Trực tiếp bão số 3 Wipha năm 2025 mới nhất: Cập nhật tình hình bão nhanh nhất

Trực tiếp bão số 3 Wipha năm 2025 và cập nhật thông tin, video hình ảnh, theo dõi tình hình về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền hôm nay 21/7.

Bão số 3 rất mạnh, di chuyển nhanh phạm vi, cường độ ảnh hưởng rất rộng và nguy hiểm

Bão Wipha đang mạnh lên, cách Quảng Ninh khoảng 80km

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 22h ngày 21/7, vị trí tâm bão số 3 Wipha cách Quảng Ninh khoảng 80km về phía Đông Nam, cách Hải Phòng khoảng 180km về phía Đông, cách Hưng Yên khoảng 190km, cách Ninh Bình khoảng 220km về phía Đông Đông Bắc.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102 km/h), giật cấp 13. Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 10km/h.

Khoảng sáng mai 22/7, bão số 3 sẽ nằm trên khu vực vùng biển Quảng Ninh đến Ninh Bình và khả năng mạnh lên cấp 10–11, giật cấp 14.

Bản đồ dự báo đường đi của bão số 3 Wipha. (Nguồn: NCHMF)

Bản đồ dự báo đường đi của bão số 3 Wipha. (Nguồn: NCHMF)

"Đến hiện tại cơn bão đã mạnh hơn khi vào vịnh Bắc Bộ. Bão số 3 Wipha còn có thể tiếp tục tăng cường độ, khả năng đạt cuối cấp 10, đầu cấp 11 trước khi áp sát vùng biển ven bờ khu vực giữa Nam Hải Phòng và Bắc Thanh Hóa vào cuối giờ sáng đến đầu giờ chiều ngày mai 22/7", ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định.

Cũng theo ông Khiêm, tác động của bão số 3 Wipha sẽ gây ra đợt mưa to diện rộng từ tối và đêm nay 21/7 đến sáng 23/7, trọng tâm là Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An với lượng mưa phổ biến 200-350mm, có nơi trên 600mm.

Người dân chuẩn bị các bao cát để gia cố nhà cửa, cơ sở kinh doanh nhằm ứng phó bão số 3. (Ảnh Đắc Huy)

Người dân chuẩn bị các bao cát để gia cố nhà cửa, cơ sở kinh doanh nhằm ứng phó bão số 3. (Ảnh Đắc Huy)

Các nơi khác ở Bắc Bộ và Hà Tĩnh mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 300mm.

Cảnh báo nguy cơ mưa cường suất lớn với lượng mưa trên 150mm trong 3 giờ. Lượng mưa lớn trong thời gian ngắn có thể gây lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng thấp.

Thanh Hóa: Sơ tán người dân tại các khu vực nguy hiểm

Ngày 21/7, Thanh Hóa di dời hàng trăm người dân ở các điểm có nguy cơ xảy ra sạt lở, dựng lán tạm để người dân tránh bão số 3.

Một số địa phương vùng cao Thanh Hóa dựng lán tạm để di dời dân phòng mưa bão và sạt lở đất.

Một số địa phương vùng cao Thanh Hóa dựng lán tạm để di dời dân phòng mưa bão và sạt lở đất.

Lãnh đạo xã Trung Hạ cho biết, địa phương di dời khẩn cấp 39 hộ dân với 168 nhân khẩu tại bản Muỗng ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở cao.

Đây là khu vực từng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cơn bão Yagi hồi tháng 9/2024 khiến mặt đất xuất hiện hàng loạt vết nứt, sụt lún ở sân nhà, nền nhà, và các tuyến đường trong bản.

Cư dân bản Muỗng chủ yếu sinh sống ven sông Lò và các khe suối, địa hình đồi thấp, nền đất yếu, rất dễ bị tác động bởi mưa lớn kéo dài.

Xã Trung Hạ cũng huy động lực lượng dân quân, cán bộ xã cùng với người dân dựng lán tạm tại khu vực an toàn, gần bản Muỗng để kịp thời đón người dân đến tránh trú.

Đến 16h cùng ngày, toàn bộ quá trình di dời đã hoàn tất. Chính quyền xã cũng đã chuẩn bị đầy đủ điện, nước, lương thực và nhu yếu phẩm cần thiết, đồng thời tổ chức lực lượng túc trực 24/24 để kịp thời hỗ trợ khi có tình huống khẩn cấp.

Chính quyền địa phương dựng lán tạm cho người dân tránh bão tại xã Na Mèo (Thanh Hóa).

Chính quyền địa phương dựng lán tạm cho người dân tránh bão tại xã Na Mèo (Thanh Hóa).

Tương tự, tại xã biên giới Na Mèo, lực lượng chức năng cũng dựng lán tạm và sẵn sàng phương án sơ tán dân khi có nguy cơ sạt lở nghiêm trọng.

Tại bản Cha Khót, địa hình hiểm trở, giao thông cách trở, sóng viễn thông yếu, cuộc sống của 55 hộ dân với 220 nhân khẩu đang bị đe dọa.

Vết nứt kéo dài tới 300m, nhiều điểm rộng 50-70cm và sâu tới 2m trên sườn đồi phía trên khu dân cư, trường học và nhà văn hóa đã khiến 12 nhà dân hư hỏng, biến dạng.

Chính quyền xã Na Mèo phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng, Công an địa phương và người dân triển khai dựng lán tạm ngay trong sáng 21/7, đồng thời dự trữ sẵn lương thực, thực phẩm, điện chiếu sáng và nước sạch để đảm bảo điều kiện sinh hoạt cơ bản cho người dân trong trường hợp buộc phải sơ tán dài ngày.

Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực 4 – Hồi Xuân (Thanh Hóa) chủ động triển khai các biện pháp sẵn sàng ứng phó trên hai hướng trọng điểm.

Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực 4 – Hồi Xuân (Thanh Hóa) chủ động triển khai các biện pháp sẵn sàng ứng phó trên hai hướng trọng điểm.

Trong chiều 21/7, ông Mai Xuân Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa trực tiếp kiểm tra công tác phòng chống bão tại một số địa phương trong tỉnh và chủ trì hội nghị trực tuyến với 24 điểm cầu của các xã miền núi thuộc ba huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn (cũ) để nắm bắt tình hình triển khai phương châm “4 tại chỗ”.

Tại các điểm sạt lở như bản Na Tao (xã Pù Nhi) và khu Chiên Pục (xã Mường Lát), lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh đến việc tổ chức cắm biển cảnh báo, rào chắn tại các vị trí xung yếu như ngầm tràn, bờ suối, đường ven núi.

Tuyệt đối không cho người dân và phương tiện qua lại trong điều kiện thời tiết bất lợi.

Ngoài ra, chính quyền các xã phải bám sát hiện trường, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, không được lơ là, chủ quan trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Cùng ngày, Sở GD&ĐT Thanh Hóa ra công văn hỏa tốc yêu cầu toàn bộ các cơ sở giáo dục mầm non, trung tâm, cơ sở và hộ kinh doanh có tổ chức hoạt động giáo dục phải tạm dừng toàn bộ hoạt động trông trẻ hè cho đến khi bão tan.

Sở này cũng yêu cầu tuyệt đối không tổ chức các hoạt động sinh hoạt hè, đặc biệt ở nơi có nguy cơ ngập úng, sạt lở. Thiết lập kênh thông tin với phụ huynh để quản lý học sinh, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra do mưa bão.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng chống bão Wipha tại Hưng Yên

Sau khi kiểm tra công tác chuẩn bị phòng, chống bão số 3 tại Hải Phòng, chiều 21/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và đoàn công tác tiếp tục thị sát tại khu neo đậu tàu thuyền Cảng cá Tân Sơn ở Hưng Yên.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thị sát tại khu neo đậu tàu thuyền Cảng cá Tân Sơn ( Thái Thụy, Hưng Yên). (Ảnh: VGP/Minh Khôi)

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thị sát tại khu neo đậu tàu thuyền Cảng cá Tân Sơn ( Thái Thụy, Hưng Yên). (Ảnh: VGP/Minh Khôi)

Kiểm tra khu neo đậu tàu thuyền cảng cá Tân Sơn và khu công nghiệp Liên Hà Thái trên địa bàn xã Thái Thụy, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu địa phương không được chủ quan vì bão số 3 có thể đạt cấp 10, giật cấp 12 khi vào đất liền, hoàn toàn có khả năng gia tăng cường độ, đặc biệt trong điều kiện triều cường như đã từng xảy ra với bão Yagi (tháng 9/2024).

Đồng thời Phó Thủ tướng lưu ý địa phương cần đặc biệt quan tâm tới diễn biến triều cường trùng thời điểm bão đổ bộ.

Tiếp tục theo sát diễn biến bão số 3, cập nhật thông tin khí tượng thủy văn, thực hiện phương châm "bốn tại chỗ", điều động kịp thời lực lượng, phương tiện, vật tư đến những nơi trọng yếu, chủ động bảo vệ dân cư, tài sản, sản xuất và các công trình trọng điểm.

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, địa phương đã chủ động các phương án di dời người dân tại các khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn, gia cố đê điều, cấm biển và kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh trú an toàn.

Đến 15h ngày 21/7, trên địa bàn có tổng số 1.132 tàu, thuyền với 3.241 lao động, 4.115 chòi canh ngao, đầm ngoài đê, lồng bè nuôi trồng thủy sản khu vực cửa sông, ven biển với tổng số 2.999 lao động. Toàn bộ người và phương tiện đã liên lạc được và đã vào tránh trú bão an toàn.

Các công ty khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đã chủ động các phương án tiêu úng theo kế hoạch. Toàn tỉnh có 63 trọng điểm xung yếu trên các tuyến đê, sẵn sàng các phương án huy động nhân lực, vật tư, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” sẵn sàng xử lý khi có tình huống xảy ra.

Đối với các công trình trọng điểm như Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1, Thái Bình 2 và một số dự án lớn đang thi công trên địa bàn, tỉnh đã chỉ đạo kích hoạt phương án phòng, chống bão ở cấp độ cao nhất.

Toàn bộ hạng mục đang thi công dở dang đã được yêu cầu tạm dừng hoạt động, thiết bị, máy móc, vật tư xây dựng được thu hồi và di chuyển về nơi an toàn.

Dự báo: Trưa đến chiều mai, bão số 3 đổ bộ Hải Phòng - Bắc Thanh Hóa

Theo nhận định của ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khoảng trưa đến chiều mai 22/7, vùng tâm bão số 3 Wipha sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa.

Theo đó, khi tâm bão đi vào đất liền các tỉnh từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa thì khu vực ven biển Hải Phòng, ven biển Hưng Yên (Thái Bình cũ) gió cấp 9-10, giật cấp 13-14; ven biển Ninh Bình gió cấp 8-9, giật cấp 13; ven biển Thanh Hóa (tập trung ở phía Bắc) gió cấp 7-8, giật cấp 8-9; Hà Nội trưa và chiều mai gió mạnh cấp 5-6, giật 7-8.

