Trong tương lai, công nghệ sẽ nuôi 11 tỷ người trên trái đất?

Nhà nghiên cứu Paul Morland theo dõi lịch sử của quá trình phát triển nhân khẩu học và đả kích sự trở lại của thuyết Malthus nơi các nhà sinh thái học.

Phải mất 1.800 năm để dân số thế giới tăng từ 250 triệu lên 1 tỷ người vào đầu thế kỷ 19. Từ đó đến nay, chỉ 2 thế kỷ đã đủ để nâng con số này lên 7,6 tỷ. Và chúng ta đang chờ đạt đỉnh 11 tỷ, và một số dự đoán của các nhà nhân khẩu học vào cuối thế kỷ này.

Trong cuốn sách Thủy triều nhân loại: Dân số định hình thế giới hiện đại như thế nào (The Human Tide: How Population Shaped the Modern World), tác giả Paul Morland, nhà nghiên cứu tại Đại học Birkbeck (London), kể lại câu chuyện ngoạn mục, nhưng chưa được đánh giá đúng về quá trình tăng trưởng nhân khẩu nói trên.

Ông giải thích làm thế nào nhân khẩu học, thậm chí còn hơn cả kinh tế và tư tưởng học, đã ghi nhận sự tiến hóa của các quốc gia và định hình thế giới của chúng ta. Ngày nay, sinh sản và nhập cư vẫn còn là vấn đề lớn hơn bao giờ hết.

Trong cuốn Thủy triều nhân loại, tại sao ông muốn kể về lịch sử thế giới từ đầu thế kỷ thứ 19 ở góc độ nhân khẩu học?

Nhà nghiên cứu Paul Morland.

Nhà nghiên cứu Paul Morland.

Trước hết, tôi đã lớn lên ở Wembley, một vùng ngoại ô London. Đây hẳn là khu vực đầu tiên ở nước tôi đã trải qua một sự thay đổi sắc tộc. Tôi nhận thức rằng các cuộc di cư, sự sinh sản và tỷ lệ tử vong đóng một vai trò rất quan trọng.

Sau đó, tôi làm luận án về nhân khẩu học và xung đột sắc tộc và nhận ra rằng chưa có cuốn sách chính thống nào về lịch sử của quá trình chuyển đổi nhân khẩu học, bắt đầu ờ Anh, trước khi lan ra toàn cầu.

Tại sao quá trình chuyển đổi nhân khẩu học bắt đầu vào khoảng năm 1.800 ở Anh?

Điều trớ trêu là chính vào thời điểm này, Thomas Malthus xuất bản tiểu luận Nguyên tắc dân số (Essai sur le principe de la population – 1978), giải thích rằng dân số bị giới hạn bởi khả năng và tài nguyên của một lãnh thổ. Bất kỳ một sự tăng trưởng nhân khẩu nào cũng đều dẫn đến sự thiếu hụt thực phẩm. Nhưng thế giới chung quanh Malthus đang tiến hóa.

Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi tất cả, giúp thoát ra khỏi “cái bẫy của Malthus”. Với xuất khẩu và nhập khẩu, Anh là quốc gia đầu tiên đã thành công một cách ấn tượng trong việc phân tách rạch ròi, quy mô lãnh thổ và khả năng nuôi sống dân số, thoát khỏi những hạn chế về địa lý mà Malthus vừa xác định. Anh đã trở thành công xưởng thế giới nhờ sự phát triển lực lượng lao động cũng như sản xuất công nghiệp.

Từ năm 1700 đến khi Thế chiến thứ nhất bắt đầu, nền kinh tế Anh đã tăng từ dưới 1/3 so với Pháp, lên 1/3 cao hơn. Cũng trong thời gian này, dân số Anh đã tăng từ bằng một nửa so với Pháp lên 15% cao hơn. Và sự bùng nổ dân số của Anh cũng giúp quốc gia này củng cố thế lực của mình.

Napoléon đã bán bang Louisiana cho Hoa Kỳ vào năm 1803 vì ông hiểu rằng nếu không có sự hiện diện mạnh mẽ của Pháp tại đó, ông sẽ không thể giữ lãnh thổ này chống lại khối lượng khổng lồ người Anglo-Saxons.

Cũng tương tự, Ferdinand Braudel giải thích rằng người Tây Ban Nha có thể chinh phục, nhưng không bao giờ chiếm được Trung và Nam Mỹ. Họ có những lãnh thổ rộng lớn trên bản đồ, nhưng thiếu nguồn nhân lực để biến chúng thành thuộc địa.

