Trực thăng LCH Prachand Ấn Độ đánh bại Mi-35 Nga tại thị trường quan trọng

Không quân Nigeria đã chọn trực thăng LCH Prachand do Ấn Độ sản xuất thay vì Mi-35 của Nga.

Trực thăng LCH Prachand của Ấn Độ đã nhận được hợp đồng xuất khẩu quan trọng và đáng nói hơn, họ đã đánh bại chính đối tác quốc phòng số một của mình đó là Nga.

Trực thăng LCH Prachand của Ấn Độ đã nhận được hợp đồng xuất khẩu quan trọng và đáng nói hơn, họ đã đánh bại chính đối tác quốc phòng số một của mình đó là Nga.

Sau khi hứng chịu những lệnh trừng phạt đi kèm màn thể hiện không như ý trên chiến trường Ukraine, vũ khí Nga đang gặp khó khăn không chỉ mất đi các thị trường truyền thống mà còn cả những "thị trường ngách" vốn rất hẹp.

Sau khi hứng chịu những lệnh trừng phạt đi kèm màn thể hiện không như ý trên chiến trường Ukraine, vũ khí Nga đang gặp khó khăn không chỉ mất đi các thị trường truyền thống mà còn cả những "thị trường ngách" vốn rất hẹp.

Ví dụ mới nhất là trường hợp Nigeria, quốc gia châu Phi này mặc dù có hợp đồng mua 12 trực thăng tấn công Mi-35, đồng thời Nga thông báo đã "hoàn thành một phần" nhưng cuối cùng họ đã hủy bỏ để đặt hàng từ Ấn Độ.

Ví dụ mới nhất là trường hợp Nigeria, quốc gia châu Phi này mặc dù có hợp đồng mua 12 trực thăng tấn công Mi-35, đồng thời Nga thông báo đã "hoàn thành một phần" nhưng cuối cùng họ đã hủy bỏ để đặt hàng từ Ấn Độ.

Cụ thể, Bộ Quốc phòng Nigeria đã chấp thuận lời đề nghị từ Tập đoàn HAL của Ấn Độ và sẽ mua 4 trực thăng tấn công hạng nhẹ LCH Prachand, giá trị của thương vụ không được tiết lộ vì lý do bảo mật, nhưng New Delhi sẽ cung cấp tín dụng cho đối tác.

Cụ thể, Bộ Quốc phòng Nigeria đã chấp thuận lời đề nghị từ Tập đoàn HAL của Ấn Độ và sẽ mua 4 trực thăng tấn công hạng nhẹ LCH Prachand, giá trị của thương vụ không được tiết lộ vì lý do bảo mật, nhưng New Delhi sẽ cung cấp tín dụng cho đối tác.

Đối với Tập đoàn HAL nói riêng và ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ nói chung, đây sẽ là sự kiện ý nghĩa khi lần đầu tiên họ xuất khẩu được trực thăng tấn công, nhất là khi chiếc Prachand mới chỉ được Quân đội Ấn Độ đặt mua từ năm 2016 với số lượng 165 chiếc.

Đối với Tập đoàn HAL nói riêng và ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ nói chung, đây sẽ là sự kiện ý nghĩa khi lần đầu tiên họ xuất khẩu được trực thăng tấn công, nhất là khi chiếc Prachand mới chỉ được Quân đội Ấn Độ đặt mua từ năm 2016 với số lượng 165 chiếc.

Nhu cầu về những phương tiện chiến đấu như vậy của Nigeria được xác định là 12 chiếc, tức là tương ứng với hợp đồng cung cấp Mi-35 họ từng ký với Nga, nhiều khả năng Ấn Độ sẽ bán thêm được 8 chiếc LCH nữa nếu các máy bay đầu tiên có màn thể hiện tốt.

Nhu cầu về những phương tiện chiến đấu như vậy của Nigeria được xác định là 12 chiếc, tức là tương ứng với hợp đồng cung cấp Mi-35 họ từng ký với Nga, nhiều khả năng Ấn Độ sẽ bán thêm được 8 chiếc LCH nữa nếu các máy bay đầu tiên có màn thể hiện tốt.

Một điều thú vị hơn nữa là vào năm 2023, Nigeria đã đặt mua 6 trực thăng tấn công T129 ATAK từ Thổ Nhĩ Kỳ, chính vì vậy việc lựa chọn LCH Prachand của Ấn Độ theo nhận xét là quyết định cũng rất đáng chú ý.

Một điều thú vị hơn nữa là vào năm 2023, Nigeria đã đặt mua 6 trực thăng tấn công T129 ATAK từ Thổ Nhĩ Kỳ, chính vì vậy việc lựa chọn LCH Prachand của Ấn Độ theo nhận xét là quyết định cũng rất đáng chú ý.