Dự báo đường đi và khu vực ảnh hưởng của bão số 3 Wipha. (Nguồn: NCHMF)

Dự báo đường đi và khu vực ảnh hưởng của bão số 3 Wipha. (Nguồn: NCHMF)

Dự báo triều cường cao (bao gồm cả nước dâng do bão) sẽ xuất hiện vào buổi chiều 22/7 tại Ba Lạt (Hưng Yên) cao 2,4-2,6m, Hòn Dấu (Hải Phòng) 3,9-4,3m, Cửa Ông (Quảng Ninh) 4,6-5m, Trà Cổ (Quảng Ninh) 3,6-4m.

Cũng theo ông Khiêm, mưa to diện rộng sẽ xảy ra từ tối và đêm nay đến sáng 23/7, trọng tâm là Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An với lượng mưa phổ biến 200-350mm, có nơi trên 600mm. Các nơi khác ở Bắc Bộ và Hà Tĩnh mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to và dông với lượng mưa 100-200mm, có nơi trên 300mm.

Nguy cơ mưa cường suất lớn trên 150mm trong 3 giờ. Lượng mưa lớn trong thời gian ngắn có thể gây lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng thấp.

Tối 21/7, nhiều người dân Hà Nội đã hoàn tất các công đoạn cuối cùng để gia cố nhà cửa, bảo vệ tài sản trước giờ bão số 3 Wipha đổ bộ.

Ghi nhận tại khu vực đường Phạm Văn Đồng, nhiều cửa hàng, showroom ô tô đã chủ động dựng bao cát chặn trước cửa ra vào, hàn thêm các thanh sắt gia cố hệ thống kính cường lực để tránh gió lốc.

"Ngoài bao cát, chúng tôi còn dùng khung sắt, hàn chắc chắn thêm ở các góc yếu, đồng thời lên kế hoạch di chuyển một số xe có giá trị lớn vào vị trí kín gió nhất”, nhân viên showroom ô tô nói.

Gia cố cát, khung sắt tại một Showroom.

Gia cố cát, khung sắt tại một Showroom.

Tại khu dân cư trên phố Võ Chí Công (Hà Nội), từ chiều 21/7, nhiều hộ kinh doanh, gia đình tranh thủ buộc chằng cây cối, kiểm tra hệ thống mái che, dọn dẹp sân thượng. Một số gia đình còn chuẩn bị sẵn bơm hút nước, đề phòng ngập úng nếu mưa lớn kéo dài.

Các chậu cảnh được chủ vườn chằng buộc chắc chắn để ứng phó bão số 3 đổ bộ.

Các chậu cảnh được chủ vườn chằng buộc chắc chắn để ứng phó bão số 3 đổ bộ.

Quảng Ninh: Người dân thuê container, xe tải chặn trước cửa ứng phó bão Wipha

Chiều 21/7, không khó để bắt gặp những chiếc xe tải, container dựng chắn trước “mặt tiền” nhiều cơ sở kinh doanh hải sản nằm dọc tuyến đường Hoàng Quốc Việt, phường Bãi Cháy.

Chủ các cơ sở kinh doanh thuê dàn container chắn cửa để ứng phó khi bão Wipha đổ bộ.

Chủ các cơ sở kinh doanh thuê dàn container chắn cửa để ứng phó khi bão Wipha đổ bộ.

Chủ đầu mối hải sản Đông Dương Cái Dăm cho biết đã bỏ ra hơn 50 triệu đồng/ngày để thuê 9 thùng container cỡ lớn về chặn trước cửa kính của cửa hàng để ứng phó bão Wipha.

Theo nhiều hộ kinh doanh ở khu vực này, việc sử dụng xe tải, container chắn trước cửa là nhờ rút kinh nghiệm từ trận siêu bão Yagi đổ bộ năm 2024 khiến hàng loạt cửa hàng tan hoang.

Dàn xe tải chắn trước một cơ sở kinh doanh để ứng phó bão số 3.

Dàn xe tải chắn trước một cơ sở kinh doanh để ứng phó bão số 3.

Hải Phòng: Tàu thuyền cập bờ, nhà hàng đóng kín cửa trước giờ bão Wipha đổ bộ

Theo ghi nhận của PV Báo Điện tử VTC News, từ đầu giờ chiều 21/7, tại khu vực ven biển Đặc khu Cát Hải (Hải Phòng) mây đen bao phủ kèm theo những trận mưa rào nặng hạt. Gió Đông Nam cấp 3, cấp 4, mặt biển vẫn chưa có sóng lớn.

Hiện tổng số phương tiện tàu, thuyền trên địa bàn đặc khu là 688 phương tiện với 1.613 lao động. Trong đó đã có 435 phương tiện và 1.027 lao động đã được sắp xếp neo đậu tại các vị trí tránh trú an toàn. Không có phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động nằm trong vùng nguy hiểm.

Các tàu thuyền đã được neo đậu tại cảng cá Ngọc Hải 1, phường Đồ Sơn.

Các tàu thuyền đã được neo đậu tại cảng cá Ngọc Hải 1, phường Đồ Sơn.

Thuyền cập bờ, được chằng buộc cẩn thận.

Thuyền cập bờ, được chằng buộc cẩn thận.

Tại đặc khu Cát Hải còn gần 280 du khách đang lưu trú, trong đó có 84 khách nước ngoài đều được đảm bảo an toàn. Nhiều nhà dân, các công trình công cộng, cửa hàng đã được chằng buộc, đặt các bao cát lên mái phòng chống bão số 3 có thể ảnh hưởng trực tiếp vào khu vực Hải Phòng.

Các nhà hàng cũng đã đóng cửa và gia cố mái tôn, cửa kính được chằng buộc, đảm bảo an toàn trước khi bão số 3 có thể ảnh hưởng đến khu vực này.

Các nhà hàng cũng đã đóng cửa và gia cố mái tôn, cửa kính được chằng buộc, đảm bảo an toàn trước khi bão số 3 có thể ảnh hưởng đến khu vực này.

