Triển vọng thị trường nhiên liệu hàng không bền vững (Kỳ I)

Hiện thị trường nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) toàn cầu đang ở trong một bước ngoặt quan trọng khi phần lớn SAF sẽ được tiêu thụ vào năm 2025.

Hiện ngành hàng không thế giới đang chịu trách nhiệm cho từ 2% đến 3% lượng khí thải CO₂ toàn cầu.

Hiện ngành hàng không thế giới đang chịu trách nhiệm cho từ 2% đến 3% lượng khí thải CO₂ toàn cầu.

Lời dẫn: SkyNRG hiện là công ty hàng đầu thế giới về nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) đặt trụ sở chính tại thủ đô Amsterdam (CH Hà Lan). Kể từ năm 2009, công ty SkyNRG đã tăng cường nhu cầu và công suất sản xuất SAF cho lĩnh vực hàng không để đáp ứng cam kết mục tiêu net-zero (2050). SkyNRG còn là hãng đầu tiên trên thế giới cung cấp SAF trên chuyến bay thương mại do nhà đồng sáng lập và cổ đông hãng KLM điều hành (2011). Đến nay, SkyNRG đã cung cấp SAF cho hơn 40 hãng hàng không trên toàn thế giới và hiện đang phát triển các cơ sở sản xuất chuyên dụng để hỗ trợ quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu máy bay hóa thạch đến nhiên liệu hàng không bền vững. Với việc được cấp chứng nhận B Corp cho các doanh nghiệp theo đuổi các tiêu chuẩn cao nhất về hoạt động vì môi trường và lợi ích cộng đồng bền vững, một cách minh bạch và trách nhiệm, SkyNRG hiện ưu tiên sản xuất SAF có trách nhiệm và bền vững nhất trên toàn thế giới. Được công nhận là doanh nghiệp dẫn đầu về tính bền vững, SkyNRG duy trì một Hội đồng phát triển bền vững độc lập chuyên tư vấn về nguyên liệu thô và cung cấp hướng dẫn chiến lược về các vấn đề bền vững trên phạm vi rộng. Hoạt động của SkyNRG được cấp chứng nhận theo các tiêu chuẩn RSB EU RED, CORSIA và Book & Claim.

Trong phạm vi bài viết này, xin trân trọng giới thiệu với quý độc giả những nội dung chính của ấn bản cập nhật thứ 4 Báo cáo triển vọng thị trường SAF của SkyNRG nhấn mạnh vai trò quan trọng của đầu tư chiến lược và thiết kế chính sách hiệu quả của lĩnh vực hàng không không phát thải, phát hành số ra tháng 6 vừa qua, để tham khảo.

Tìm hiểu về SAF

Hiện ngành hàng không thế giới đang chịu trách nhiệm cho từ 2% đến 3% lượng khí thải CO₂ toàn cầu. Sau khi nhu cầu giảm, nhu cầu hành khách di chuyển đã quay trở lại mức tiền COVID-19 ở nhiều khu vực trên thế giới (2023). Đến năm 2025, IATA dự báo số lượng hành khách sẽ đạt 4,6 tỷ lượt người và tiếp tục tăng lên 10 tỷ lượt (2050), và nếu lượng khí thải carbon không giảm thì sẽ đồng loạt tăng lên.

Nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) được công nhận rộng rãi là một trong những đòn bẩy chính giúp giảm thiểu sự đóng góp của ngành hàng không vào lượng khí thải CO₂ toàn cầu. IATA dự kiến cần giảm 65% lượng khí thải để đạt mục tiêu net-zero (2050) có thể đến từ SAF. Việc công nhận SAF là công cụ chính cho quá trình chuyển đổi của ngành hàng không đã khiến chính phủ các nước trên thế giới phát triển các gói đề xuất hỗ trợ sản xuất và sử dụng SAF, trong đó EU phát triển quy định về SAF dài hạn, và Hoa Kỳ hỗ trợ sản xuất thông qua một loạt cơ chế đặc thù của liên bang và tiểu bang.

