Triển lãm nghệ thuật đương đại 'Maya' kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Pakistan

Sáng 28/6, tại trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp đã diễn ra triển lãm nghệ thuật đương đại mang tên 'Maya', nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Pakistan và 75 năm Ngày Độc lập của Pakistan.

Nằm trong chuỗi các sự kiện được tổ chức nhằm chào mừng 75 năm Ngày Độc lập của Pakistan và 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Pakistan, triển lãm nghệ thuật đương đại 'Maya' của nghệ sĩ Massoma Syed được trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp phối hợp cùng Đại sứ quán Pakistan tại Việt Nam đồng tổ chức.

Ông Phạm Hùng Cường, Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. (Ảnh: Duy Quang)

Ông Phạm Hùng Cường, Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. (Ảnh: Duy Quang)

Tham dự buổi lễ khai mạc triển lãm có ông Nguyễn Trường Giang, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Việt Nam-Pakistan; ông Phạm Hùng Cường, Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp; ông Bùi Trung Dũng, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp; ông Vũ Văn Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á, Nam Á và Nam Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao; cùng đông đảo các cán bộ giảng viên và sinh viên trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp.

Triển lãm cũng chào đón sự có mặt của Đại sứ Palestine tại Việt Nam Saadi Salama, Đại sứ Iran tại Việt Nam Ali Akbar Nazari, Đại sứ Nigeria tại Việt Nam Hassan Adamu Mamaniu, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Ann Måwe... cùng đại biểu đến từ các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.

Phát biểu khai mạc buổi lễ, ông Phạm Hùng Cường, Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp nhấn mạnh, triển lãm các tác phẩm của họa sĩ Massoma Syed và buổi tọa đàm về nghệ thuật đương đại Pakistan là các sự kiện mang những ý nghĩa to lớn, đồng thời là dịp để Việt Nam và bạn bè thế giới hiểu thêm về đất nước và con người của Pakistan tươi đẹp, sự giao thoa về văn hóa nghệ thuật giữa Pakistan và Việt Nam, cùng hòa chung với dòng chảy nghệ thuật đương đại thế giới.

Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Đại sự quán Pakistan tại Việt Nam và thể hiện sự hy vọng vào những dự án hợp tác tiếp theo trong tương lai.

Đại sứ Pakistan tại Việt Nam Samina Mehtab phát biểu khai mạc buổi triển lãm. (Ảnh: Duy Quang)

Đại sứ Pakistan tại Việt Nam Samina Mehtab phát biểu khai mạc buổi triển lãm. (Ảnh: Duy Quang)

Về phần mình, Đại sứ Pakistan tại Việt Nam Samina Mehtab khẳng định chặng đường 50 năm trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Pakistan là một câu chuyện về tình thân ái, tình bằng hữu và sự hợp tác.

Trong suốt những năm qua, cả hai nước đã hợp tác trên mọi lĩnh vực, bao gồm cả chính trị, kinh tế và giao lưu nhân dân. Bà cũng bày tỏ sự tin tưởng vào kết quả của những hợp tác trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và du lịch sẽ làm cho quan hệ song phương sẽ ngày càng bền chặt.

“Hợp tác trong nghệ thuật và văn hóa là linh hồn của bất kỳ mối quan hệ song phương nào và không có mối quan hệ song phương nào có thể phát triển mạnh mẽ trừ khi người dân hai nước đánh giá cao nghệ thuật của nhau. Do vậy, chúng tôi hy vọng rằng thông qua buổi triển lãm, người dân Pakistan và Việt Nam có thể kết nối nhau ở mức độ sâu sắc hơn”, Đại sứ Samina Mehtab cho biết.

Nghệ sĩ nghệ thuật đương đại người Pakistan Massoma Syed chia sẻ về buổi triển lãm của mình. (Ảnh: Duy Quang)

Nghệ sĩ nghệ thuật đương đại người Pakistan Massoma Syed chia sẻ về buổi triển lãm của mình. (Ảnh: Duy Quang)

Chia sẻ tại triển lãm, nghệ sĩ Massoma Syed, chủ nhân của các tác phẩm nghệ thuật, thể hiện niềm tin rằng trong thế giới đầy sự đa dạng ngày nay, nghệ thuật, văn học, âm nhạc cũng như các hình thức giao lưu văn hóa là nhu cầu tinh túy nhất của thời đại, và cũng là cách tốt đẹp để kết nối con người với con người.

“Triển lãm được tổ chức tại trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với tôi. Với tư cách là một nhà giáo về mỹ thuật, tôi đánh giá cao hệ thống giảng dạy và cách các học phần được thiết kế để xóa nhòa khoảng cách giữa mỹ thuật công nghiệp và nghệ thuật nói chung. Từ đó làm nền tảng để phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống của Việt Nam”, nghệ sĩ chia sẻ thêm.

Các đại biểu và khách mời cắt băng khai mạc triển lãm Maya. (Ảnh: Duy Quang)

Các đại biểu và khách mời cắt băng khai mạc triển lãm Maya. (Ảnh: Duy Quang)

Các tác phẩm nghệ thuật được trưng bày gồm các đồ tạo tác, trang sức, tác phẩm sắp đặt và tranh vẽ, xoay quanh chủ đề thực tế và ảo tưởng để qua đó nói lên sự phức tạp của cuộc sống con người.

Đáng chú ý, nghệ sĩ Massoma Syed thường lựa chọn những vật liệu rất đặc biệt để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật của mình, đó có thể là biến móng tay của con người thành một chiếc vòng cổ nhỏ và một bó hoa, hay tạo ra một chiếc vương miện từ tóc của chính mẹ bà Syed.

