Trí tuệ nhân tạo đã thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế?

Dường như trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm thay đổi cách thức vận hành cũng như tác động lớn đối với thị trường việc làm của hầu hết các ngành trong nền kinh tế.

Các thông tin cũng như quảng cáo gần đây cho thấy AI đang cách mạng hóa nơi làm việc hiện nay như thế nào, thế giới sẽ trở thành “siêu trí tuệ nhân tạo” ra sao và khi nào máy móc sẽ trở nên tiên tiến hơn con người.

AI đang làm thay đổi cách thức vận hành cũng như tác động lớn đối với thị trường việc làm của hầu hết các ngành trong nền kinh tế. Ảnh minh họa: Reuters

AI đang làm thay đổi cách thức vận hành cũng như tác động lớn đối với thị trường việc làm của hầu hết các ngành trong nền kinh tế. Ảnh minh họa: Reuters

Dường như AI đang làm thay đổi cách thức vận hành cũng như tác động lớn đối với thị trường việc làm của hầu hết các ngành trong nền kinh tế. Tuy nhiên, AI đã thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế? Theo các chuyên gia kinh tế, câu trả lời có lẽ là chưa.

5 công ty công nghệ lớn gồm Alphabet, Amazon, Apple, Meta và Microsoft đều đang rót những khoản đầu tư lớn vào lĩnh vực này. Năm 2024, họ đang dự trù ngân sách khoảng 400 tỷ USD cho chi tiêu vốn, chủ yếu cho phần cứng liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) cũng như cho nghiên cứu và phát triển (R&D).

AI được cho là sẽ biến đổi nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, để AI phát huy hết tiềm năng, các công ty dù ở quốc gia nào có lẽ cũng cần mua AI của các công ty công nghệ lớn, sau đó định hình theo nhu cầu của mình và dựa vào công nghệ này để trở nên hoạt động hiệu quả hơn.

Các nhà đầu tư đã làm giá trị thị trường của 5 công ty công nghệ lớn trong năm qua tăng thêm 2.000 tỷ USD. Và theo ước tính sơ bộ, doanh thu hàng năm nhờ đó dự kiến sẽ tăng thêm 300-400 tỷ USD, tương đương doanh thu hàng năm của Apple chẳng hạn.

Tuy nhiên, hiện tại, những “gã khổng lồ” công nghệ còn cách xa những kết quả như vậy. Ngay cả các nhà phân tích lạc quan cũng cho rằng Microsoft sẽ chỉ kiếm được khoảng 10 tỷ USD từ doanh số liên quan đến AI tạo sinh trong năm nay. Ngoài các khu vực trung tâm công nghệ ở Mỹ, hiện vẫn còn rất ít dấu hiệu cho thấy AI đang có nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Các công ty có uy tín đang đưa ra những ước tính đáng kinh ngạc về số lượng người đang sử dụng AI tạo sinh. Gần 2/3 số người trả lời cuộc khảo sát gần đây của công ty tư vấn McKinsey cho hay công ty của họ “thường xuyên sử dụng” công nghệ này, với lượng sử dụng gần gấp đôi so với năm trước.

Một báo cáo của Microsoft và LinkedIn, một nền tảng trực tuyến dành cho các chuyên gia, cho hay 75% “người lao động tri thức” toàn cầu (những người ngồi trước máy tính) sử dụng AI. Với việc thao tác trên những tài khoản như vậy, người dùng được ghi nhận là đã ở trong một thế giới AI.

Và theo một nghĩa nào đó thì đúng như vậy. Hầu hết mọi người đều sử dụng AI khi họ tìm kiếm thứ gì đó trên Google hoặc chọn một bài hát trên Spotify. Tuy nhiên, việc kết hợp AI vào quy trình kinh doanh vẫn là mục tiêu theo đuổi phù hợp. Các cơ quan thống kê chính thức đã đặt các câu hỏi liên quan đến AI cho các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình và trong phạm vi ngành rộng hơn Microsoft và LinkedIn.

Thông qua các cuộc khảo sát, Cục điều tra dân số Mỹ cho hay chỉ có 5% doanh nghiệp sử dụng AI trong hai tuần qua. Ngay cả ở San Francisco, nhiều kỹ thuật viên cũng thừa nhận, cho dù chịu sức ép không nhỏ, nhưng họ cũng không sẵn sàng bỏ ra 20 USD một tháng cho phiên bản Chatgpt tốt nhất.

Theo dữ liệu của công ty tư vấn CB Insights, số lượng nhân viên của Klarna bắt đầu giảm từ lâu trước khi AI xuất hiện. Giá trị của công ty có lẽ chỉ bằng một nửa so với năm 2021. Nếu hiện tại họ đang cắt giảm nhân viên thì nguyên nhân cho chiều hướng này là việc tuyển dụng quá mức trong đại dịch COVID-19 cũng như sự lấn sân của AI.

