Trung Quốc liệu sẽ bị 'mổ xẻ' tại Đại hội đồng Y tế Thế giới vì dịch Covid-19?

Hôm nay 18-5, Đại hội đồng Y tế Thế giới mở hội nghị đầu tiên kể từ khi dịch Covid-19 'gây bão' trên toàn cầu. Sức nóng của cuộc họp này dường như ai cũng có thể cảm nhận được, đó là Trung Quốc đang phải đối mặt với làn sóng giận dữ của nhiều nước về trách nhiệm của Bắc Kinh khi để đại dịch Covid-19 bùng phát.

 Đại dịch Covid-19 chắc chắn sẽ là trọng tâm hội nghị của Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 73 có sự tham dự của tất cả 194 quốc gia thành viên Tổ chức Y tế Thế giới cùng với các nhà quan sát, diễn ra trong 2 ngày dưới hình thức trực tuyến

Đại dịch Covid-19 chắc chắn sẽ là trọng tâm hội nghị của Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 73 có sự tham dự của tất cả 194 quốc gia thành viên Tổ chức Y tế Thế giới cùng với các nhà quan sát, diễn ra trong 2 ngày dưới hình thức trực tuyến

 Sự kiện diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc với Mỹ và các nước khác về cách Bắc Kinh đối phó với sự bùng phát của dịch Covid-19.

Sự kiện diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc với Mỹ và các nước khác về cách Bắc Kinh đối phó với sự bùng phát của dịch Covid-19.

 Trong khi Mỹ gần như tấn công hàng ngày vào Trung Quốc, bao gồm cả nhận định virus có thể bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, Liên minh châu Âu và Australia lại xoáy vào việc tìm kiếm nguồn gốc của virus

Trong khi Mỹ gần như tấn công hàng ngày vào Trung Quốc, bao gồm cả nhận định virus có thể bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, Liên minh châu Âu và Australia lại xoáy vào việc tìm kiếm nguồn gốc của virus

 Đến nay, đại dịch Covid-19 đã lây nhiễm cho khoảng 4,6 triệu người, khiến hơn 300.000 người thiệt mạng và tàn phá nền kinh tế toàn cầu.

Đến nay, đại dịch Covid-19 đã lây nhiễm cho khoảng 4,6 triệu người, khiến hơn 300.000 người thiệt mạng và tàn phá nền kinh tế toàn cầu.

 Trong mâu thuẫn mới nảy sinh mùa Covid-19, Mỹ đã đình chỉ tài trợ cho WHO, cho rằng họ thiên vị đối với Trung Quốc, và thậm chí đề nghị thành lập một cơ quan thay thế.

Trong mâu thuẫn mới nảy sinh mùa Covid-19, Mỹ đã đình chỉ tài trợ cho WHO, cho rằng họ thiên vị đối với Trung Quốc, và thậm chí đề nghị thành lập một cơ quan thay thế.

 Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, Trung Quốc sẽ chủ trương “xuống nước” để thu hút được sự ủng hộ của đông đảo gần 200 quốc gia thành viên để phục hồi tăng trưởng trong nước.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, Trung Quốc sẽ chủ trương “xuống nước” để thu hút được sự ủng hộ của đông đảo gần 200 quốc gia thành viên để phục hồi tăng trưởng trong nước.

 Ông Natasha Kassam, nhà cựu ngoại giao Australia tại Trung Quốc, hiện là thành viên Viện nghiên cứu Lowy tại Sydney cho biết, ngay cả khi WHO gặp khó khăn và là đối tượng bị chỉ trích trong cuộc khủng hoảng này nhưng khó thế lực nào đủ mạnh để lôi kéo việc thay thế WHO

Ông Natasha Kassam, nhà cựu ngoại giao Australia tại Trung Quốc, hiện là thành viên Viện nghiên cứu Lowy tại Sydney cho biết, ngay cả khi WHO gặp khó khăn và là đối tượng bị chỉ trích trong cuộc khủng hoảng này nhưng khó thế lực nào đủ mạnh để lôi kéo việc thay thế WHO

 “Cũng thật khó tưởng tượng một tổ chức y tế toàn cầu hiệu quả lại loại trừ Trung Quốc”, ông Natasha Kassam nhận định

“Cũng thật khó tưởng tượng một tổ chức y tế toàn cầu hiệu quả lại loại trừ Trung Quốc”, ông Natasha Kassam nhận định

 Tuy nhiên, một số nước trên thế giới vẫn giữ nguyên sự tức giận về phản ứng của Trung Quốc đối với đại dịch. Họ ngày càng trở nên khó chịu vì ngoài cáo buộc giấu dịch từ ban đầu, Trung Quốc tỏ ra cứng rắn trước mọi chỉ trích.

