Trump và Biden, ai được phố Wall hậu thuẫn cho vị trí Tổng thống Mỹ
Mối quan hệ giữa các nhà tài chính Phố Wall và các chính trị gia hiện đang rất được quan tâm. Trong cuộc bầu cử Mỹ sắp diễn ra, Donald Trump hay Joe Biden là người được phố Wall ủng hộ cho vị trí Tổng thống Mỹ tiếp theo, là điều được nhiều nhà bình luận chú ý.
Bài liên quan
Bầu cử Mỹ: Trump và đảng Cộng hòa đang gặp vấn đề tại các bang chiến trường
Bầu cử Mỹ 2020: Vấn đề người Latinh có thể khiến Binden thua cuộc
Bầu cử Mỹ 2020: Facebook chặn các quảng cáo chính trị phút chót
Bầu cử Mỹ: Mặt trận Trung - Tây vẫn sẽ là nơi quyết định người thắng cuộc
Mỹ kết luận Tổng thống Putin can thiệp vào bầu cử Mỹ năm 2016
Goldman Sachs, một ngân hàng, đôi khi lại được gọi bằng biệt danh “Government Sachs”. Ảnh: Getty
Bài liên quan
Bầu cử Mỹ: Trump và đảng Cộng hòa đang gặp vấn đề tại các bang chiến trường
Bầu cử Mỹ 2020: Vấn đề người Latinh có thể khiến Binden thua cuộc
Bầu cử Mỹ: Mặt trận Trung - Tây vẫn sẽ là nơi quyết định người thắng cuộc
Không phải bỗng dưng mà Goldman Sachs, một ngân hàng, đôi khi lại được gọi bằng biệt danh “Government Sachs”.
Nhưng những ông trùm tài chính từ New York quan trọng đến thế nào với thành công chính trị ở Washington DC?
Mối quan hệ này có thể được định lượng thông qua các dữ liệu mở rộng được thu thập từ các khoản đóng góp trong chiến dịch tranh cử. Đây không phải một công việc dễ dàng gì.
Việc đầu tiên là xác định những cá nhân ưu tú nhất của Phố Wall.
Tầng lớp thượng lưu này bao gồm những ông chủ ngân hàng như JPMorgan Chase và Morgan Stanley cũng như người đứng đầu một số quỹ đầu cơ, quỹ đầu tư tư nhân, công ty và cá nhân quản lý tài sản ở New York, New Jersey và Connecticut.
Thêm vào đó là các tỷ phú người New York trong danh sách Forbes, những người làm giàu bằng một số hình thức tài chính, như Michael Bloomberg từ công ty thông tin tài chính cùng tên.
Theo cách này, tổng số nhà tài phiệt lên tới 68 người. Trong danh sách này, 52 người đã rót tiền cho các chiến dịch chính trị trong ít nhất một trong hai chu kỳ tổng tuyển cử gần đây nhất (2015-16 và 2019-20).
Tổng số tài sản của nhóm 'tinh hoa' này trị giá 310 tỷ đô la cùng với việc họ đang quản lý các tập đoàn với tổng giá trị lên tới 32 nghìn tỷ đô la.
Những ước tính về sự đóng góp chính trị của họ được rút ra từ dữ liệu về chiến dịch tài chính từ các khoản quyên góp cá nhân của cơ quan quản lý cấp Chính phủ - Ủy ban Bầu cử Liên bang.
Tạp chí kinh tế hàng đầu Economist đã cố gắng liên hệ với các nhà tài trợ lớn để làm rõ hơn thông tin. Không phải ai cũng đáp lại.
Hầu hết các mạnh thường quân Phố Wall này đều chọn đi nước đôi; họ rót tiền cho cả hai Đảng trong chiến dịch tranh cử.
Nhưng những người đóng góp nhiều nhất, dựa trên dữ liệu trong quá khứ, có xu hướng trung thành với một đảng duy nhất.
Trump hay Biden được phố Wall hậu thuẫn? Ảnh: NBC
8 trong số 52 người - bao gồm Cliff Asness của AQR Capital Management, một công ty quản lý đầu tư; Robert Mercer - đồng giám đốc của Renaissance Technologies, một quỹ đầu cơ; và Paul Singer của Elliott Management, một công ty đầu tư chủ động - chỉ ủng hộ cho các chiến dịch của Đảng Cộng hòa trong chu kỳ bầu cử năm 2016.
