Trung Quốc khoe J-11 khiến Nga phải hối hận vì trót bán Su-27

Từ chiếc Su-27 của Nga, Trung Quốc đã sao chép và chế tạo ra những mẫu máy bay tiên tiến không thua kém gì phiên bản ban đầu và đã trở thành một thế lực không quân trên thế giới.

 Tiêm kích J-11B ngày nay trở thành trụ cột của phi đội máy bay chiến đấu hạng nặng của Trung Quốc và được coi là một trong những máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư có khả năng phục vụ tốt nhất về cả khả năng không đối không và tấn công.

Tiêm kích J-11B ngày nay trở thành trụ cột của phi đội máy bay chiến đấu hạng nặng của Trung Quốc và được coi là một trong những máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư có khả năng phục vụ tốt nhất về cả khả năng không đối không và tấn công.

Hơn 200 máy bay chiến đấu J-11B hiện đang được biên chế trong Không quân Trung Quốc, bao gồm 70 chiếc trong Hải quân và khoảng 140 chiếc trong lực lượng Không quân nước này.

Hơn 200 máy bay chiến đấu J-11B hiện đang được biên chế trong Không quân Trung Quốc, bao gồm 70 chiếc trong Hải quân và khoảng 140 chiếc trong lực lượng Không quân nước này.

Thiết kế của chiến đấu cơ J-11B dựa trên khung máy bay Su-27 Flanker của Liên Xô, Su-27 được đánh giá là loại máy bay có khả năng chiến đấu tốt nhất trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Trung Quốc chính là khách hàng đầu tiên mua được máy bay chiến đấu Su-27 từ Nga vào năm 1992.

Thiết kế của chiến đấu cơ J-11B dựa trên khung máy bay Su-27 Flanker của Liên Xô, Su-27 được đánh giá là loại máy bay có khả năng chiến đấu tốt nhất trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Trung Quốc chính là khách hàng đầu tiên mua được máy bay chiến đấu Su-27 từ Nga vào năm 1992.

Vào thời điểm đó Không quân Trung Quốc được trang bị các máy bay chiến đấu thế hệ cũ và ngày càng lạc hậu, mất ưu thế nghiêm trọng khi đối đầu với các chiến đấu cơ F-15 của Nhật Bản trong khu vực.

Vào thời điểm đó Không quân Trung Quốc được trang bị các máy bay chiến đấu thế hệ cũ và ngày càng lạc hậu, mất ưu thế nghiêm trọng khi đối đầu với các chiến đấu cơ F-15 của Nhật Bản trong khu vực.

Su-27 được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn R-73, cũng như tên lửa tầm xa R-27 có tầm bắn xa hơn gấp đôi so với bất kỳ tên lửa nào trước đây trong biên chế của Trung Quốc.

Su-27 được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn R-73, cũng như tên lửa tầm xa R-27 có tầm bắn xa hơn gấp đôi so với bất kỳ tên lửa nào trước đây trong biên chế của Trung Quốc.

Trung Quốc đã nhanh chóng sao chép Su-27 để tạo ra loại máy bay chiến đấu riêng của nước này là J-11 và nhìn chung tương tự như Su-27 trong Không quân Nga. Sau đó Trung Quốc bắt đầu chương trình phát triển loại máy bay chiến đấu hạng nặng có khả năng hơn và cho ra đời J-11B.

Trung Quốc đã nhanh chóng sao chép Su-27 để tạo ra loại máy bay chiến đấu riêng của nước này là J-11 và nhìn chung tương tự như Su-27 trong Không quân Nga. Sau đó Trung Quốc bắt đầu chương trình phát triển loại máy bay chiến đấu hạng nặng có khả năng hơn và cho ra đời J-11B.

Mười năm sau khi những chiếc Su-27 đầu tiên được chuyển giao, bản mô phỏng đầu tiên của J-11B đã được tiết lộ vào năm 2002 bởi tập đoàn máy bay Thẩm Dương. Chiến đấu cơ J-11B bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào khoảng giữa thập kỷ và có nhiều cải tiến đáng kể so với thiết kế Su-27 ban đầu.

Mười năm sau khi những chiếc Su-27 đầu tiên được chuyển giao, bản mô phỏng đầu tiên của J-11B đã được tiết lộ vào năm 2002 bởi tập đoàn máy bay Thẩm Dương. Chiến đấu cơ J-11B bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào khoảng giữa thập kỷ và có nhiều cải tiến đáng kể so với thiết kế Su-27 ban đầu.

Máy bay đã sử dụng vật liệu composite nhiều hơn, một lĩnh vực mà Trung Quốc đã vượt qua Nga vào thời điểm này, khiến khung máy bay vừa nhẹ hơn vừa bền hơn, đồng thời cải thiện hiệu suất bay do trọng lượng thấp hơn.

Máy bay đã sử dụng vật liệu composite nhiều hơn, một lĩnh vực mà Trung Quốc đã vượt qua Nga vào thời điểm này, khiến khung máy bay vừa nhẹ hơn vừa bền hơn, đồng thời cải thiện hiệu suất bay do trọng lượng thấp hơn.

Các hệ thống tác chiến điện tử và cảm biến mới cũng được tích hợp, bao gồm cả radar doppler xung Kiểu 1493 do Trung Quốc thiết kế và hệ thống IRST mạnh hơn đáng kể so với radar N001E vốn đã đáng gờm của Liên Xô. Theo báo cáo, radar mới có thể phát hiện máy bay chiến đấu hạng trung ở cự ly khoảng 150-170km và tàu chiến mặt nước ở khoảng 350km.

