Trí tuệ nhân tạo sẽ được tích hợp vào pháo tự hành Caesar và thử trên tiền tuyến

Một giải pháp đã xuất hiện với kỳ vọng sẽ giảm bớt lượng tiêu thụ đạn dược trên chiến trường Ukraine.

Sau 'liên minh Leopard 2' và 'liên minh F-16', 'liên minh pháo binh', có trụ sở tại Paris sẽ đi vào hoạt động từ tháng 1 năm 2024 để tăng cường sức mạnh cho Lực lượng vũ trang Ukraine.

Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine - ông Ivan Havryliuk, thỏa thuận đã đạt được trong cuộc gặp với phái đoàn Quốc hội Pháp. Báo chí đề cập thêm việc Lực lượng vũ trang Ukraine "quan tâm đến việc nhận thêm pháo tự hành Caesar", khi vũ khí này đã chứng tỏ tính hiệu quả cao của chúng trên chiến trường.

Có lẽ việc đặt cược vào Caesar liên quan đến thực tế là nó không chỉ được đặc trưng bởi mức giá vừa phải trong khoảng 4,5 - 5,5 triệu euro cho một hệ thống, mà còn bởi tốc độ sản xuất đã tăng gấp nhiều lần và đạt công suất 8 tổ hợp mỗi tháng.

Đồng thời không chỉ dừng lại ở số lượng, vào năm 2024, “các cuộc thử nghiệm điều khiển hỏa lực của pháo tự hành Caesar thông qua trí tuệ nhân tạo đã được lên kế hoạch”. Theo nhận xét, điều này cho phép giảm 30% mức tiêu thụ đạn dược ngay lập tức.

Nghĩa là có thể giả định rằng một số thử nghiệm nhất định của hệ thống điều khiển hỏa lực mới này đã diễn ra và chúng ta đang nói về quá trình chuyển đổi từ thử nghiệm sang phiên bản sản xuất hàng loạt.

Ngoài ra không có sự phức tạp kỹ thuật cụ thể nào trong việc tích hợp phần mềm mới vào tổ hợp này, bởi vì Caesar nguyên bản đã là hệ thống pháo tự hành "kỹ thuật số" và chúng ta chỉ đang nói thêm về việc cập nhật "phần mềm".

Pháo tự hành Caesar thêm phần lợi hại khi được tích hợp trí tuệ nhân tạo trong hệ thống điều khiển hỏa lực.

Pháo tự hành Caesar thêm phần lợi hại khi được tích hợp trí tuệ nhân tạo trong hệ thống điều khiển hỏa lực.

Việc tích hợp trí tuệ nhân tạo trong hệ thống điều khiển hỏa lực thực sự là một hướng đi hứa hẹn, sẽ mở rộng chức năng tiêu chuẩn của việc tính toán đạn đạo, do xử lý không chỉ dữ liệu bổ sung mà còn phân tích toàn bộ mảng thông tin thống kê và rất có thể bao gồm xử lý độc lập hình ảnh từ máy bay không người lái để điều chỉnh từng phát bắn.

Và nếu chúng ta đang nói về một giải pháp phần mềm, nhiều khả năng các hệ thống tương tự sẽ xuất hiện trên các tổ hợp pháo tự hành khác. Ví dụ điển hình là cách hệ thống Kropyva nổi tiếng được tạo ra, tổ hợp này không được cài đặt trên máy tính kiểm soát hỏa lực pháo binh, mà trên một máy tính bảng riêng biệt.

Bên cạnh đó, nếu việc sử dụng trí tuệ nhân tạo thực sự làm giảm 30% mức tiêu thụ đạn pháo, thì điều này có nghĩa là một khoản tiết kiệm rất lớn và dẫn tới giảm nhu cầu về đạn dược ở một mức độ nhất định nào đó.

Pháo tự hành Caesar bị máy bay không người lái cảm tử Lancet tập kích.

Theo Defense Express

Sao Đỏ

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/tri-tue-nhan-tao-se-duoc-tich-hop-vao-phao-tu-hanh-caesar-va-thu-tren-tien-tuyen-post666101.html