Ông nhắc lại rằng, nước Pháp dưới thời Napoléon vẫn có thể thống trị châu Âu bởi vì dân số của Pháp chỉ chiếm thấp hơn 1/5 một chút so với châu Âu. Nhưng vào năm 1900, con số này là chưa tới 1/10.

Dưới thời Louis 14, rồi Napoléon, Pháp là quốc gia thống trị châu Âu. Nhưng vì nhiều lý do đôi khi hơi bí ẩn, Pháp đã không đạt được sư tăng trưởng dân số quan trọng như Anh hay Đức vốn có sự giảm sút rõ rệt giữa tỷ lệ tử vong và sinh sản.

Vì vậy, vào năm 1990, Pháp gần như trở thành một quốc gia hạng 2. Trái ngược với Anh, Pháp có số dân di cư thấp. Làm thế nào để giải thích vấn đề này? Có lẽ vì sự công nghiệp hóa và đô thị hóa thấp hơn vào thế kỷ 19.

Ở Anh vào thế kỷ thứ 19, một nửa dân số sống ở thành thị. Nước Pháp chỉ vượt qua ngưỡng này vào thế kỷ 20. Có lẽ nông dân Pháp cũng đã biết sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả rồi; đó là lý do giải thích tại sao tỷ lệ thụ thai tương đối thấp. Nhưng ý tưởng về sự suy giảm số liệu này hẳn là nguyên nhân cho thấy người Pháp thuộc nền Đệ tam Công hòa đã quan tâm sâu sắc đến nhân khẩu học. Người Pháp bị ám ảnh bởi tỷ lệ sinh sản của người Đức được đánh giá là “vĩnh cửu”. Trớ trêu thay, bây giờ tỷ lệ này của Pháp lại cao hơn Đức.

Trong quá khứ, phải mất hàng trăm ngàn năm để dân số thế giới đạt con số 1 tỷ người vào đầu thế kỷ 19. Nhưng sau đó, chỉ cần 200 năm, dân số đã vượt 7 tỷ người…

Ngày nay, dân số thế giới chậm lại rõ rệt. Không, đây không phải là sự suy giảm dân số, mà là suy giảm tỷ lệ sinh sản.

Vào cuối thập niên 1960, dân số trái đất tăng gấp đôi cứ sau mỗi 13 năm. Ngày nay, nó tăng gấp đôi cứ sau mỗi 60 năm. Vào cuối thế kỷ này, dự kiến dân số thế giới sẽ bắt đầu giảm.

Nhiều nhà văn như D.H. Lawrence hay G.H. Wells nguyền rủa “sự tăng trưởng dân số hỗn loạn”. Trái lại, những người khác như nhà tiên tri về sự suy tàn Oswald Spengler đã cảnh báo chống lại sự suy giảm dân số châu Âu…

Kể từ thời Malthus và sự quan tâm đến nhân khẩu học, con người luôn dao động giữa hai cực này. Đặc biệt đã có một sự hoảng sợ ưu sinh khi thấy khả năng sinh sản giảm, thoạt đầu, nơi những người giàu có và có học thức, trong khi các tầng lớp bình dân vẫn tiếp tục sinh nhiều con. Vì vậy, những người theo thuyết ưu sinh đã lo lắng về sự suy giảm trí thông minh. Nhưng, tất nhiên, các tầng lớp bình dân cũng giảm tỷ lệ sinh con.

Ngày nay, có rất ít sự khác biệt giữa các tầng lớp kinh tế xã hội về tỷ lệ sinh sản. Tiếp cận với biện pháp tránh thai là chuyện phổ quát.

Làm thế nào để chúng ta thoát khỏi “bẫy Malthus”?

Malthus nghĩ rằng khả năng sinh sản sẽ mãi mãi mạnh mẽ. Nhưng ông đã hoàn toàn sai lầm. Một mặt, chúng ta đã thành công trong việc tăng sản lượng toàn cầu bằng cách đưa vào sử dụng tàu thuyền, xe lửa và bằng cách phát triển công nghệ nông nghiệp. Do đó, những “hạn chế tự nhiên” trong lý thuyết của Malthus đã bị vô hiệu hóa nhờ vào sự sáng tạo của con người đã được nhân lên và toàn cầu hóa tài nguyên.