Trên thực tế, hiện các số liệu kinh tế vĩ mô chưa cho thấy dấu hiệu nào về tình trạng sa thải nhân viên tăng vọt. Kristalina Georgieva, người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gần đây đã cảnh báo rằng AI sẽ tấn công thị trường lao động như “một cơn sóng thần”. Tuy nhiên, hiện tại, tỷ lệ thất nghiệp tại các nước giàu là dưới 5%, gần mức thấp nhất mọi thời đại.

Tỷ lệ người lao động ở các nước giàu có việc làm xấp xỉ mức cao nhất mọi thời đại. Tăng trưởng tiền lương cũng vẫn ở mức cao, điều này khó có thể phù hợp với một môi trường mà khả năng thương lượng của người lao động được cho là đang giảm dần.

Hiện tại, người lao động không dịch chuyển giữa các công ty nhanh hơn bình thường, một thực tế lẽ ra có thể xảy ra trong trường hợp nhiều việc làm bị mất đi. Theo các dữ liệu của Mỹ, các việc làm trong lĩnh vực từ văn phòng cho đến người viết quảng cáo, dễ bị tổn thương bởi AI – các “trợ lý” này hiện đang được đánh giá cao khi thực hiện các công việc liên quan đến lý luận logic và sáng tạo. Mặc dù vậy, tỷ lệ việc làm văn phòng vẫn cao hơn một điểm phần trăm so với trước đại dịch.

Một số nhà kinh tế cho rằng AI sẽ biến đổi nền kinh tế toàn cầu mà không khiến mọi người mất việc làm. Cộng tác với trợ lý ảo có thể cải thiện hiệu suất. Một bài báo mới của Anders Humlum thuộc Đại học Chicago và Emilie Vestergaard của Đại học Copenhagen khảo sát 100.000 công nhân Đan Mạch. Những người trả lời trung bình ước tính Chatgpt có thể giảm một nửa thời gian thực hiện khoảng 1/3 nhiệm vụ công việc. Về mặt lý thuyết đây là một sự thúc đẩy lớn về hiệu quả.

Tuy nhiên, dữ liệu kinh tế vĩ mô cũng chưa chỉ ra bằng chứng về sự gia tăng năng suất. Các ước tính mới nhất, dựa trên các số liệu chính thức, cho thấy sản lượng thực tế trên mỗi nhân viên ở quốc gia giàu trung bình không tăng chút nào.

Ở Mỹ, trung tâm toàn cầu của AI, sản lượng mỗi giờ vẫn thấp hơn giai đoạn trước năm 2020. Ngay cả trong dữ liệu toàn cầu thu được từ các cuộc khảo sát về người quản lý mua hàng, được thực hiện với độ trễ ngắn hơn, cũng không có dấu hiệu cho thấy năng suất tăng vọt.

Để tạo sự bứt phá, các công ty cần đầu tư vào AI. Ngoài các công ty công nghệ lớn – dù sao cũng chủ yếu chi tiêu để phát triển các sản phẩm AI thay vì tăng năng suất của chính mình – hầu hết các công ty đều không thực sự làm như vậy.

Chi tiêu vốn của các doanh nghiệp nằm trong chỉ số S&P 500 (gồm các công ty lớn nhất nước Mỹ) có khả năng giảm trong năm nay, xét về mặt giá trị thực. Tổng mức đầu tư kinh doanh vào thiết bị xử lý thông tin và phần mềm theo giá thực tế đang tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức trung bình dài hạn. Tại các nước giàu, đầu tư đang tăng chậm hơn so với những năm 2010.

Dần dần, các doanh nghiệp có thể nhận ra tiềm năng thực sự của AI. Hầu hết các làn sóng công nghệ, từ máy kéo, điện đến máy tính cá nhân, đều phải mất một thời gian mới có thể lan rộng ra toàn bộ nền kinh tế. Thật vậy, với giả định rằng doanh thu từ AI của các công nghệ lớn tăng trung bình 20% mỗi năm, các nhà đầu tư kỳ vọng rằng gần như toàn bộ thu nhập từ AI của các công nghệ lớn sẽ đến sau năm 2032.

Nếu vận may cuối cùng trở thành hiện thực, dự kiến giá cổ phiếu của các công ty sử dụng AI, không chỉ các nhà cung cấp, sẽ tăng vọt. Nhưng nếu nỗi lo ngại về AI ngày càng tăng, các kế hoạch chi tiêu vốn đầu tư của các công ty công nghệ lớn sẽ bắt đầu trở nên khó thực hiện.

Như Mai (Tổng hợp)

Nguồn Bnews: https://bnews.vn/tri-tue-nhan-tao-da-thuc-su-tac-dong-den-tang-truong-kinh-te/339774.html