Ấn Độ bắt đầu phát triển trực thăng Prachand vào năm 2006 trên cơ sở chiếc Dhruv ra đời vào năm 1992, tuy nhiên phiên bản mới gần như không giống chút nào so với bản gốc, máy bay cất cánh lần đầu vào năm 2010 và được sản xuất hàng loạt từ năm 2017.

Ấn Độ bắt đầu phát triển trực thăng Prachand vào năm 2006 trên cơ sở chiếc Dhruv ra đời vào năm 1992, tuy nhiên phiên bản mới gần như không giống chút nào so với bản gốc, máy bay cất cánh lần đầu vào năm 2010 và được sản xuất hàng loạt từ năm 2017.

LCH Prachand được trang bị 2 động cơ công suất 1.032 kW mỗi chiếc, trọng lượng cất cánh tối đa 5.800 kg, mang được tải trọng vũ khí 1.700 kg. Máy bay có tốc độ lớn nhất 280 km/h và thời gian hoạt động trên không liên tục là 3 giờ 10 phút, với tầm bay đạt 700 km.

LCH Prachand được trang bị 2 động cơ công suất 1.032 kW mỗi chiếc, trọng lượng cất cánh tối đa 5.800 kg, mang được tải trọng vũ khí 1.700 kg. Máy bay có tốc độ lớn nhất 280 km/h và thời gian hoạt động trên không liên tục là 3 giờ 10 phút, với tầm bay đạt 700 km.

Nhiều trang bị có nguồn gốc nước ngoài đang có mặt trên chiếc trực thăng tấn công Ấn Độ như động cơ Safran Ardiden có nguồn gốc Pháp, hệ thống ngắm bắn quang - điện tử của Elbit Systems Israel và thiết bị cảnh báo tên lửa của Saab.

Nhiều trang bị có nguồn gốc nước ngoài đang có mặt trên chiếc trực thăng tấn công Ấn Độ như động cơ Safran Ardiden có nguồn gốc Pháp, hệ thống ngắm bắn quang - điện tử của Elbit Systems Israel và thiết bị cảnh báo tên lửa của Saab.

Vũ khí của LCH gồm pháo tự động Nexter THL-20 20 mm và rocket dẫn đường tương tự APKWS FZ275 LGR của Thales và Mistral. Trong tương lai sẽ được trang bị tên lửa chống tăng Dhruvastra với biệt danh Air Javelin.

Vũ khí của LCH gồm pháo tự động Nexter THL-20 20 mm và rocket dẫn đường tương tự APKWS FZ275 LGR của Thales và Mistral. Trong tương lai sẽ được trang bị tên lửa chống tăng Dhruvastra với biệt danh Air Javelin.

Với những gì diễn ra, Ấn Độ đã thực sự đẩy Nga ra khỏi thị trường Nigeria, đây là tín hiệu không tốt với Moskva khi New Delhi thậm chí còn hạn chế hợp tác trong việc nâng cấp tiêm kích Su-30MKI.

Với những gì diễn ra, Ấn Độ đã thực sự đẩy Nga ra khỏi thị trường Nigeria, đây là tín hiệu không tốt với Moskva khi New Delhi thậm chí còn hạn chế hợp tác trong việc nâng cấp tiêm kích Su-30MKI.

Điển hình như mới đây Ấn Độ đã từ chối sử dụng động AL-41F1S vốn lắp trên tiêm kích Su-35S và Su-30SM2 cho phiên bản chiến đấu cơ Su-30MKI hiện đại hóa của mình.

Điển hình như mới đây Ấn Độ đã từ chối sử dụng động AL-41F1S vốn lắp trên tiêm kích Su-35S và Su-30SM2 cho phiên bản chiến đấu cơ Su-30MKI hiện đại hóa của mình.

New Delhi muốn tiếp tục sử dụng động cơ AL-31FP hiện tại khi cho rằng mức độ cơ động của tiêm kích với loại kiểm soát vector lực đẩy 2 chiều (2D TVC) không thua kém gì so với 3D TVC.

New Delhi muốn tiếp tục sử dụng động cơ AL-31FP hiện tại khi cho rằng mức độ cơ động của tiêm kích với loại kiểm soát vector lực đẩy 2 chiều (2D TVC) không thua kém gì so với 3D TVC.

Đối với Ấn Độ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện tại được thiết lập xung quanh động cơ AL-31FP, họ đã có kinh nghiệm sâu rộng trong việc bảo dưỡng, với phụ tùng thay thế luôn sẵn, nhân viên được đào tạo và nhiều cơ sở sửa chữa được thiết lập.

Đối với Ấn Độ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện tại được thiết lập xung quanh động cơ AL-31FP, họ đã có kinh nghiệm sâu rộng trong việc bảo dưỡng, với phụ tùng thay thế luôn sẵn, nhân viên được đào tạo và nhiều cơ sở sửa chữa được thiết lập.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/truc-thang-lch-prachand-an-do-danh-bai-mi-35-nga-tai-thi-truong-quan-trong-post590306.antd