Hoặc là bạn từ chối nhập cư để đi đến kết quả như nước Nhật. Hoặc là bạn mở cửa biên giới và chấp nhận nguy cơ phản ứng dân túy như đã thấy với Marine Le Pen, Brexit… Vấn đề này sẽ sớm đến với một nước Trung Quốc bắt đầu lão hóa.

Và mặt khác, chúng ta đã giảm tỷ lệ sinh sản bằng việc tách giới tính ra khỏi sinh sản. Ngay cả người Hy Lạp cổ đại cũng có biện pháp tránh thai, nhưng đó là một nghệ thuật chớ không phải mang tính khoa học. Vào cuối thập niên 1930, tỷ lệ sinh sản đã giảm xuống còn 2 con ở Anh và Hoa Kỳ. Và sau đó, vào thập niên 1960, chúng ta đã có hình thức tránh thai mới nhất: viên thuốc tránh thai.

Làm thế nào để giải thích tỷ lệ sinh đẻ tăng mạnh (baby-boom), đỉnh cao sinh sản bất ngờ sau Thế chiến thứ hai?

Ở đây có một cái gì đó bí ẩn, không có lời giải thích đơn giản. Vì Malthus đã định nghĩa nhân khẩu học truyền thống trong lúc quá trình chuyển đổi nhân khẩu bắt đầu, thuật ngữ “chuyển đổi nhân khẩu học” được định nghĩa bởi nhà nhân khẩu học người Mỹ Franck Notestein ngay khi sự bùng nổ tỷ lệ sinh sản bắt đầu.

Tôi nghĩ rằng sự bùng nổ tỷ lệ sinh con được giải thích bởi sự thịnh vượng ở các nước phương Tây sau Thế chiến thứ hai, điều mà người Pháp gọi là “30 năm vinh quang” (Les “Trente Glorieuses” – 1945-1975).

Những năm 1920-1930, sự bấp bênh về kinh tế buộc phải hạn chế sinh sản. Với sự tăng trưởng kinh tế, những người muốn có gia đình đông con có thể đảm đương được về mặt kinh tế. Nhưng sự bùng nổ tỷ lệ sinh con này là bài hát của con thiên nga thoát ra từ ý tưởng của Malthus. Trong thập niên 1960, sự thay đổi văn hóa cho phù hợp với sự phát triển nữ quyền và ý tưởng phụ nữ có quyền không muốn có con.

Ông nói rằng sự chuyển đổi nhân khẩu học không chỉ ở châu Âu mà cả thế giới?

Nhật Bản là phòng thí nghiệm của thế giới. Đất nước này có ba đặc điểm: tỷ lệ sinh sản rất thấp, tuổi thọ cao nhât thế giới và hầu như không có người nhập cư. Ngày nay, nước Nhật ít nhiều mở cửa với thế giới dù rất hạn chế, vì quốc gia này không có văn hóa đồng hóa. Hậu quả là nước Nhật đã không có tăng trưởng trong nhiều năm, và tỷ lệ nợ công trên GDP là cao nhất thế giới.

Đó là một đất nước thoải mái, yên bình vì người già không gây chiến. Nhưng điều này tạo ra các vấn đề về kinh tế và xã hội. Hoặc là bạn từ chối nhập cư để đi đến kết quả như nước Nhật. Hoặc là bạn mở cửa biên giới và chấp nhận nguy cơ phản ứng dân túy như đã thấy với Marine Le Pen, Brexit… Vấn đề này sẽ sớm đến với một nước Trung Quốc bắt đầu lão hóa. Dân số của nước này già đi nhanh chóng và sẽ đạt đỉnh điểm vào năm 2030. Vào thời điểm đó, tỷ lệ người 60 tuổi trở lên sẽ vượt xa Hoa Kỳ.

Các nước Hồi giáo thường khuyến khích sinh đẻ. Nhưng ở đây tỷ lệ sinh sản lại đang giảm. Tỷ lệ này ở Iran thậm chí còn thấp hơn nhiều con số 2, trong khi tỷ lệ này vào năm 1979, thời Cách mạng Hồi giáo, là 6…

Cho đến gần đây, hầu hết những nước có tỷ lệ sinh sản cao đều giảm, ngay cả ở Yemen hay Afghanistan. Ở Ai Cập hay Jordan, tỷ lệ này vẫn ở mức 3, điều này có nghĩa là có sự gia tăng đáng kể trong dân số trẻ, một hiện tượng đáng lo ngại ở các nước mà tình hình kinh tế phức tạp. Những nước này dường như không thể hưởng lợi như Indonesia. Chỉ duy nhất yếu tố nhân khẩu học thôi không đủ để giải thích bất ổn chính trị sau Mùa xuân Ả Rập.