Từ khoảng 14h30 – 15h30, tại khu du lịch Đồ Sơn (Hải Phòng) hàng trăm tàu thuyền của ngư dân đã được di chuyển về cảng cá Ngọc Hải neo đậu, tránh trú an toàn, không còn ngư dân ở lại trên tàu, trừ một số lực lượng có nhiệm vụ trông coi, đảm bảo an ninh trật tự.

Theo báo cáo của phường Đồ Sơn, 100% phương tiện trên địa bàn đã được đưa vào nơi tránh, trú bão an toàn. Tổng số du khách lưu trú tại các khách sạn, nhà nghỉ là 1.335 người, trong đó có 55 khách nước ngoài. Tại các bãi tắm khu 1, khu 2 không một bóng khách du lịch.

Bãi tắm ở Đồ Sơn vắng bóng khách du lịch chiều 21/7.

Bãi tắm ở Đồ Sơn vắng bóng khách du lịch chiều 21/7.

Đến 17h, khu vực Đồ Sơn xuất hiện gió mạnh cấp 5, cấp 6 kèm theo những đợt mưa rào nặng hạt trút xuống mỗi lúc một tăng dần về cường độ, tầm nhìn khá hạn chế.

Đến 17h, khu vực Đồ Sơn xuất hiện gió mạnh cấp 5, cấp 6 kèm theo những đợt mưa rào nặng hạt trút xuống mỗi lúc một tăng dần về cường độ, tầm nhìn khá hạn chế.

Bão Wipha cách Quảng Ninh 100km, dự báo giật cấp 14 trước khi đổ bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 18h ngày 21/7, vị trí tâm bão số 3 Wipha cách Quảng Ninh khoảng 100km, cách Hải Phòng khoảng 220km về phía Đông, cách Hưng Yên khoảng 240km, cách Ninh Bình khoảng 270km về phía Đông Đông Bắc.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-102 km/h), giật cấp 12. Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15 km/h.

Bão số 3 Wipha có thể mạnh lên cấp 10-11, giật cấp 14. (Nguồn: VNDMS)

Bão số 3 Wipha có thể mạnh lên cấp 10-11, giật cấp 14. (Nguồn: VNDMS)

Dự báo hiện tại cho thấy, bão số 3 Wipha sẽ mạnh cấp 10-11, giật cấp 14 trước khi đổ bộ đất liền vào khoảng trưa đến đầu giờ chiều mai 22/7.

Theo đó, trong 12 giờ tới, bão số 3 "quần thảo" khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11, giật cấp 14, khả năng mạnh thêm.

Trong sáng đến chiều mai, bão chạy dọc vùng biển từ Quảng Ninh đến Hải Phòng rồi đổ bộ đất liền. Đến 16h ngày 22/7, tâm bão số 3 trên đất liền ven biển Hải Phòng-Thanh Hóa, xu hướng giảm dần cường độ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10, giật cấp 13. Sau đó bão đi sâu vào đất liền và suy yếu dần.

Đến 16h ngày 23/7, bão số 3 Wipha trên khu vực Thượng Lào, suy yếu thành vùng áp thấp.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng chống bão Wipha tại Hải Phòng

Trưa 21/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng chống bão số 3 Wipha tại các khu vực xung yếu của TP Hải Phòng.

Đánh giá cao sự chỉ đạo nhanh chóng, kịp thời, rất rõ ràng đối với công tác phòng, chống bão, Phó Thủ tướng lưu ý Hải Phòng một số vấn đề, nhất là công tác dự báo sớm và đúng, để có biện pháp ứng phó kịp thời.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng chống bão số 3 Wipha tại các khu vực xung yếu của Hải Phòng. (Ảnh: Cổng thông tin điện tử TP Hải Phòng)

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng chống bão số 3 Wipha tại các khu vực xung yếu của Hải Phòng. (Ảnh: Cổng thông tin điện tử TP Hải Phòng)

Với công tác bảo đảm an toàn đê điều, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý yêu cầu đặt ra là phải kiểm soát từ trước. Những nơi xung yếu, chất lượng đê điều chưa bảo đảm phải tập trung xử lý ngay.

Về nguy cơ sạt lở, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng đây là vấn đề không thể chủ quan, dù ngay tại địa bàn thành phố, nguy cơ vẫn hiện hữu và phải được quan tâm xử lý một cách căn cơ, lâu dài. Hải Phòng cần tập trung rà soát, đánh giá lại toàn bộ các khu vực có nguy cơ sạt lở để xử lý dứt điểm, giải quyết căn cơ.

Tàu thuyền được kêu gọi về tập trung neo đậu an toàn tại các bến, bãi. (Ảnh: Cổng thông tin điện tử TP Hải Phòng)

Tàu thuyền được kêu gọi về tập trung neo đậu an toàn tại các bến, bãi. (Ảnh: Cổng thông tin điện tử TP Hải Phòng)

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, trên địa bàn TP Hải Phòng hiện có rất nhiều công trình trọng điểm kinh tế. Có công trình đã hoàn thành, đang hoạt động ổn định - những hạng mục này đã được tính toán, kiểm soát. Tuy nhiên, đáng lưu tâm hơn là những công trình đang trong giai đoạn thi công dở dang là điểm dễ phát sinh sơ hở, tiềm ẩn rủi ro lớn về thiệt hại tài sản trong bão, vì vậy cần đặc biệt quan tâm, kiểm soát chặt chẽ.

Đối với các khu vực lồng bè nuôi trồng thủy sản trên biển, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, phải cưỡng chế kiên quyết, nhưng muốn người dân thực sự di dời khỏi lồng bè thì phải bảo đảm phương án bảo vệ tài sản.

Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh cấm biển, ngư dân hối hả đưa thuyền tránh bão

Thanh Hóa: Do ảnh hưởng của bão số 3, từ chiều 20/7, địa phương này liên tục xuất hiện mưa lớn, tổng lượng mưa khu vực phía tây bắc tỉnh Thanh Hóa từ 150 - 300 mm, khu vực ven biển từ 200 - 400 mm, có nơi hơn 400 mm.

Ngư dân ven biển Thanh Hóa đang hối hả phòng chống bão.

Ngư dân ven biển Thanh Hóa đang hối hả phòng chống bão.

Tại phường Sầm Sơn, sáng 21/7, lực lượng chức năng địa phương cùng ngư dân vận chuyển hàng trăm thuyền, ngư cụ lên đường Hồ Xuân Hương. Chính quyền địa phương cương quyết không để ngư dân ở lại trên thuyền và đồng thời hỗ trợ đưa thuyền lên mặt đường để tránh trú.

Bên cạnh đó, loa phóng thanh liên tục phát các bản tin dự báo thời tiết và yêu cầu người dân tuân thủ các quy định phòng chống bão. Các hàng quán tại địa phương du lịch nổi tiếng tại Sầm Sơn đang triển khai các phương án phòng chống bão số 3. Nhiều người dân chuẩn bị các bao tải cát để gia cố mái nhà nhằm giảm thiểu thiệt hại khi bão đổ bộ vào đất liền.

Lực lượng chức năng hỗ trợ ngư dân phường Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa) đưa tàu, thuyền lên đường tránh trú bão.

Lực lượng chức năng hỗ trợ ngư dân phường Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa) đưa tàu, thuyền lên đường tránh trú bão.

Cũng trong sáng 21/7, trước diễn biến khó lường của bão số 3, Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa quyết định rút ngắn thời gian kỳ họp thứ 31, từ 2 ngày (21 đến 22/7) xuống còn chỉ trong 1 ngày 21/7, nhưng vẫn đảm bảo được các nội dung đề ra trong kỳ họp.

Chủ tịch UBND các xã, phường ven biển, các địa phương có hoạt động nghề cá chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND tỉnh, ban chỉ huy tỉnh nếu chủ quan, lơ là trong việc tổ chức cấm biển, dẫn tới thiệt hại về người và tài sản.

Các địa phương tổ chức hướng dẫn, sắp xếp, quản lý chặt chẽ tàu, thuyền tại nơi neo đậu, tránh trú đảm bảo an toàn theo đúng quy định; tuyệt đối không nổ máy động cơ khi đã neo đậu; kiên quyết không để người ở lại trên các phương tiện khi bão đổ bộ.

Nghệ An: Để phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do bão số 3 (bão Wipha), Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh ban hành Công điện khẩn để ứng phó bão. Trong đó cấm tất cả các loại tàu thuyền và phương tiện vận tải ra khơi từ 5 giờ ngày 21/7.

Lực lượng Bộ đội Biên phòng Nghệ An đang tích cực hỗ trợ ngư dân chằng chống tàu thuyền sẵn sàng đón bão. (Ảnh: CTV)

Lực lượng Bộ đội Biên phòng Nghệ An đang tích cực hỗ trợ ngư dân chằng chống tàu thuyền sẵn sàng đón bão. (Ảnh: CTV)

Theo thống kê, toàn tỉnh Nghệ An hiện có hơn 3.400 tàu cá, trong đó có khoảng 600 tàu khai thác xa bờ. Tính đến 17h ngày 20/7, Ban Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Nghệ An chỉ đạo các đơn vị tuyến biển thông báo, kêu gọi thêm được 574 lượt phương tiện với gần 3.000 lao động vào nơi trú tránh an toàn; còn 211 phương tiện với hơn 870 lao động đang hoạt động trên biển.

Hà Tĩnh: Ghi nhận tại một số địa phương ven biển, người dân đang hối hả đưa tàu thuyền và ngư cụ lên các vị trí an toàn để trú tránh bão số 3. Tại các khu cảng, lực lượng chức năng, Bộ đội Biên phòng đang tích cực hỗ trợ ngư dân chằng chống tàu thuyền để đảm bảo an toàn trước khi bão số 3 đổ bộ.

Lực lượng Bộ Đội Biên phòng Hà Tĩnh đang hỗ trợ người dân đưa tàu thuyền và chằng chống tại vị trí an toàn.

Lực lượng Bộ Đội Biên phòng Hà Tĩnh đang hỗ trợ người dân đưa tàu thuyền và chằng chống tại vị trí an toàn.

Gần 650 tàu thuyền nội và ngoại tỉnh neo đậu an toàn tại các khu vực cảng ở Hà Tĩnh.

Gần 650 tàu thuyền nội và ngoại tỉnh neo đậu an toàn tại các khu vực cảng ở Hà Tĩnh.

Ông Bùi Tuấn Sơn – Giám đốc Ban Quản lý các cảng cá Hà Tĩnh thông tin, đến sáng 21/7, toàn bộ tàu, thuyền đánh bắt ngoài khơi đã được liên lạc, hướng dẫn cập bờ. Tổng cộng có 635 phương tiện tàu, thuyền từ nội và ngoại tỉnh neo đậu an toàn tại các âu thuyền trên địa bàn.

Cụ thể, cảng Cửa Sót 262 tàu, thuyền; cảng Xuân Hội 42 tàu, thuyền; cảng Cửa Nhượng 191 tàu, thuyền; cảng Cửa khẩu Kỳ Hà 140 tàu, thuyền.

