Trung Quốc kiện EU lên WTO về thuế quan xe điện mới

Trong đơn kiện, Trung Quốc cáo buộc EU áp thuế một cách thiếu 'cơ sở thực tế và pháp lý', đồng thời cho rằng biện pháp này vi phạm các quy tắc của WTO.

Trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) về mức thuế quan mới áp dụng cho xe điện sản xuất tại Trung Quốc, Bắc Kinh đã chính thức đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), yêu cầu EU xem xét lại quyết định này.

Hành động từ phía Trung Quốc cho thấy nước này quyết không lùi bước khi châu Âu áp thuế lên xe điện Trung Quốc, thị trường mà các thương hiệu xe châu Âu cũng đang cạnh tranh mạnh mẽ tại đây.

Trong đơn kiện, Trung Quốc cáo buộc EU áp thuế một cách thiếu "cơ sở thực tế và pháp lý", đồng thời cho rằng biện pháp này vi phạm các quy tắc của WTO, là "lạm dụng các biện pháp khắc phục thương mại".

Bộ Thương mại Trung Quốc nhấn mạnh rằng động thái này nhằm "bảo vệ lợi ích phát triển của ngành xe điện Trung Quốc và ủng hộ quá trình chuyển đổi xanh trên toàn cầu".

Trung Quốc kiện EU lên WTO về thuế quan xe điện mới

Trung Quốc kiện EU lên WTO về thuế quan xe điện mới

Theo quy trình của WTO, sau khi đệ đơn khiếu nại sẽ có 60 ngày để các bên đàm phán nhằm đạt được thỏa thuận trước khi WTO có thể can thiệp thông qua một hội đồng giải quyết tranh chấp.

Trong tuyên bố gửi đến Bloomberg, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc kêu gọi EU "sửa chữa các hành vi bất hợp pháp" và hợp tác để duy trì sự ổn định của chuỗi cung ứng xe điện toàn cầu, cũng như tăng cường hợp tác kinh tế giữa thương mại Trung Quốc - EU.

Các cuộc thảo luận đã diễn ra giữa các quan chức Trung Quốc và EU kể từ khi thuế quan được công bố, nhằm tìm kiếm một giải pháp thỏa đáng cho cả hai bên. Tuy nhiên, không có thỏa thuận nào được đạt trước khi mức thuế chính thức có hiệu lực vào cuối tháng 10.

Hiện các mức thuế tăng mới đối với các công ty xe điện Trung Quốc đã được áp dụn

Hiện các mức thuế tăng mới đối với các công ty xe điện Trung Quốc đã được áp dụn

Hiện các mức thuế tăng mới đã được áp dụng, trong đó nhà sản xuất xe SAIC chịu mức cao nhất là thêm 35,3%, Geely chịu mức 18,8%, và BYD thêm 17%. Các mức thuế bổ sung này sẽ cộng dồn với mức thuế 10% hiện hành.

Trong khi đó, EU vẫn giữ hy vọng đạt được thỏa thuận khi ông Marcos Sefcovic (người sắp giữ chức giám đốc thương mại của EU) sẽ đến Trung Quốc trong tuần này, để tìm cách xoa dịu căng thẳng và thúc đẩy đàm phán.

Đáng chú ý, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào đã có cuộc gặp với các quan chức Pháp, thúc giục họ đàm phán một giải pháp công bằng với EU.

Bên cạnh đó, Bắc Kinh còn thông báo rằng các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc sẽ tạm dừng kế hoạch đầu tư vào những quốc gia EU ủng hộ áp thuế và khuyến khích đầu tư vào các quốc gia phản đối thuế quan mới, trong đó có Đức - một trong năm quốc gia bỏ phiếu chống lại quyết định này.

Vụ việc hiện đang tạo nên sự chú ý lớn khi cả hai bên đều muốn bảo vệ lợi ích của mình trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu đang ngày càng khốc liệt.

Nguyễn Kim Nhâm

Nguồn Cartimes: http://cartimes.tapchicongthuong.vn/trung-quoc-kien-eu-len-wto-ve-thue-quan-xe-dien-moi-16378.htm