Trung Quốc hoàn thành thử nghiệm thủy phi cơ lớn nhất thế giới

Thủy phi cơ đổ bộ cỡ lớn AG600-1003, phiên bản máy bay lưỡng cư lớn nhất thế giới do Trung Quốc tự phát triển, đã hoàn thành cuộc bay thử nghiệm đầu tiên.

Ảnh: Weibo

Ảnh: Weibo

Theo đài Sputnik (Nga), Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) mới đây cho biết họ đã kích hoạt bốn động cơ phản lực cánh quạt trên nguyên mẫu AG600-1003. Giới chức hy vọng đây sẽ trở thành thủy phi cơ tiêu chuẩn của nước này.

Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin thủy phi cơ phiên bản mới mang tên Kunlong, đã hoàn thành lắp ráp vào ngày 26/12/2021 và cả 4 động cơ đã được kiểm tra trong quá trình thử nghiệm.

“AG600 đã hoàn thành hơn 100 giờ bay thử nghiệm khoa học, tích lũy và thu thập được một lượng lớn dữ liệu bay thử nghiệm. Nhóm nghiên cứu đã cải thiện lý thuyết, phương pháp thiết kế và xác minh quan trọng, như khí động học và thủy động lực học, cho thủy phi cơ này và tạo ra những bước đột phá hơn trong công nghệ thiết kế thủy phi cơ quan trọng”, AVIC cho biết trong một tuyên bố.

Ảnh: Weibo

Ảnh: Weibo

Với chiều dài 36,8 mét và sải cánh 38,7 mét, phiên bản AG600 mới có kích thước tương đương một chiếc máy bay Boeing 737 và lớn hơn cả thủy phi cơ lớn nhất đang được sử dụng hiện nay - Japan’s ShinMaywa US-2. Chiếc máy bay lưỡng cư này được kỳ vọng sẽ đảm nhiệm các vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm, cứu nạn, cứu hỏa và cứu hộ hàng hải, cũng như các vai trò khác.

Giống như những chiếc thủy phi cơ khác, phần đáy của thân máy bay AG600 giống như thân thuyền giúp nó nổi dễ dàng trên mặt nước. Kunlong cũng có hai bộ ổn định phao trên đầu cánh để giữ cho phương tiện không bị lăn khi ở dưới nước. Tuy nhiên, AG600 cũng có thiết bị hạ cánh có thể thu vào, cho phép máy bay cất cánh và hạ cánh ở các đường băng thông thường. Khi bánh răng thu lại, thiết bị sẽ gấp lại thành phao ở bên thân máy bay, giúp tăng thêm độ ổn định của máy bay trên mặt nước.

Ảnh: Weibo

Ảnh: Weibo

Bốn động cơ của Kunlong đều là động cơ phản lực cánh quạt WJ-6, phiên bản được chế tạo theo nguyên mẫu động cơ AI-20 của Liên Xô. Động cơ này do phòng thiết kế Ivchenko sản xuất và được sử dụng trong các máy bay Thiểm Tây Y-8 và Y-9 của Trung Quốc, cũng như Tu-4 của Liên Xô.

Ảnh: Weibo

Ảnh: Weibo

Tuy nhiên, Kunlong không phải là phiên bản đầu tiên của AG600. Phiên bản đầu tiên của thủy phi cơ này đã được thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2018. Phiên bản mới được thiết kế lại toàn bộ phần thân, cũng như định vị lại buồng lái để cao hơn và lùi xa hơn.

Thủy phi cơ là loại máy bay vô cùng linh hoạt, có thể hạ cánh trên mọi khu vực sông, hồ hoặc dải nước. Chúng cũng có thiết bị hạ cánh ở đường băng tiêu chuẩn trên đất liền. Phát triển này được coi là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc, không chỉ vì quốc gia này có nhiều đường thủy, mà còn vì họ đang rất cần một máy bay cứu hộ mới mạnh mẽ.

Trung Quốc hiện có một số chiếc thủy phi cơ Harbin SH-5, lớn gần bằng chiếc US-2. Không rõ khi phiên bản mới của AG6000 được đưa vào biên chế, Harbin SH-5 có được cho nghỉ hưu hay không. New Zealand và Malaysia đang bày tỏ mong muốn có thể mua AG600-1003. Tuy nhiên, AVIC chỉ có kế hoạch nhận tương đối ít đơn đặt hàng cho phiên bản thủy phi cơ này.

Video: Thủy phi cơ AG600-1003 do Trung Quốc sản xuất đã hoàn thành cuộc bay thử nghiệm đầu tiên (Nguồn: CCTV):

Hải Vân/Báo Tin tức

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/the-gioi/trung-quoc-hoan-thanh-thu-nghiem-thuy-phi-co-lon-nhat-the-gioi-20220212103210456.htm