Trực thăng Không quân Việt Nam diễn tập cứu hộ cứu nạn đường không

Để chuẩn bị cho Hội thao tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đường không năm 2024 sắp diễn ra, các biên đội trực thăng của Trung đoàn Không quân 916 (Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - không quân) đang hàng ngày tích cực luyện tập, hoàn thiện mọi kỹ năng cho nhuần nhuyễn.

Chia sẻ với phóng viên, Trung tá Nguyễn Quang Trung, Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn Không quân 916 cho biết, hội thao này được tổ chức với mục đích kiểm tra trình độ, năng lực của các phi công và lực lượng tìm kiếm cứu nạn đường không của các đơn vị trực thăng trong công tác tổ chức, thực hiện nhiệm vụ bay tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn bằng đường không.

Đây cũng là dịp để đánh giá thực lực, kiểm tra các trang bị và phương tiện đảm bảo tất cả đều phải trong trạng thái sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ ngay khi có tình huống xảy ra. Đồng thời, hội thao cũng là cơ hội đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho các chiến sĩ nâng cao nhận thức về sẵn sàng chiến đấu, tìm kiếm cứu nạn cứu hộ.

Hội thao lần này được tổ chức với sự tham gia của các đơn vị như : Sư đoàn Không quân 370, 371, 372; Trường Sĩ quan Không quân và Trung tâm Quốc gia huấn luyện tìm kiếm cứu nạn đường không.

Trực thăng MI-171(màu vàng) là loại trực thăng thường được thấy trong các nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn. Hội thao bao gồm hai phần lý thuyết và thực hành. Ở phần thực hành, mỗi tổ, đội sẽ bay cẩu 300 kg và cẩu 150 kg trên máy bay MI-171.

Trực thăng MI-171(màu vàng) là loại trực thăng thường được thấy trong các nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn. Hội thao bao gồm hai phần lý thuyết và thực hành. Ở phần thực hành, mỗi tổ, đội sẽ bay cẩu 300 kg và cẩu 150 kg trên máy bay MI-171.

Trước mỗi lần cất cánh, các phi công sẽ được giao nhiệm vụ, nghiệm thu, tiếp nhận máy bay từ bộ phận kỹ thuật. Sau khi các công tác trên được hoàn thành, máy bay mới được phép lăn bánh và chờ cất cánh. Với nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn cứu hộ các phi công phải kiểm tra thiết bị cẩu và thiết bị liên quan khác.

Trước mỗi lần cất cánh, các phi công sẽ được giao nhiệm vụ, nghiệm thu, tiếp nhận máy bay từ bộ phận kỹ thuật. Sau khi các công tác trên được hoàn thành, máy bay mới được phép lăn bánh và chờ cất cánh. Với nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn cứu hộ các phi công phải kiểm tra thiết bị cẩu và thiết bị liên quan khác.

Với nhiệm vụ bay tìm kiếm, cứu nạn cứu hộ thì kỹ thuật bay treo (tức máy bay cố định trong không trung ở độ cao nhất định) phải được các phi công nắm và thực hiện nhuần nhuyễn trên mọi địa hình. Với địa hình sông nước hoặc biển, trực thăng sẽ phối hợp cùng đơn vị mặt đất có thể là cano, tàu...tùy tình hình để xác định vị trí nạn nhân, tiến hành cứu nạn cứu hộ.

Với nhiệm vụ bay tìm kiếm, cứu nạn cứu hộ thì kỹ thuật bay treo (tức máy bay cố định trong không trung ở độ cao nhất định) phải được các phi công nắm và thực hiện nhuần nhuyễn trên mọi địa hình. Với địa hình sông nước hoặc biển, trực thăng sẽ phối hợp cùng đơn vị mặt đất có thể là cano, tàu...tùy tình hình để xác định vị trí nạn nhân, tiến hành cứu nạn cứu hộ.

Trong những ngày này, các biên đội bay đang thường xuyên luyện tập ở hồ Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội). Các phi công phải luyện tập thuần thục dưới mọi thời tiết để đảm bảo khi có tình huống, máy bay có thể tiếp cận vị trí của nạn nhân nhanh nhất có thể.

Trong những ngày này, các biên đội bay đang thường xuyên luyện tập ở hồ Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội). Các phi công phải luyện tập thuần thục dưới mọi thời tiết để đảm bảo khi có tình huống, máy bay có thể tiếp cận vị trí của nạn nhân nhanh nhất có thể.

Nhân viên kỹ thuật kiểm tra lại trang thiết bị cứu nạn trước khi diễn tập tình huống. Một tình huống cứu nạn cứu hộ phải được thực hiện nhiều lần, đảm bảo không thể xảy ra sai sót dù là nhỏ nhất.

Nhân viên kỹ thuật kiểm tra lại trang thiết bị cứu nạn trước khi diễn tập tình huống. Một tình huống cứu nạn cứu hộ phải được thực hiện nhiều lần, đảm bảo không thể xảy ra sai sót dù là nhỏ nhất.

Tình huống được đưa ra là có phi công gặp nạn ở khu vực sông, biển. Mặc dù phi công đã được trang bị những thiết bị sinh tồn tối thiểu, tuy nhiên mục tiêu được đưa ra là trong thời gian ngắn nhất biên đội trực thăng cứu hộ, cứu nạn cùng các đơn vị liên quan phải xác định, sau đó tiếp cận và giải cứu phi công gặp nạn.

Tình huống được đưa ra là có phi công gặp nạn ở khu vực sông, biển. Mặc dù phi công đã được trang bị những thiết bị sinh tồn tối thiểu, tuy nhiên mục tiêu được đưa ra là trong thời gian ngắn nhất biên đội trực thăng cứu hộ, cứu nạn cùng các đơn vị liên quan phải xác định, sau đó tiếp cận và giải cứu phi công gặp nạn.

Nhân viên cứu hộ được treo vào tời có cẩu trọng tối đa 300 kg. Thiết bị này có thể cẩu được 2 người. Để đảm bảo an toàn cho cả phi công và người cứu nạn, máy bay phải được giữ treo ở một vị trí cố định với độ cao an toàn.

Nhân viên cứu hộ được treo vào tời có cẩu trọng tối đa 300 kg. Thiết bị này có thể cẩu được 2 người. Để đảm bảo an toàn cho cả phi công và người cứu nạn, máy bay phải được giữ treo ở một vị trí cố định với độ cao an toàn.

Nhiệm vụ được đánh giá là thành công khi nạn nhân được cứu sống và toàn bộ máy bay, phi công đều an toàn trở về.

Nhiệm vụ được đánh giá là thành công khi nạn nhân được cứu sống và toàn bộ máy bay, phi công đều an toàn trở về.

P.Sơn - Nguyễn Bình

Nguồn CAND: https://cand.com.vn/xa-hoi/truc-thang-khong-quan-viet-nam-dien-tap-cuu-ho-cuu-nan-duong-khong-i740636/