Triển vọng về hỗ trợ pháp lý và khuyến khích tài chính từ cả khu vực công và tư nhân đã dẫn đến việc tăng cường công suất SAF được đưa vào hoạt động trước năm 2030. Tuy nhiên, sự chắc chắn về chính sách và tỷ lệ thành công của dự án có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhiều dự án SAF được công bố trong vài năm qua đã phải đối mặt với sự chậm trễ và/hoặc thiết kế lại khi chờ đợi chi tiết chính sách cuối cùng. Để tiếp tục phát triển ổn định các dự án SAF, năm 2024 cần phải là năm mà các đề xuất chính sách được chuyển thành khung pháp lý dài hạn, giảm thiểu rủi ro dự án xuống mức thấp nhất có thể chấp nhận được đối với các nhà đầu tư và nhà đầu tư SAF.

Thị trường SAF khu vực

Liên minh châu Âu-EU: Nhu cầu sử dụng SAF quy định ở EU dự báo sẽ đạt 2,8 Mt (0,9 Bgal) (2030). Hiện các thông báo về công suất nhiên liệu tái tạo cho đến nay dự báo sẽ cung cấp 3,8 Mt (1,3 Bgal) SAF (2030), với tổng cộng 5,5 Mt (1,8 Bgal) qua hệ thống quy trình. Điều này cho thấy tỷ lệ thành công tối thiểu phải đạt được là gần 50% nhằm đáp ứng nhu cầu của EU khi không tính đến nhập khẩu SAF. Tuy nhiên, trong năm 2024, chúng tôi đã xác định được xu hướng chậm trễ hiện đang diễn ra trong lĩnh vực này, điều đó có nghĩa là công suất SAF thực tế vào năm 2030 có thể sẽ thấp hơn những gì đã công bố trước đó.

Hiện quy định phụ (sub-mandate) về nhiên liệu hàng không tổng hợp (nhiên liệu điện tử/e-SAF) của EU sẽ yêu cầu đạt mức 0,6 triệu tấn (0,2 Bgal) e-SAF trong giai đoạn tuân thủ 2030 - 2032. Các dự án e-SAF đã công bố cho đến nay dự báo sẽ cung cấp 0,3 triệu tấn (0,1 Bgal) (2030) song với hầu hết các dự án chiếm gần 1,1 triệu tấn (0,4 Bgal) công suất thì vẫn đang trong giai đoạn khả thi song chỉ đạt bước tiến triển 20% e-SAF quy trình đã công bố hướng tới FID có thể đem lại e-SAF của EU công suất tới 0,6 Mt (0,2 Bgal) cần thiết cho quy định phụ. Cho đến khi các chính sách quan trọng về phía cầu được áp dụng bên ngoài châu Âu, SAF có thể sẽ được nhập khẩu vào EU. Trong những năm đầu tiên thực hiện quy định, nhập khẩu dự kiến sẽ dẫn tới tình trạng cung cấp cân bằng. Nếu tình trạng nhập khẩu này tiếp diễn, kết hợp với tỷ lệ thành công cao của công suất SAF ở EU, khối lượng SAF của EU có thể được cung cấp nhiều hơn cho thị trường tự nguyện hoặc một số dự án sẽ tối ưu hóa sản lượng HVO.

Vương quốc Anh: Nhu cầu quy định dự kiến sẽ đạt 1,2 Mt (0,4 Bgal) công suất (2030) song tùy thuộc vào dự báo nhu cầu hàng không. Hiện các thông báo về công suất SAF của Vương quốc Anh cho đến nay dự báo sẽ được cung cấp 0,2 Mt (66 Mgal) SAF (2030), giảm đáng kể so với quy định. Tuy nhiên, tổng công suất 0,6 Mt (0,2 Bgal) đang được triển khai và có thể được kích hoạt thông qua cơ chế chắc chắn về doanh thu đã được công bố của Vương quốc Anh. Khoảng cách tương đối giữa công suất dự kiến và nhu cầu bắt buộc ở Vương quốc Anh cao hơn so với ở EU. Chúng tôi cho rằng điều này chủ yếu là do các mục tiêu cao hơn và thời gian không chắc chắn về định hướng chính sách kéo dài hơn. Giới hạn công nghệ HEFA theo quy định của Vương quốc Anh dự kiến sẽ cho phép sản xuất khoảng 0,9 Mt (0,3 Bgal) SAF dựa trên công nghệ HEFA (2030), phần còn lại đến từ nhiên liệu tiên tiến và nhiên liệu điện tử e-SAF. Giá mua lại đề xuất do Chính phủ Vương quốc Anh đặt ra dự kiến sẽ dẫn đến việc hầu hết các mục tiêu đều được đáp ứng bằng nguồn cung SAF thay vì mua lại.

