Trung Quốc chính thức xin gia nhập hiệp ước thương mại CPTPP
Trung Quốc đã đề nghị gia nhập một hiệp ước thương mại Thái Bình Dương có sự tham gia của Nhật Bản, Australia, Malaysia và các nền kinh tế khu vực khác, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết hôm thứ Năm (16/9).
Cụ thể, Bắc Kinh đã chính thức đệ đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) gồm 11 thành viên, trước đây được gọi là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương. Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Wang Wentao đã trình đơn gia nhập của Trung Quốc cho người đồng cấp New Zealand Damien O'Connor và thảo luận về quá trình sắp tới qua điện thoại.
Hiện New Zealand đóng vai trò là cơ quan lưu chiểu cho CPTPP, nơi xử lý các nhiệm vụ hành chính khác nhau cho hiệp ước, như yêu cầu gia nhập tổ chức.
Đại diện của các nước thành viên Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương tham gia một cuộc họp báo tại Santiago, Chile, vào năm 2019. Ảnh: Reuters
Trong bài phát biểu trước hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương qua video vào tháng 11/2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc 'sẽ xem xét thuận lợi' của việc tham gia CPTPP.
Trung Quốc cũng đang nỗ lực để đạt được mục tiêu gia nhập vào ngày 1 tháng 1. Hiệp ước thương mại gồm 15 thành viên Đông Nam Á. Điều này là một phần trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm mở rộng ảnh hưởng kinh tế của mình đối với trật tự toàn cầu.
Tuy nhiên, nỗ lực gia nhập CPTPP của Trung Quốc phải đối mặt với xung đột thương mại với Australia và bất đồng về lãnh thổ với các quốc gia thành viên khác.
Hiện hiệp ước CPTPP hiện gồm 11 thành viên là Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
Theo quy định, việc gia nhập CPTPP cần phải có sự phê chuẩn của tất cả 11 quốc gia thành viên, trong khi Trung Quốc hiện có tranh chấp thương mại với một số quốc gia thành viên, trong đó có Úc.
Nếu Trung Quốc được gia nhập CPTPP, nước này sẽ là quốc gia lớn nhất của hiệp định và cũng đưa tổng GDP của các nền kinh tế thành viên sẽ chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu, so với hơn 10% được tạo ra từ 11 thành viên hiện nay.
Trước khi được 11 quốc gia thành viên ký vào năm 2018, CPTPP được biết với tên gọi là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Mỹ đã tuyên bố rút khỏi TPP vào năm 2017.
Quyết định nộp đơn xin gia nhập CPTPP của Bắc Kinh được đưa ra một ngày sau khi Mỹ, Anh và Úc thành lập một liên minh quốc phòng mới ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có tên AUKUS nhằm đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Hoàng Long (theo Nikkei)