Trời lạnh mà đổ mồ hôi, coi chừng bệnh nguy hiểm này

Đường huyết cao, đổ mồ hôi nhiều dù trời lạnh, đặc biệt ra mồ hôi kèm theo 4 điều bất thường này, bạn cần cẩn thận biến chứng tiểu đường.

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa do rối loạn sử dụng insulin hoặc tiết không đủ insulin trong cơ thể. Một khi bị bệnh, lượng đường trong máu của bệnh nhân sẽ liên tục tăng cao, điều này sẽ làm rối loạn hệ thống trao đổi chất của bệnh nhân và ảnh hưởng đến các cơ quan và mô khác.

Bệnh phải được điều trị bằng thuốc hạ đường huyết kịp thời nhưng nhiều bệnh nhân dễ đổ mồ hôi trong quá trình điều trị. Chú ý, nếu trời lạnh mà lại liên tục ra mồ hôi trộm kèm theo 4 biểu hiện khác, bạn phải hết sức cảnh giác, rất có thể đó là biến chứng của bệnh tiểu đường.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

1. Run tay khi ra mồ hôi

Khi bệnh nhân đái tháo đường gặp phải triệu chứng đổ mồ hôitoàn thân, nếu kèm theo run tay rất rõ ràng thì thường là do hạ đường huyết. Ngoài đổ mồ hôi lạnh và run tay, bệnh nhân còn có biểu hiện mệt mỏi rõ rệt về thể chất, chóng mặt, đánh trống ngực và cảm thấy đói rõ ràng.

Đối với bệnh nhân đái tháo đường, khi dùng thuốc hạ đường huyết cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống, kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Trong trường hợp bệnh nhân bị hạ đường huyết do đói quá mức, bệnh nhân đổ mồ hôi lạnh và run tay rất rõ ràng.

Nếu người bệnh không kịp thời bổ sung một số thực phẩm khi xuất hiện triệu chứng này, thậm chí có thể ngất xỉu.

2. Đổ mồ hôi đi kèm với giảm trọng lượng cơ thể

Nếu bệnh nhân tiểu đường bị đổ mồ hôi thường xuyên và sụt cân nhanh chóng, thì thường là do cường giáp kết hợp gây ra.

Cường giáp là một tình trạng được gọi là nhiễm độc giáp do quá nhiều hormone tuyến giáp trong cơ thể. Một khi bệnh nhân đái tháo đường kết hợp với cường giáp sẽ gặp phải hàng loạt triệu chứng như dễ đổ mồ hôi, tim đập nhanh, đánh trống ngực, cơ thể sụt cân trầm trọng, mất ngủ, dễ cáu gắt.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

3. Triệu chứng khó chịu đường tiêu hóa khi ra mồ hôi

Nếu bệnh nhân tiểu đường có triệu chứng ra mồ hôi, kèm theo một loạt triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa, chẳng hạn như cảm giác đầy bụng trên cũng như các triệu chứng như nấc liên tục, táo bón, tiêu chảy và khó tiêu thì đó thường là do sự kết hợp của kết quả bệnh lý thần kinh tự chủ tiểu đường.

Ngoài đổ mồ hôi và hàng loạt khó chịu ở đường tiêu hóa, bệnh nhân cũng sẽ gặp vấn đề chẳng hạn như tăng lượng nước tiểu hoặc tiểu rắt.

4. Protein niệu khi đổ mồ hôi

Nếu bệnh nhân đái tháo đường rất dễ bị ra mồ hôi, kèm theo protein niệu, phù chi dưới, nước tiểu có bọt, phù toàn thân thì cẩn thận, đổ mồ hôi sẽ đi kèm một loạt các triệu chứng như mệt mỏi về thể chất, da nhợt nhạt và mờ mắt.

Nói chung, đối với bệnh nhân đái tháo đường, nếu thường xuyên ra mồ hôi trộm thì không được bỏ qua. Đặc biệt, khi xuất hiện 4 hiện tượng đổ mồ hôi bất thường kể trên, rất có thể do một số biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra. Người bệnh phải nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị, sau đó căn cứ vào nguyên nhân gây đổ mồ hôi mà đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Khi bệnh nhân có triệu chứng đổ mồ hôi, nên kịp thời lau mồ hôi, sử dụng một ít phấn rôm thích hợp, đồng thời chú ý giữ cho da khô ráo để tránh một số tổn thương cho da. Đồng thời cũng nên bổ sung nước đúng cách để tránh các vấn đề sức khỏe khác do đổ mồ hôi nhiều.

Mời độc giả xem thêm video: Tìm hiểu về bệnh tiểu đường và những biến chứng nguy hiểm (Nguồn video: THĐT)

Kiều Dụ (Theo SH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/doi-song/troi-lanh-ma-do-mo-hoi-coi-chung-benh-nguy-hiem-nay-1774319.html