Hoa Kỳ và Canada: Mặc dù Hoa Kỳ đặt mục tiêu SAF đầy tham vọng là 3 Bgal (9,1 Mt) (2030) song nhu cầu này không được đảm bảo. Khả năng đạt được các mục tiêu này phụ thuộc vào sự sẵn có của các ưu đãi tài chính của từng tiểu bang và liên bang, điều này sẽ không chắc chắn. Trong khi Tiêu chuẩn nhiên liệu tái tạo của liên bang được áp dụng liên tục, thì tín dụng thuế dành cho các nhà sản xuất, chế biến, pha trộn nhiên liệu của liên bang (đạo luật số 40B) kết thúc vào năm 2024 và tín dụng sản xuất nhiên liệu sạch dự kiến (đạo luật số 45Z) hiện chỉ được ban hành từ năm 2025 đến năm 2027. Các ưu đãi SAF cấp tiểu bang như ở các tiểu bang Washington, Illinois và Nebraska dự báo sẽ đem lại cơ hội đầu tư dài hạn tốt hơn để xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất và sử dụng SAF trong khu vực. Tỉnh bang British Columbia (Canada) đã được ghi nhận là khu vực pháp lý đầu tiên ở khu vực Bắc Mỹ đã thông qua quy định về SAF, yêu cầu các nhà cung cấp nhiên liệu hàng không cung cấp tỷ lệ pha trộn 3% SAF (2030). Các thông báo về công suất của SAF cho đến nay ở Hoa Kỳ dự kiến sẽ cung cấp 6,7 Mt (2,2 Bgal) SAF vào khoảng năm 2030, tăng lên 7,0 Mt (2,3 Bgal) nếu bao gồm cả Canada. Tuy nhiên, các nhà sản xuất Canada ngày nay không được tiếp cận với các ưu đãi thuế liên bang của Hoa Kỳ, điều này khiến họ gặp bất lợi hơn so với các nhà sản xuất Hoa Kỳ. Các cơ sở SAF được công bố tại Hoa Kỳ lớn hơn đáng kể so với các khu vực khác, nâng tổng quy mô vượt quá lượng nguyên liệu thải và dầu thực vật sẵn có khi kết hợp với các xu hướng trên thị trường HVO của Hoa Kỳ. Năm 2023, việc mở rộng công suất trên thị trường SAF và HVO đã khiến Hoa Kỳ trở thành nước nhập khẩu ròng nguyên liệu dầu thải.

Nguyên liệu nông nghiệp như ethanol ngô và dầu đậu nành tạo nên phần nguyên liệu chiếm ưu thế cho các dự án SAF hiện được công bố của Hoa Kỳ. Vì SAF được sản xuất từ cây lương thực và thức ăn chăn nuôi không được coi là SAF đủ điều kiện theo quy định của EU và Vương quốc Anh, nên phần lớn SAF của Hoa Kỳ sẽ không đủ điều kiện để xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Công suất SAF của Hoa Kỳ sắp được đưa vào hoạt động rất có thể sẽ chỉ được sử dụng trong nước cho các thị trường tự nguyện, trong khi một số có thể có khả năng được xuất khẩu để tuân thủ theo quy định đề xuất của SAF Nhật Bản. Một phần nhỏ hơn của SAF đủ điều kiện có thể được xuất khẩu sang EU, được hưởng ưu đãi sản xuất của Hoa Kỳ từ năm 2025 trở đi.