Tại khu vực Cảng Xuân Hội, Thiếu tá Hoàng Văn Hải – Trạm trưởng Trạm Kiểm soát Biên phòng Cửa Hội (Đồn Biên phòng Lạch Kèn - Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh) cho biết, từ sáng 20/7, lực lượng Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương triển khai kêu gọi, hỗ trợ ngư dân vào nơi tránh trú. Đồng thời bố trí tối đa lực lượng xuống địa bàn hỗ trợ người dân chằng chống tàu thuyền, nhà cửa để đảm bảo an toàn.

Sáng 21/7, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành công điện khẩn yêu cầu triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc cấm các phương tiện ra khơi từ 12h trưa 21/7 cho đến khi có thông báo mới.

Chiến sĩ Biên phòng Quảng Ninh gia cố nhà cửa người dân

Cán bộ, chiến sĩ biên phòng Quảng Ninh gia cố nhà cửa người dân tại khu vực Vạn Gia, Móng Cái, Quảng Ninh (Ảnh:Tiến Thắng)

Cán bộ, chiến sĩ biên phòng Quảng Ninh gia cố nhà cửa người dân tại khu vực Vạn Gia, Móng Cái, Quảng Ninh (Ảnh:Tiến Thắng)

Cán bộ, chiến sĩ biên phòng Quảng Ninh gia cố nhà cửa người dân tại khu vực Vạn Gia, Móng Cái, Quảng Ninh

Cán bộ, chiến sĩ biên phòng Quảng Ninh gia cố nhà cửa người dân tại khu vực Vạn Gia, Móng Cái, Quảng Ninh

Cán bộ, chiến sĩ biên phòng Quảng Ninh gia cố nhà cửa người dân tại khu vực Vạn Gia, Móng Cái, Quảng Ninh

Cán bộ, chiến sĩ biên phòng Quảng Ninh gia cố nhà cửa người dân tại khu vực Vạn Gia, Móng Cái, Quảng Ninh

Bão số 3 Wipha tăng cấp, mưa lớn đỉnh điểm trong đêm nay đến sáng mai

Video: Bà Nguyễn Thanh Bình cập nhật mới nhất về bão số 3. (Nguồn: Fanpage Cục Khí tượng thủy văn)

Bà Nguyễn Thanh Bình, Dự báo viên chính Phòng Dự báo số trị viễn thám, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, tâm bão số 3 đã có diễn biến thay đổi, đổ bộ vào khu vực phía Nam Trung Quốc trước khi di chuyển qua bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc).

Bản đồ dự báo quỹ đạo và cường độ bão số 3. (Nguồn: NCHMF)

Bản đồ dự báo quỹ đạo và cường độ bão số 3. (Nguồn: NCHMF)

Sáng sớm nay, từ bán đảo Lôi Châu, bão số 3 Wipha đi xuống vịnh Bắc Bộ, tốc độ xu hướng giảm chậm lại. Trong vài giờ gần đây, khi xuống vịnh Bắc Bộ, bão có xu hướng tăng tốc. Hiện nay, tốc độ di chuyển trung bình của bão là 15km/h.

Hoàn lưu của mây bão khá rộng. Hiện nay, ảnh mây vệ tinh cho thấy mây đã bao phủ khắp Đông Bắc Bộ và một bên mở rộng đến tận phía Đông khu vực bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc).

"Tuy nhiên, phần mây dày và mây đối lưu phát triển có thể gây mưa lại nằm trong phạm vi hẹp. Vì vậy, hôm nay 21/7, ở Hà Nội và một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ không có nắng, mưa chưa nhiều. Nhưng với xu hướng di chuyển của cơn bão số 3 Wipha khi xuống vịnh Bắc Bộ, tổ chức mây sẽ ổn định lại, cường độ có thể tăng thêm.

Trong những giờ tới, khi bão di chuyển sát vào khu vực ven biển nước ta, vùng mây đối lưu sẽ tiến đến gần hơn và mưa sẽ tăng lên", bà Bình nhận định.

Cũng theo bà Bình, tính toán của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho thấy, mưa sẽ tăng lên trong chiều tối nay và mưa nhiều nhất trong đêm nay đến sáng mai khi tâm bão tiến gần ven biển nước ta.

Lượng mưa cực đoan có thể gây ngập úng ở vùng trũng và đặc biệt nguy cơ gây lũ quét, sạt lở đất nghiêm trọng ở vùng núi.

Bà Nguyễn Thanh Bình cũng lưu ý, sạt lở đất không chỉ xảy ra trong thời điểm mưa lớn nhất. Ngay cả sau khi bão tan, mưa vẫn tiếp diễn, dù không quá dữ dội nhưng nguy cơ lũ quét, trượt lở đất vẫn ở mức cao. Nhiều trường hợp mưa giảm rồi nhưng sạt lở vẫn xảy ra nghiêm trọng.

Gió giật cấp 7, cấp 8 tại đặc khu Bạch Long Vĩ

Tại đặc khu Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) xuất hiện mưa to và có gió giật cấp 7-8. Toàn bộ 84 ngư dân và người dân khu xung yếu được sơ tán lên bờ, 66 tàu thuyền được cẩu lên tránh bão.

Trưa 21/7, thông tin với phóng viên Báo Điện tử VTC News, lãnh đạo đặc khu Bạch Long Vĩ cho biết, thời điểm hiện tại, tại đây thời tiết có mưa to, gió giật cấp 7, cấp 8.

Địa phương đã đưa 84 ngư dân của các tàu thuyền lên bờ tránh bão và 17 người dân thuộc 8 hộ ở khu xung yếu cạnh đường dạo âu cảng về nơi tránh trú an toàn tại nhà thi đấu đa năng đặc khu.