Các hệ thống tác chiến điện tử và cảm biến mới cũng được tích hợp, bao gồm cả radar doppler xung Kiểu 1493 do Trung Quốc thiết kế và hệ thống IRST mạnh hơn đáng kể so với radar N001E vốn đã đáng gờm của Liên Xô. Theo báo cáo, radar mới có thể phát hiện máy bay chiến đấu hạng trung ở cự ly khoảng 150-170km và tàu chiến mặt nước ở khoảng 350km.

Hệ thống điện tử hàng không và cảm biến mới cũng cho phép máy bay tiêm kích J-11B hoạt động hiệu quả hơn nhiều trong vai trò tấn công trên không và trên biển so với Su-27, một ví dụ là khả năng mang bom và tên lửa dẫn đường chính xác chống lại các mục tiêu của đối phương.

Hệ thống điện tử hàng không và cảm biến mới cũng cho phép máy bay tiêm kích J-11B hoạt động hiệu quả hơn nhiều trong vai trò tấn công trên không và trên biển so với Su-27, một ví dụ là khả năng mang bom và tên lửa dẫn đường chính xác chống lại các mục tiêu của đối phương.

J-11B cũng được thay thế tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar bán chủ động R-27 bằng tên lửa PL-12 bản địa, có radar dẫn đường chủ động cho phép máy bay tấn công nhiều mục tiêu hơn đồng thời và cung cấp khả năng “bắn và quên” chống lại máy bay đối phương.

J-11B cũng được thay thế tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar bán chủ động R-27 bằng tên lửa PL-12 bản địa, có radar dẫn đường chủ động cho phép máy bay tấn công nhiều mục tiêu hơn đồng thời và cung cấp khả năng “bắn và quên” chống lại máy bay đối phương.

Điều này đặt máy bay J-11B ngang hàng với các máy bay cạnh tranh mới nhất của Mỹ về hỏa lực, các máy bay chiến đấu của Mỹ trong những năm 2000 đã bắt đầu sử dụng tên lửa AIM-120C với khả năng dẫn đường bằng radar chủ động và tầm bắn tương tự khoảng 100km.

Điều này đặt máy bay J-11B ngang hàng với các máy bay cạnh tranh mới nhất của Mỹ về hỏa lực, các máy bay chiến đấu của Mỹ trong những năm 2000 đã bắt đầu sử dụng tên lửa AIM-120C với khả năng dẫn đường bằng radar chủ động và tầm bắn tương tự khoảng 100km.

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Trung Quốc sẽ cải thiện rất nhiều về khả năng chiến đấu trong thập kỷ tới, với tiêm kích J-16 cũng dựa trên thiết kế Su-27 Flanker được đưa vào trang bị từ năm 2013 và tự hào có radar AESA đầu tiên được tích hợp trên máy bay chiến đấu.

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Trung Quốc sẽ cải thiện rất nhiều về khả năng chiến đấu trong thập kỷ tới, với tiêm kích J-16 cũng dựa trên thiết kế Su-27 Flanker được đưa vào trang bị từ năm 2013 và tự hào có radar AESA đầu tiên được tích hợp trên máy bay chiến đấu.

J-16 có khả năng hơn J-11B trong cả hai vai trò không đối không và tấn công, không chỉ do radar hiện đại mà còn do lớp phủ tàng hình, hệ thống tác chiến điện tử, vũ khí và điện tử hàng không bao gồm cả kính ngắm gắn mũ bảo hiểm. Ngoài ra, tên lửa PL-15 của máy bay chiến đấu có tầm bắn ước tính khoảng 250-300km.

J-16 có khả năng hơn J-11B trong cả hai vai trò không đối không và tấn công, không chỉ do radar hiện đại mà còn do lớp phủ tàng hình, hệ thống tác chiến điện tử, vũ khí và điện tử hàng không bao gồm cả kính ngắm gắn mũ bảo hiểm. Ngoài ra, tên lửa PL-15 của máy bay chiến đấu có tầm bắn ước tính khoảng 250-300km.

J-11 sau đó sẽ tiếp tục được cải tiến để nâng cấp lên một cấp độ gần hơn với J-16, với phiên bản J-11BG tích hợp một radar AESA được cho là dựa trên radar của J-16 cũng như các thiết bị điện tử hàng không mới. Những điều này cho phép máy bay sử dụng tên lửa không đối không PL-15 và PL-10.

J-11 sau đó sẽ tiếp tục được cải tiến để nâng cấp lên một cấp độ gần hơn với J-16, với phiên bản J-11BG tích hợp một radar AESA được cho là dựa trên radar của J-16 cũng như các thiết bị điện tử hàng không mới. Những điều này cho phép máy bay sử dụng tên lửa không đối không PL-15 và PL-10.

Vẫn chưa rõ liệu J-11D có được sản xuất với số lượng hơn 200 chiếc như J-11B hay không, hay bao nhiêu chiếc J-11B sẽ được nâng cấp lên tiêu chuẩn J-11BG. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển các công nghệ mới cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, thứ sáu và J-11 sẽ tiếp tục được cải tiến để có sức mạnh ngang hàng với những máy bay hành đầu của thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.

Vẫn chưa rõ liệu J-11D có được sản xuất với số lượng hơn 200 chiếc như J-11B hay không, hay bao nhiêu chiếc J-11B sẽ được nâng cấp lên tiêu chuẩn J-11BG. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển các công nghệ mới cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, thứ sáu và J-11 sẽ tiếp tục được cải tiến để có sức mạnh ngang hàng với những máy bay hành đầu của thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.

Cận cảnh chiến đấu cơ thế hệ năm J-20 - tiêm kích thế hệ năm do Trung Quốc sản xuất, được cho là vượt trội Su-57. Nguồn: QQ.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/trung-quoc-khoe-j-11-khien-nga-phai-hoi-han-vi-trot-ban-su-27-1523618.html