còn phải phù hợp với giai điệu và cảm xúc. Tôi luôn cố gắng giữ lại tinh thần của bài hát gốc, nhưng cũng phải làm sao để người nghe tiếng Nga cảm nhận được lời ca như chính bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ”.

Nhiều sinh viên và cựu sinh viên bày tỏ sự kính trọng và biết ơn với những đóng góp của thầy. Một bạn sinh viên cho biết: “Em rất yêu tiếng Nga và em xem thầy Mẫn là tấm gương để noi theo. Em thấy tiếng Nga rất đẹp và việc được học tập trong môi trường này là may mắn”.

Ban tổ chức chương trình cũng trao tặng quà lưu niệm cho đại diện Ban giám hiệu Trường Đại học Hà Nội và các giảng viên Khoa tiếng Nga như một lời cảm ơn vì đã tạo điều kiện tổ chức sự kiện này.

Chương trình kết thúc trong không khí trang trọng và xúc động. Những tràng pháo tay, lời chúc mừng và khoảnh khắc chụp ảnh lưu niệm giữa các thế hệ học trò và người thầy cũ thể hiện sự gắn bó bền chặt của một cộng đồng cùng chia sẻ tình yêu với tiếng Nga và văn hóa Việt Nam.

Ban tổ chức trao tặng quà cho thầy hiệu trưởng trường Đại học Hà Nội và các thầy cô khoa tiếng Nga

Ban tổ chức trao tặng quà cho thầy hiệu trưởng trường Đại học Hà Nội và các thầy cô khoa tiếng Nga

Thông qua chương trình, người tham dự có thêm cái nhìn cụ thể và gần gũi hơn về công việc dịch lời ca khúc – một lĩnh vực ít được chú ý nhưng có vai trò quan trọng trong việc đưa âm nhạc Việt vươn ra thế giới. Công việc âm thầm của thầy Mẫn đã giúp nhiều người nước ngoài tiếp cận và hiểu thêm về Việt Nam qua con đường ngôn ngữ và giai điệu.

CTV Ánh Dương/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/van-hoa/am-nhac/tri-an-thay-le-duc-man-nguoi-tham-lang-dua-nhac-viet-ra-the-gioi-bang-tieng-nga-post1198504.vov