Nhưng dù sao thì đó cũng là một nhân tố. Ở Liban, đã có một cuộc nội chiến vào thập niên 1970, lúc đó tuổi trung bình ở nước này là 20, và bây giờ là 30. Bất chấp những áp lực vào thời điểm chiến tranh ở Syria và dòng người tị nạn ồ ạt, họ đã tránh được cuộc nội chiến. Một ví dụ khác: tuổi trung bình ở Catalonia là khoảng 45. Họ đã tổ chức cuộc trưng cầu dân ý để giành độc lập, nhưng Madrid, Tây Ban Nha, đã không chấp nhận.

Sự kiện này đã không dẫn đến cuộc xung đột vũ trang vì điều này không xảy ra ở một quốc gia có tuổi trung bình là 45. Có một mối liên quan mạnh mẽ giữa tuổi trẻ và bạo lực, được nhiều nghiên cứu thống kê và xã hội ghi nhận. Các nhà nghiên cứu đã xác minh, ngay cả ở cấp địa phương như London, hay nhiều khu vực khác nhau, tuổi trung bình và tỷ lệ bạo lực có liên quan với nhau. Tôi nghĩ rằng bạo lực không tạo ra tuổi trẻ và rằng chính tuổi trẻ mới có tác động đến bạo lực.

Ông nghĩ thế nào về hiệu quả của chính sách sinh sản?

Như trường hợp của Bangladesh với tỷ lệ sinh sản hiện nay là hơi cao hơn 2 một chút. Quốc gia này có thể giảm tỷ lệ sinh bằng cách thúc đẩy giáo dục, đô thị hóa và tránh thai. Tuy nhiên, tôi đang giảm nhẹ tác động của chính sách một con ở Trung Quốc, vì nếu bạn nhìn các nước châu Á khác, tỷ lệ sinh con ở mọi nơi đã giảm xuống tương tự.

Các chính phủ không kiểm soát tỷ lệ sinh sản vì đó là sự lựa chọn cá nhân hay xã hội.

Ngược lại, tăng tỷ lệ sinh có vẻ rất phức tạp. Pháp và các nước Bắc Âu có tỷ lệ sinh cao hơn, gần bằng với mức thay thế của các thế hệ, so với Tây Ban Nha, Hy Lạp hay các nước phương Đông. Cách tốt nhất để duy trì tỷ lệ sinh sản ở mức 2 con là phải có chính sách tiến bộ.

Ở những nước mà xã hội chấp nhận sinh con ngoài hôn nhân, việc sinh con được coi trọng hơn, ngược lại với những nước chịu ảnh hưởng của Công giáo, nơi phụ nữ được đi học, nhưng không thể lập gia đình khi còn đang học. Cách tốt nhất để tăng nhẹ tỷ lệ sinh con là phát huy vai trò của phụ nữ trong thế giới lao động.

Ông gọi gọi châu cận Sahara là “biên giới cuối cùng” của quá trình chuyển đổi nhân khẩu học, tại sao?

Châu Phi không phải là ngoại lệ. Quá trình chuyển đổi nhân khẩu học bắt đầu ở Anh quốc, lan sang châu Âu, rồi đến châu Mỹ và châu Á.

Phi châu cận Sahara luôn có tỷ lệ sinh sản cao nhưng lại giảm ở các quốc gia như Kenya hay Ethiopia. Ở Nam Phi, tỷ lệ sinh thậm chí còn thấp hơn 2,5. Nhiều nước khác như Nigeria vẫn có tỷ lệ sinh rất cao lên đến trên 7. Nhưng đồng thời, tỷ lệ tử vong đang giảm ở mọi nơi như đã dự kiến, ngay cả ở những nước nghèo. Một khi hạn chế được tỷ lệ tử vong nơi trẻ sơ sinh, dân số bùng nổ.

Châu Phi cận Sahara rơi đúng vào lúc tỷ lệ tử vong giảm trong khi tỷ lệ sinh cũng giảm như còn ở mức cao. Nhiều quốc gia thu được lợi ích kinh tế nhờ vào đô thị hóa, nhưng một số nước khác thì không. Một nhà nước như Rwanda, dù có nhiều vấn đề về chính trị, đã đạt được nhiều tiến bộ về vật chất không thể phủ nhận. Nigeria cũng vậy.