66 phương tiện tàu thuyền trên khu vực Bạch Long Vĩ đã được cẩu lên bờ, 10 phương tiện tàu thuyền neo đậu trong âu cảng.

Tại đặc khu Bạch Long Vĩ xuất hiện mưa lớn kèm gió giật cấp 7, cấp 8 trong sáng 21/7. (Ảnh: Minh Hương)

Tại đặc khu Bạch Long Vĩ xuất hiện mưa lớn kèm gió giật cấp 7, cấp 8 trong sáng 21/7. (Ảnh: Minh Hương)

Trước đó, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đặc khu Bạch Long Vĩ đã họp triển khai các phương án phòng chống bão trên đảo và vùng biển quanh đảo.

Đồng thời, cơ quan chức năng tuyên truyền thường xuyên trên hệ thống loa truyền thanh đặc khu và hệ thống truyền thanh của BQL Cảng, Đồn Biên phòng Bạch Long Vĩ về cơn bão số 3 để Nhân dân, ngư dân phòng, tránh.

Người dân tại đặc khu Bạch Long Vĩ hiện được đưa đến nơi an toàn trước khi bão số 3 đổ bộ. (Ảnh: Minh Hương)

Người dân tại đặc khu Bạch Long Vĩ hiện được đưa đến nơi an toàn trước khi bão số 3 đổ bộ. (Ảnh: Minh Hương)

Đối với các phương tiện tàu thuyền, địa phương đã giao Đồn Biên phòng Bạch Long Vĩ thông tin, kêu gọi các phương tiện còn đang hoạt động trên biển về nơi tránh trú bão an toàn. Địa phương cũng đôn đốc, hướng dẫn ngư dân trên các phương tiện neo đậu trong âu cảng neo buộc, chằng chống tàu thuyền.

Người dân Quảng Ninh - Hải Phòng hối hả phòng chống bão số 3

Ngày 21/7, thời tiết tại khu vực trung tâm Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh có mưa nặng hạt song chưa có gió giật mạnh. Tuy nhiên, không vì thế mà người dân chủ quan trong việc phòng chống bão.

Ghi nhận của PV Báo điện tử VTC News ngày 21/7, hàng loạt nhà dân và các khách sạn đã cắt cử người tiến hành gia cố lại mái, bảng biển quảng cáo nhằm giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp bão số 3 đổ bộ.

Trong sáng 21/7, người dân tranh thủ gia cố đề phòng nước tràn vào nhà khi bão đổ bộ gây mưa lớn. (Ảnh: Tiến Thắng)

Trong sáng 21/7, người dân tranh thủ gia cố đề phòng nước tràn vào nhà khi bão đổ bộ gây mưa lớn. (Ảnh: Tiến Thắng)

Bộ Tư lệnh Quân khu 3 và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh đã huy động tổng lực hơn 2.660 cán bộ, chiến sĩ cùng hàng trăm phương tiện chuyên dụng sẵn sàng tại các địa bàn xung yếu, trực chiến 24/24h, đảm bảo ứng phó kịp thời với mọi tình huống.

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), tỉnh Quảng Ninh cũng chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó. Ngay từ chiều 20/7, công tác kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú bão được triển khai nghiêm túc, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện trên biển.

Nhân viên khách sạn gia cố bảng biển quảng cáo giảm thiểu nguy cơ gió bão giật hỏng. (Ảnh: Tiến Thắng)

Nhân viên khách sạn gia cố bảng biển quảng cáo giảm thiểu nguy cơ gió bão giật hỏng. (Ảnh: Tiến Thắng)

Toàn tỉnh hiện có 4.283 tàu cá các loại đã được thông tin, hướng dẫn đến người quản lý phương tiện về diễn biến của bão. Trong đó, 275 tàu đánh bắt xa bờ (gồm 164 tàu đang hoạt động, 7 tàu hoạt động tại vùng biển các tỉnh khác); 111 tàu đang neo đậu trong tỉnh; 4.008 tàu đánh bắt gần bờ hoạt động theo phương thức “sáng đi, chiều về” đã chủ động neo đậu tại các bến cá, khu vực kín gió trong tỉnh, cũng như tại các khu tránh trú bão ở Cát Bà, Đồ Sơn (TP Hải Phòng).

Cùng với đó, 111 tàu khách và 375 tàu du lịch trên địa bàn tỉnh đã được thông tin, cập nhật tình hình bão tới người quản lý. Các tàu này đang khẩn trương trở về bến, hoàn tất công tác neo đậu an toàn từ 18h ngày 20/7.

Người dân tranh thủ cắt tỉa cành cây trước khi bão số 3 đổ bộ đất liền. (Ảnh: Tiến Thắng)

Người dân tranh thủ cắt tỉa cành cây trước khi bão số 3 đổ bộ đất liền. (Ảnh: Tiến Thắng)

Tỉnh Quảng Ninh cũng có 7.708 cơ sở nuôi trồng thủy sản, trong đó có 690 cơ sở nuôi trồng trên biển. Tất cả các hộ nuôi trồng đã được thông tin, hướng dẫn triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, trong đó ưu tiên di dời người lao động, đặc biệt là phụ nữ, người già và trẻ em lên bờ trước khi bão đổ bộ. Công tác này dự kiến hoàn thành trong sáng 21/7.

Rút kinh nghiệm từ trận bão Yagi năm 2024, người dân tại Quảng Ninh đã chủ động dùng bao cát gia cố mái nhà cẩn thận. (Ảnh: Tiến Thắng)

Rút kinh nghiệm từ trận bão Yagi năm 2024, người dân tại Quảng Ninh đã chủ động dùng bao cát gia cố mái nhà cẩn thận. (Ảnh: Tiến Thắng)

Đáng chú ý, để tăng cường cảnh báo và nâng cao nhận thức cho ngư dân tại các xã đảo, Đồn biên phòng Cô Tô, Ngọc Vừng đã tổ chức bắn tổng cộng 12 quả pháo hiệu báo bão vào tối 19/7 và sẽ tiếp tục trong các tối tiếp theo.

