Triển khai thực hiện quy định về phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai lĩnh vực đường bộ

UBND tỉnh đã có công văn số 2200/UBND-GT ngày 23/8/2024 gửi các cơ quan quản lý đường bộ về việc triển khai thực hiện quy định về phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai lĩnh vực đường bộ.

Sạt lở đoạn đường Quốc lộ 34 vào xã Phan Thanh (Nguyên Bình). Ảnh chụp ngày 24/8/2024.

Sạt lở đoạn đường Quốc lộ 34 vào xã Phan Thanh (Nguyên Bình). Ảnh chụp ngày 24/8/2024.

Trong những tháng vừa qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra một số đợt mưa, lũ gây hư hỏng công trình đường bộ, các cơ quan, đơn vị cơ bản đã triển khai kịp thời công tác khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân. Tuy nhiên, quá trình thực hiện Thông tư số 22/2023/TT-BGTVT ngày 30/6/2023 của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11/1/2019 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ; còn một số cơ quan, đơn vị chưa phát huy được hiệu quả của phương châm bốn tại chỗ, làm phát sinh thủ tục phức tạp.

Để công tác khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ được hiệu quả, kịp thời theo phương châm “bốn tại chỗ”, UBND tỉnh yêu cầu: Khi thiên tai xảy ra gây ảnh hưởng, làm gián đoạn một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao thông, các cơ quan quản lý đường bộ khẩn trương chỉ đạo nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ thực hiện ngay công tác khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11/01/2019 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 22/2023/TT-BGTVT ngày 30/6/2023).

Khi thiên tai xảy ra gây ảnh hưởng, làm gián đoạn một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao thông, yêu cầu các cơ quan quản lý đường bộ khẩn trương chỉ đạo nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ thực hiện ngay công tác khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11/01/2019 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 22/2023/TT-BGTVT ngày 30/6/2023).

Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ hoàn thành khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông; hồ sơ hoàn thành dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai: thực hiện theo quy định tại Quyết định số 08/2023/QĐ-UBND ngày 24/4/2023 của UBND tỉnh.

Công tác báo cáo: thực hiện theo quy định tại Điều 20 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT; ngoài ra căn cứ vào tình hình thiệt hại trên các tuyến đường bộ được giao quản lý, yêu cầu các đơn vị kiểm ra, rà soát và tổng hợp báo cáo, cụ thể. Đối với các hạng mục thiệt hại kết cấu công trình đã được xử lý trong công tác khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc giao thông, cần phải nêu rõ: vị trí, lý trình; mô tả, đánh giá mức độ thiệt hại; sơ bộ khối lượng thiệt hại; phương án xử lý, khắc phục; dự kiến kinh phí khắc phục,... và kèm theo hình ảnh thiệt hại. Báo cáo về UBND tỉnh; Ban chỉ huy Phòng thủ dân sự, Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh (qua cơ quan Thường trực là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Sở Giao thông vận tải để theo dõi, tổng hợp.

Đối với các hạng mục công trình đường bộ tiếp tục bị hư hỏng nhưng chưa cần khôi phục lại ngay theo tiêu chuẩn, quy chuẩn của công trình trước khi 3 bị hư hỏng, các đơn vị quản lý đường bộ thực hiện sửa chữa đột xuất theo thẩm quyền; trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định thực hiện sửa chữa đột xuất công trình theo quy định tại Điều 28 Quyết định số 37/2021/QĐ-UBND ngày 05/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh và khoản 4 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ.

Đối với các hạng mục công trình đường bộ tiếp tục bị hư hỏng, cần phải khôi phục lại ngay theo tiêu chuẩn, quy chuẩn của công trình trước khi bị hư hỏng, yêu cầu các đơn vị rà soát, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Ban chỉ huy Phòng thủ dân sự, Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh (qua cơ quan Thường trực là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để triển khai dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định tại Điều 11a Thông tư của Bộ GTVT (yêu cầu báo cáo cụ thể từng vị trí công trình bị hư hỏng do từng tình huống “đợt” thiên tai theo quy định). Ngoài báo cáo số liệu thiệt hại (vị trí, lý trình; mô tả, đánh giá mức độ thiệt hại; sơ bộ khối lượng thiệt hại; phương án xử lý, khắc phục; dự kiến kinh phí khắc phục,v.v….), yêu cầu gửi kèm hình ảnh các vị trí hư hỏng công trình theo từng tuyến, Bản tin thời tiết của cơ quan có thẩm quyền công bố trên địa bàn xảy ra thiệt hại và thống kê.

Các cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm triển khai công tác khắc phục hậu quả thiên tai theo hướng dẫn. Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm hướng dẫn, giải đáp các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện của các cơ quan quản lý đường bộ. Căn cứ các nội dung nêu trên, yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện đảm bảo khắc phục kịp thời thiệt hại do thiên tai gây ra trong lĩnh vực đường bộ, đảm bảo các quy định hiện hành.

P.V

Nguồn Cao Bằng: https://baocaobang.vn/trien-khai-thuc-hien-quy-dinh-ve-phong-chong-va-khac-phuc-hau-qua-thien-tai-linh-vuc-duong-bo-3171673.html