Một số hình ảnh tại buổi triển lãm:

Nghệ sĩ Massoma Syed chia sẻ, những tác phẩm của bà nói lên sự mong manh của cuộc sống, các mối quan hệ và cảm xúc của con người và tương tác với xã hội, con người và thời đại mà chúng ta đang sống.

Nghệ sĩ Massoma Syed chia sẻ, những tác phẩm của bà nói lên sự mong manh của cuộc sống, các mối quan hệ và cảm xúc của con người và tương tác với xã hội, con người và thời đại mà chúng ta đang sống.

Nghệ sĩ Massoma Syed sinh năm 1971 tại Lahore, Pakistan nhưng bà sống và làm việc trên khắp Nam Á. Phương hướng nghệ thuật của bà Syed có chút hơi hướng khác thường với đa phần các nghệ sĩ và nhà giáo dục nghệ thuật. Bà từng làm việc và dạy học tại một số trường nghệ thuật trải dài Nam Á. Một tác phẩm nghệ thuật làm từ móng tay người.

Nghệ sĩ Massoma Syed sinh năm 1971 tại Lahore, Pakistan nhưng bà sống và làm việc trên khắp Nam Á. Phương hướng nghệ thuật của bà Syed có chút hơi hướng khác thường với đa phần các nghệ sĩ và nhà giáo dục nghệ thuật. Bà từng làm việc và dạy học tại một số trường nghệ thuật trải dài Nam Á. Một tác phẩm nghệ thuật làm từ móng tay người.

Nghệ sĩ Masooma Syed thường làm các tác phẩm nghệ thuật bằng tay như đồ vật, đồ trang sức, các tác phẩm sắp đặt và tranh vẽ. Các tác phẩm của bà xoay quanh chủ đề về thực tế, hư cấu, những vấn đề xung quanh sự phức tạp của cuộc sống con người, và trải nghiệm cá nhân với tư cách là một phụ nữ... Tác phẩm làm từ tóc người.

Nghệ sĩ Masooma Syed thường làm các tác phẩm nghệ thuật bằng tay như đồ vật, đồ trang sức, các tác phẩm sắp đặt và tranh vẽ. Các tác phẩm của bà xoay quanh chủ đề về thực tế, hư cấu, những vấn đề xung quanh sự phức tạp của cuộc sống con người, và trải nghiệm cá nhân với tư cách là một phụ nữ... Tác phẩm làm từ tóc người.

"Việc tôi thực hành chế tác đồ trang sức và làm việc với các vật liệu khác lạ như tóc người, móng tay người, đồ phế thải và các vật liệu tìm thấy có mối liên hệ đến cơ thể như một phương tiện, như một khái niệm và cơ thể cũng là điểm thể hiện", nghệ sĩ Syed chia sẻ.

"Việc tôi thực hành chế tác đồ trang sức và làm việc với các vật liệu khác lạ như tóc người, móng tay người, đồ phế thải và các vật liệu tìm thấy có mối liên hệ đến cơ thể như một phương tiện, như một khái niệm và cơ thể cũng là điểm thể hiện", nghệ sĩ Syed chia sẻ.

 Bà Syed chia sẻ rằng, làm việc bằng tay là một phương tiện để xử lý và hấp thụ cảm giác về sự mất mát, về tình yêu, sự tổn thương, vẻ đẹp và sự chối bỏ khi ẩn chứa ý niệm về sự quý giá trong sự không quý giá. '"Tôi cũng thấy những phẩm chất chữa lành và hàn gắn trong quá trình làm việc với những đồ phế thải bị vỡ hoặc rẻ tiền như bát ‘Kintsugi’ của Nhật Bản có vết nứt chứa đầy vàng ở dạng lỏng".

Bà Syed chia sẻ rằng, làm việc bằng tay là một phương tiện để xử lý và hấp thụ cảm giác về sự mất mát, về tình yêu, sự tổn thương, vẻ đẹp và sự chối bỏ khi ẩn chứa ý niệm về sự quý giá trong sự không quý giá. '"Tôi cũng thấy những phẩm chất chữa lành và hàn gắn trong quá trình làm việc với những đồ phế thải bị vỡ hoặc rẻ tiền như bát ‘Kintsugi’ của Nhật Bản có vết nứt chứa đầy vàng ở dạng lỏng".

Dù mới lần đầu tiên tới Việt Nam, bà Syed đã ghi trong tim mình những hình ảnh tuyệt đẹp về đất nước và con người nơi đây như những món ăn đường phố tuyệt vời, những quán cà phê, những người bán hàng rong và các món đồ thủ công, những cơn mưa của Hà Nội...

Dù mới lần đầu tiên tới Việt Nam, bà Syed đã ghi trong tim mình những hình ảnh tuyệt đẹp về đất nước và con người nơi đây như những món ăn đường phố tuyệt vời, những quán cà phê, những người bán hàng rong và các món đồ thủ công, những cơn mưa của Hà Nội...

Tác phẩm "Chú vẹt Ấn Độ" (Indian Parrot) được làm từ tóc người.

Tác phẩm "Chú vẹt Ấn Độ" (Indian Parrot) được làm từ tóc người.

Quang Anh

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/trien-lam-nghe-thuat-duong-dai-maya-ky-niem-50-nam-thiet-lap-quan-he-ngoai-giao-viet-nam-pakistan-188760.html