Trống đồng Đông Sơn, tiếng vọng từ cội nguồn

Vào ngày Giỗ tổ Hùng Vương, một cuộc trưng bày ý nghĩa với tên gọi 'Tiếng vọng' được tổ chức tại Bảo tàng Hà Nội, giới thiệu nhiều hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý về văn hóa Đông Sơn hơn 2.000 năm trước.

Trong đó, chiếc trống đồng, một bảo vật quốc gia từng nằm sâu trong lòng đất thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội, được trưng bày. Trống đồng cùng với lưỡi cày đồng, mũi tên là nguồn sử liệu bằng vật chất, phác họa phần nào cuộc sống sinh hoạt và trình độ khoa học của người Việt cổ cách đây hơn 2.000 năm, dưới thời kỳ nhà nước Âu Lạc mà trung tâm là kinh đô Cổ Loa.

Chiếc trống đồng từng nằm sâu trong lòng đất ở huyện Đông Anh.

Chiếc trống đồng từng nằm sâu trong lòng đất ở huyện Đông Anh.

GS.TS Trịnh Sinh - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cho biết: "Trống đồng Cổ Loa thuộc hàng quý hiếm bởi kích thước lớn, hoa văn trên mặt và thân cầu kỳ, thuộc nhóm trống đồng Đông Sơn đẹp nhất, cổ nhất hiện nay ở Việt Nam".

Bảo tàng đang lưu giữ gần 50 chiếc trống đồng các loại, họa tiết hoa văn trang trí trên mặt và thân trống rất đa dạng.

Bảo tàng đang lưu giữ gần 50 chiếc trống đồng các loại, họa tiết hoa văn trang trí trên mặt và thân trống rất đa dạng.

Cùng với trống đồng Cổ Loa, hơn 100 hiện vật, tài liệu quý khác đang được trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội. Bảo tàng đang lưu giữ gần 50 chiếc trống đồng các loại, họa tiết hoa văn trang trí trên mặt và thân trống rất đa dạng, như một bức tranh miêu tả chi tiết cuộc sống, sinh hoạt văn hóa xa xưa của người Việt cổ.

Dịp này, nhiều hoạt động diễn ra sôi nổi tại Bảo tàng Hà Nội, thể hiện vai trò trung tâm kết nối sáng tạo của thành phố, khích lệ thế hệ trẻ gìn giữ và phát huy văn hóa của dân tộc.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/trong-dong-dong-son-tieng-vong-tu-coi-nguon-233111.htm