Trứng giúp cải thiện chức năng nhận thức

Có nhiều lý do để bạn bắt đầu ăn trứng mỗi ngày như giảm viêm, tăng cường cơ bắp và tăng hệ thống miễn dịch.

 Chức năng nhận thức được cải thiện nhờ ăn trứng mỗi ngày. Ảnh: Unplash.

Chức năng nhận thức được cải thiện nhờ ăn trứng mỗi ngày. Ảnh: Unplash.

Một nghiên cứu gần đây phát hiện ra trứng ngoài mang lại lợi ích cho cơ thể còn là thứ mà não bộ muốn bạn bổ sung thêm vì có thể giúp cải thiện chức năng nhận thức.

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Nutritional Neuroscience với sự tham gia của 79 người trong độ tuổi từ 18-75 được tiến hành đánh giá chức năng nhận thức tại các thời điểm khác nhau trong suốt quá trình thử nghiệm.

Các phát hiện cho thấy khi ăn trứng chất thủy phân protein NWT-03 dường như không giúp những người tham gia cải thiện chức năng cảnh giác tâm lý vận động, mà liên quan tốt hơn đến hiệu suất trong quá trình phản ứng chống lại tín hiệu.

“Đây là nghiên cứu rất thú vị vì nó đi sâu vào thành phần hóa học có lợi của trứng và cách thủy phân protein, kết quả này có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe. Thành phần thủy phân NWT-03 có khả năng cải thiện chức năng nhận thức trong miền chức năng điều hành chịu trách nhiệm cho khả năng tự điều chỉnh, sáng tạo, chú ý, lý luận, trí nhớ và kiểm soát ức chế, cải thiện tính linh hoạt của tinh thần bên cạnh các chức năng khác”, Kiran Campbell, nhà nghiên cứu và phát triển, chia sẻ với Eat This, Not That.

Mặc dù đây là những phát hiện tích cực và đầy hứa hẹn nhưng khó để xác định lợi ích này có hoàn toàn đến từ protein của trứng hay không, vì trứng có các thành phần được chứng minh là có lợi cho sức khỏe não bộ và chức năng nhận thức, đặc biệt là lòng đỏ trứng.

Trong nhiều năm, chúng ta nghĩ việc ăn quá nhiều trứng gồm lòng đỏ giàu cholesterol sẽ gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, hơn một thập kỷ trở lại đây chúng ta biết được mức cholesterol trong máu ít liên quan đến lượng cholesterol trong chế độ ăn uống.

"Lòng đỏ trứng cũng chứa các chất dinh dưỡng thực vật có giá trị tăng cường sức khỏe như choline, lutein và zeaxanthin. Theo một số nghiên cứu, những chất dinh dưỡng này có thể liên quan đến việc cải thiện chức năng nhận thức", Campbell, cho biết thêm.

Đồng thời, chúng ta nên tập trung vào mô hình ăn uống lành mạnh và dung nạp các chất dinh dưỡng mà cơ thể và não bộ cần để hoạt động ở mức tối ưu. Điều này bao gồm chế độ ăn ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và protein ít chất béo, bên cạnh việc hạn chế bổ sung đường, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.

Tần suất bạn cung cấp năng lượng cho cơ thể cũng rất quan trọng đối với chức năng nhận thức, nếu không cung cấp cho bộ não những gì nó cần để hoạt động bạn sẽ cảm thấy uể oải và khó tập trung vào các công việc hàng ngày.

Bằng cách tuân theo mô hình bữa ăn nhất quán hàng ngày cho các bữa ăn sáng, trưa, tối và có thể là 1 hoặc 2 bữa ăn nhẹ để tránh làm cạn kiệt chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và não, cũng như tránh các tác dụng phụ.

Cuốn sách bên bờ sự sống

Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.

https://zingnews.vn/loi-hoi-dap-tren-hanh-trinh-vat-lon-voi-ung-thu-cua-bac-si-tre-post1070188.html

Như Ngọc

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/trung-giup-cai-thien-chuc-nang-nhan-thuc-post1380428.html