Tuy nhiên, một số nước trên thế giới vẫn giữ nguyên sự tức giận về phản ứng của Trung Quốc đối với đại dịch. Họ ngày càng trở nên khó chịu vì ngoài cáo buộc giấu dịch từ ban đầu, Trung Quốc tỏ ra cứng rắn trước mọi chỉ trích.

 Đặc biệt, Australia đã cảm nhận rõ sự nổi nóng từ Trung Quốc, khi Bắc Kinh đe dọa tẩy chay hàng hóa của Canberra và cũng đình chỉ nhập khẩu thịt từ 4 nhà máy chế biến thịt vì lý do kỹ thuật.

Đặc biệt, Australia đã cảm nhận rõ sự nổi nóng từ Trung Quốc, khi Bắc Kinh đe dọa tẩy chay hàng hóa của Canberra và cũng đình chỉ nhập khẩu thịt từ 4 nhà máy chế biến thịt vì lý do kỹ thuật.

 Chính phủ Australia đã gọi các cuộc đe dọa tẩy chay là “cưỡng chế kinh tế”, và đã ủng hộ đề xuất điều tra Bắc Kinh về nguồn gốc lây lan virus

Chính phủ Australia đã gọi các cuộc đe dọa tẩy chay là “cưỡng chế kinh tế”, và đã ủng hộ đề xuất điều tra Bắc Kinh về nguồn gốc lây lan virus

 Thủ tướng Australia Scott Morrison phát biểu với giới phóng viên hôm 8-5: “Tôi nghĩ rằng Australia, Mỹ, Anh và các nước trên thế giới muốn biết chuyện gì đã xảy ra, bởi vì chúng tôi không muốn thấy điều đó xảy ra lần nữa”

Thủ tướng Australia Scott Morrison phát biểu với giới phóng viên hôm 8-5: “Tôi nghĩ rằng Australia, Mỹ, Anh và các nước trên thế giới muốn biết chuyện gì đã xảy ra, bởi vì chúng tôi không muốn thấy điều đó xảy ra lần nữa”

 Ủy ban châu Âu tiết lộ, dự thảo nghị quyết của Hội nghị Hội đồng Y tế Thế giới lần này dự kiến kêu gọi đánh giá độc lập về các bài học từ phản ứng y tế quốc tế đối với virus mới.

Ủy ban châu Âu tiết lộ, dự thảo nghị quyết của Hội nghị Hội đồng Y tế Thế giới lần này dự kiến kêu gọi đánh giá độc lập về các bài học từ phản ứng y tế quốc tế đối với virus mới.

 Mặc dù vậy, “Mỹ khó có thể phàn nàn về ảnh hưởng của Trung Quốc trong WHO vì họ khuyến khích Bắc Kinh đóng vai trò lớn hơn trong các tổ chức quốc tế trong nhiều năm”, Scott Kennedy, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington cho biết.

Mặc dù vậy, “Mỹ khó có thể phàn nàn về ảnh hưởng của Trung Quốc trong WHO vì họ khuyến khích Bắc Kinh đóng vai trò lớn hơn trong các tổ chức quốc tế trong nhiều năm”, Scott Kennedy, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington cho biết.

 “Mỹ nhận ra Trung Quốc khá giỏi ở WHO. Nếu người Mỹ không muốn có một trật tự quốc tế do Trung Quốc lãnh đạo, họ cần phải làm tốt hơn việc đấu tranh cho tầm nhìn của chính mình trong các tổ chức này”, ông Kennedy nói

“Mỹ nhận ra Trung Quốc khá giỏi ở WHO. Nếu người Mỹ không muốn có một trật tự quốc tế do Trung Quốc lãnh đạo, họ cần phải làm tốt hơn việc đấu tranh cho tầm nhìn của chính mình trong các tổ chức này”, ông Kennedy nói

Hải Yến (Theo Bloomberg)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/the-gioi/anh-trung-quoc-lieu-se-bi-mo-xe-tai-dai-hoi-dong-y-te-the-gioi-vi-dich-covid19/854283.antd