9 người bao gồm Jim Simons - đồng nghiệp của ông Mercer, người sáng lập của Renaissance; George Soros - một ông trùm đầu cơ đã về hưu và David Elliot Shaw của D.E.Shaw - một quỹ đầu cơ khác, lại hoàn toàn ủng hộ các ứng cử viên của Đảng Dân chủ.
Trong những năm gần đây, những người ủng hộ đảng Cộng hòa có vẻ giảm đi sự trung thành của mình. Chỉ còn ba người trong số họ vẫn hoàn toàn ủng hộ Đảng Cộng hòa, trong đó có Singer và Mercer.
Nếu như trong năm 2016, tổng số tiền quyên góp chủ yếu dành cho phe Cộng hòa, thì nay đã được chia đều cho cả hai bên.
Khuynh hướng nghiêng về một Đảng và nhiều yếu tố khác nữa, đã thay đổi, kể từ cuộc bầu cử vừa qua.
Thứ nhất, số tiền tài trợ đã giảm. Như trong năm 2016, các nhà tài chính đã chi 130 triệu đô la cho các chiến dịch chính trị, tương đương 1,4% tổng số tiền huy động được.
Tới chu kỳ lần này, tỷ lệ đóng góp của họ chỉ là 0,5%. Đáng chú ý là trong năm 2020, nhiều nhà tài chính có vẻ sẽ ngồi ngoài cuộc; khoảng 1/5 những nhà tài trợ chủ chốt trong cuộc bầu cử trước sẽ không đóng góp chút nào cho cuộc bầu cử tới đây năm 2020.
Sự giảm sút này phần lớn đến từ việc sụt giảm các khoản tài trợ cho chiến dịch tranh cử tổng thống, đặc biệt là cho ông Donald Trump.
Stephen Schwarzman của Blackstone - công ty đầu tư tư nhân, chi hơn 18 triệu đô la trong năm nay, so với xấp xỉ 5 triệu đô la trong năm 2016, là "gã khổng lồ" duy nhất tăng phần đầu tư của mình cho tổng thống.
Ông Mercer đã rót hơn 15,7 triệu đô la cho các Ủy ban trực thuộc Tổng thống Trump trong năm 2016. Lần này, Mercer chỉ ủng hộ vẻn vẹn chưa đầy 400.000 đô la.
Câu chuyện tương tự xảy ra với Joe Biden, đối thủ của Đảng Dân chủ.
Hai người ủng hộ ông Biden lớn nhất hiện nay là Soros và Shaw của phố Wall, mỗi người chỉ chi khoảng 500.000 đô la - ít hơn số tiền họ đã tài trợ cho bà Hillary Clinton cùng thời điểm trong cuộc chạy đua với ông Trump năm 2016.
Ngược lại, cuộc đua vào Quốc hội lại đang thu hút được nhiều chú ý hơn.
Nhóm tài phiệt Phố Wall đã chi hơn 8 triệu USD cho các cuộc đua vào Thượng viện và 19 triệu USD cho các cuộc đua Hạ viện, gấp ba lần số tiền đóng góp cho các cuộc đua vào Quốc hội vào thời điểm này năm 2016.
Tổ chức Senate Majority PAC (SMP) rất nổi tiếng với các nhà tài trợ Đảng Dân chủ.
Ông Shaw đã đóng góp cho các chiến dịch của Thượng viện nhiều hơn cho các chiến dịch của ông Biden. Ông Simons đã gửi gắm 3,5 triệu đô la cho SMP.
Cuộc đua vào Thượng viện rất được quan tâm vì được dự đoán sẽ rất căng thẳng.
Dù vậy, khoản tài trợ khiêm tốn cuộc chiến tranh cử tổng thống có lẽ phản ánh một thực tế ảm đạm, rằng cả Trump và Biden đều không còn sức hút nhiệt tình nữa.
Ít nhất thì những người mà lo lắng rằng Phố Wall sẽ thao túng Washington bằng túi tiền của mình đã có thể tự an ủi rằng, cho đến thời điểm hiện tại, con số tài trợ từ những nhà tài chính sẽ là không đủ để xác định cuộc đua giành ghế Tổng thống.