Phần còn lại của thế giới: Nhật Bản đang nổi lên như một trung tâm nhu cầu tiềm năng lớn về SAF bên ngoài châu Âu, với yêu cầu đạt 1,4 triệu tấn (0,5 Bgal) để đáp ứng yêu cầu tỷ lệ pha trộn 10% (2030) như đã được công bố, tiếp theo là Brazil (- 3% GHG) và Singapore (0,3 triệu tấn). Hiện các thông báo của SAF đang tăng tốc nhanh chóng bên ngoài châu Âu và khu vực Bắc Mỹ, đặc biệt là ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Các cơ sở lớn sản xuất SAF đã đi vào hoạt động với thời gian thực hiện ngắn hơn so với châu Âu và Hoa Kỳ. Khu vực Nam Mỹ cũng đang nổi lên như một trung tâm sản xuất SAF quan trọng bởi do tận dụng nền tảng nông nghiệp vững mạnh của mình. Chúng tôi xác định một xu hướng, giống như ở Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á, các bên tham gia thị trường đang tăng lên chuỗi giá trị để thu được nhiều giá trị hơn trên thị trường nhiên liệu tái tạo. Dựa trên các thông báo hiện tại, vào năm 2030, chúng tôi dự kiến công suất SAF sẽ là 1,4 Mt (0,4 Bgal) ở Trung Quốc, 1,9 Mt (0,6 Bgal) ở khu vực Đông Nam Á, 0,1 Mt (33 Mgal) ở Nhật Bản, 2,3 Mt (0,8 Bgal) ở khu vực Mỹ Latinh-LATAM, 0,1 Mt (33 Mgal) ở châu Phi và 0,2 Mt (66 Mgal) ở khu vực Trung Đông.

Triển vọng SAF đến năm 2030

Hiện động lực dành cho SAF đang ở mức cao nhất mọi thời đại với các thông cáo báo chí về những công bố sự phát triển chính sách của các hãng hàng không sử dụng SAF xuất hiện ở khắp mọi nơi. Việc một cơ sở có thực hiện được quyết định đầu tư tài chính hay không phụ thuộc vào nhiều biến số, đặc biệt là có sự hỗ trợ pháp lý phù hợp cho SAF. Tuy nhiên, bên cạnh rủi ro pháp lý, còn có các yếu tố rủi ro khác liên quan đến dự án SAF được đưa vào thiết kế dự án. Do đó, phân tích này sử dụng cách tiếp cận sau để đạt được công suất SAF dự báo vào năm 2030:

Bước 1: Xác định các thông báo về nhiên liệu tái tạo dựa trên thông tin công khai.

Bước 2: Lựa chọn dự án SAF có khả năng đi vào sản xuất cao, điều này có nghĩa là chúng tôi không xem xét các dự án đang trong giai đoạn khả thi, chưa cung cấp thông tin cập nhật về tiến độ trong hơn 2 năm và được đặc trưng bởi mức độ rủi ro phức hợp cao (ví dụ như rủi ro công nghệ, rủi ro nguyên liệu, rủi ro tài chính).

Bước 3: Điều chỉnh đầu ra SAF nếu cần thiết, điều này có nghĩa là chúng tôi lấy thông tin công khai theo giá trị bề ngoài (face value), điều chỉnh thông báo SAF trong trường hợp chúng tôi có thông tin thị trường khác với thông tin công chúng và áp dụng sản lượng SAF trung bình dựa trên công nghệ được cấp phép. Đối với phân tích tập trung vào công suất SAF, chúng tôi kết hợp công suất công suất danh nghĩa (nameplate capacity) của một cơ sở trong năm đã được đi vào vận hành, điều này có nghĩa là chúng tôi không chỉnh sửa các cơ sở trong giai đoạn yêu cầu tăng tốc hoặc cho các cơ sở sản xuất dưới công suất danh nghĩa của họ.

Link nguồn:

https://www.efuel-alliance.eu/fileadmin/Downloads/SAF-Market-Outlook-2024-Summary.pdf

Tuấn Hùng

Efuel-alliance

Nguồn PetroTimes: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/trien-vong-thi-truong-nhien-lieu-hang-khong-ben-vung-ky-i-714236.html