Đối với các quốc gia khác, như Cộng hòa Trung Phi hay Tchad, sự việc phức tạp hơn nhiều. Như một số quốc gia Trung Đông cho thấy, dân số trẻ là một cơ hội, nhưng không nhất thiết là một đảm bảo về kinh tế.

Dự báo dân số thế giới đến 2100.

Dự báo dân số thế giới đến 2100.

Trong khi chờ đợi, ông dự báo rằng sự khác biệt nhất thời của sự chuyển đổi nhân khẩu học sẽ tạo ra nhiều áp lực di cư và sắc tộc.

Tôi chia sẻ quan điểm của Stephen Smith hay của Éric Kaufman. Chúng tôi nghĩ rằng di cư là một vấn đề nên lựa chọn, nhưng không được hỗ trợ bởi cánh tả cuồng loạn phản đối phân biệt chủng tộc, cũng như bài phát biểu “thay thế tuyệt vời” của cánh hữu. Các quốc gia châu Âu có thể kiểm soát di cư. Hãy lấy ví dụ của Singapore. Đó là quốc đảo nhỏ bao quanh bởi nhiều nước có mức sống nghèo hơn nhiều. Họ chấp nhận nhập cư có kiểm soát.

Đây là một chính sách có chọn lọc được đưa ra tranh luận một cách công khai, trung thực mà không nêu ra phân biệt chủng tộc khi nói đến nhập cư. Sau đó những quyết định đó được áp dụng. Với cách làm này, việc bảo tồn một đa số sắc tộc là hoàn toàn có thể. Nhưng chúng ta cũng phải đặt câu hỏi ai sẽ đảm nhận những công việc không mong muốn, hay nếu chúng ta muốn quay trở lại với nền kinh tế bấp bênh của Nhật Bản.

Ngược lại, các chính phủ không kiểm soát tỷ lệ sinh sản vì đó là sự lựa chọn cá nhân hay xã hội. Tôi bực mình vì bài phát biểu thiên tả nói rằng chúng ta nên nhập cư không giới hạn hoặc điều đó là không thể tránh khỏi, nhưng tôi cũng bực mình vì bài phát biểu thiên hữu dựa vào luận điểm của Renaud Camus và người thay thế ông. Thật vô lý khi có một hoặc 2 đứa con, và sau đó hét lên đó là âm mưu quốc tế do George Soros lãnh đạo.

Ông nghĩ gì về bài diễn văn ca ngợi thuyết Malthus đang thịnh hành nơi một số nhà môi trường khuyến khích hạn chế, thậm chí ngừng sinh con?

Đó là một bài phát biểu điên rồ! Chúng ta phải giải quyết các vấn đề về môi trường, nhưng không đổ lỗi cho những nước có mức tăng trưởng dân số rất thấp và những gia đình ít con.

Nhà kinh tế học Julian Simon giải thích rằng tài nguyên tối thượng là bộ não con người. Với những người có trình độ học vấn có điều kiện truy cập Internet rất phổ biến hiện nay trên toàn thế giới, chúng ta sẽ có ưu thế trong việc tìm ra giải pháp. Việc ở Ý hay Thụy Điển ngừng sinh con dù sao cũng không phải là liều thuốc hiệu quả…

Ông nhắc lại rằng quá trình chuyển đổi nhân khẩu học này là “một chiến thắng của nhân loại”, tại sao?

Nếu vào năm 1800, nếu một người nào đó nói với bạn rằng vào năm 2000 sẽ có hơn 7 tỷ người mà chúng ta có thể nuôi sống bằng cách hạn chế nạn đói, rằng một nửa số trẻ em vào trường đại học, và tất cả mọi người đều biết đọc, bạn sẽ cho rằng hắn là một thằng điên. Nếu chúng ta sống với trình độ công nghệ như năm 1800, chúng ta phải cần đến tài nguyên của hàng chục quả địa cầu để đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống của chúng ta. Tôi lạc quan hơn: công nghệ sẽ giúp nuôi sống 11 tỷ người. Đó là đỉnh cao dân số trước khi diễn ra một sự suy giảm không thể tránh khỏi.

Huỳnh Thị Hoa Kỳ

Nguồn Người Đô Thị: http://nguoidothi.net.vn/trong-tuong-lai-cong-nghe-se-nuoi-11-ty-nguoi-tren-trai-dat-23418.html