Bão số 3 áp sát đất liền, cảnh báo cực kỳ nguy hiểm

Bão số 3 đi vào Vịnh Bắc Bộ, cách Quảng Ninh 190km

Sáng nay (21/7), bão số 3 đã vượt qua khu vực phía Bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), đi vào phía Bắc vịnh Bắc Bộ.

Đường đi của cơn bão số 3 lúc 11h ngày 21/7. (Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia)

Đường đi của cơn bão số 3 lúc 11h ngày 21/7. (Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia)

Hồi 10h, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,2°N; 109,6°E, cách Quảng Ninh khoảng 190km, Hải Phòng 310km; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 9 (75–88km/h), giật cấp 11; di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ 10–15km/h.

Dự báo:

22h ngày 21/7: Tâm bão ở khoảng 20,7°N; 108,2°E (Bắc vịnh Bắc Bộ). Cường độ: cấp 10–11, giật cấp 14.

10h ngày 22/7: Tâm bão ở khoảng 20,3°N; 106,8°E (vùng biển Hải Phòng–Thanh Hóa). Cường độ: cấp 10–11, giật cấp 14.

10h ngày 23/7: Tâm bão ở khoảng 19,7°N; 104,3°E (trên đất liền Thượng Lào), suy yếu thành áp thấp.

Vùng biển phía Tây Bắc Bắc Biển Đông: gió cấp 7–8, giật cấp 10; sóng cao 3,0–5,0m; biển động mạnh.

Bắc vịnh Bắc Bộ (Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải, Hòn Dấu): gió cấp 6–7, sau tăng lên cấp 8–9, vùng gần tâm bão cấp 10–11, giật cấp 14; sóng 4,0–6,0m; biển động dữ dội.

Nam vịnh Bắc Bộ (Hòn Ngư): gió tăng dần cấp 6–7, vùng gần tâm bão cấp 8–9, giật cấp 11; sóng cao 2,0–4,0m; biển động rất mạnh.

Khuyến cáo: Nước dâng do bão tại ven biển Hưng Yên–Quảng Ninh:

Mực nước dâng 0,5–1,0m.• Ba Lạt: 2,4–2,6m | Hòn Dấu: 3,9–4,3m | Cửa Ông: 4,6–5,0m | Trà Cổ: 3,6–4,0m.Nguy cơ ngập úng vùng ven biển và cửa sông vào chiều 22/7.

Tác động nghiêm trọng:

Gió mạnh, lốc xoáy, sóng lớn và nước biển dâng có thể gây hư hại tàu thuyền, công trình ven biển, khu nuôi trồng thủy sản.

Trên đất liền: Từ đêm 21/7, ven biển Quảng Ninh – Nghệ An gió cấp 7–9, vùng gần tâm bão cấp 10–11, giật cấp 14. Các tỉnh Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình, Thanh Hóa gió cấp 6, giật cấp 7–8.Gió mạnh cấp 10–11 có thể làm đổ cây, cột điện, tốc mái nhà.

Cảnh báo mưa lớn:Từ 21–23/7, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An: mưa phổ biến 200–350mm, có nơi trên 600mm.

Các nơi khác ở Bắc Bộ và Hà Tĩnh: 100–200mm, có nơi trên 300mm.Nguy cơ mưa cực lớn (>150mm/3h), lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt vùng trũng thấp.

Cấp độ rủi ro thiên tai:Cấp 3: khu vực vịnh Bắc Bộ, ven biển và đất liền từ Quảng Ninh đến Nghệ An.

Lúc 10h ngày 21/7, bão số 3 cách Hưng Yên khoảng 340km và cách Ninh Bình khoảng 365km về phía Đông Đông Bắc.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An hướng dẫn các phương tiện của ngư dân neo đậu, tránh trú bão. (Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân)

Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An hướng dẫn các phương tiện của ngư dân neo đậu, tránh trú bão. (Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân)

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88 km/h), giật cấp 11.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/h.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, lúc 9h ngày 21/7, bão số 3 Wipha vào vịnh Bắc Bộ, bắt đầu quá trình mạnh trở lại nhờ nguồn năng lượng dồi dào từ đại dương.

Hiện tại, bão cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 200 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88 km/h), giật cấp 11.

Ngày mai, bão sẽ áp sát bờ và đổ bộ khu vực từ Nam Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa, cường độ cấp 9-10, giật 13. Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa to từ chiều nay đến 23/7, tâm mưa vùng đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An với lượng mưa từ 200-350mm, có nơi trên 600mm.

Trong 24 giờ tới, bão trên khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ, di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ chậm lại, khoảng 10-15km/h và có thể mạnh lên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11, giật cấp 14.

Khoảng 7h ngày 23/7, bão số 3 Wipha trên đất liền các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An, di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 10-15km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới với cường độ mạnh cấp 6, giật cấp 8.

Tác động của bão số 3 Wipha, vùng biển phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10, sóng biển cao 3-5m, biển động mạnh.

Vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm các đặc khu Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải, đảo Hòn Dấu) gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 14, sóng biển cao 2-4m, vùng gần tâm bão 3-5m, biển động dữ dội.

Vùng biển Nam vịnh Bắc Bộ (bao gồm đảo Hòn Ngư) gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2-4m, biển động rất mạnh.

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/truc-tiep-con-bao-so-3-wipha-nam-2025-cap-nhat-tinh-hinh-bao-moi-nhat-ar955471.html