Trung Quốc phát triển máy tạo nhịp não thông minh hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson

Máy điều hòa nhịp tim thông minh có thể theo dõi các tín hiệu điện não đồ của bệnh nhân trong thời gian thực, từ đó đưa ra chẩn đoán và điều trị chính xác.

Trung Quốc hiện đang phát triển máy tạo nhịp não thông minh, nhằm hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân mắc chứng Parkinson tốt hơn. Đây được xem là phiên bản hiện đại và hiệu quả nhất của thiết bị y tế này, hỗ trợ đưa ra chẩn đoán và phương thức điều trị chính xác.

Một bệnh viện Trung Quốc trong tuần qua đã thực hiện ca phẫu thuật đầu tiên của nước này, để cấy máy điều hòa nhịp tim thông minh "có thể cảm nhận được" vào 1 bệnh nhân mắc bệnh Parkinson, nhằm theo dõi các tín hiệu điện não đồ của bệnh nhân trong thời gian thực, từ đó đưa ra chẩn đoán và điều trị chính xác.

Máy tạo nhịp tim là 1 thiết bị y tế được cấy vào não với mục đích kích thích mô thần kinh bằng các tín hiệu điện, thường được sử dụng để điều trị bệnh Parkinson, trầm cảm và các bệnh thần kinh khác. So với máy tạo nhịp não truyền thống, máy tạo nhịp não “cảm nhận” có chức năng “tự động thu và ghi tín hiệu điện não” sẽ giúp nâng cao độ chính xác trong điều trị bệnh Parkinson.

Tác dụng của thuốc đối với bệnh nhân Parkinson thường chỉ có thể kéo dài chưa đầy 3 giờ/lần. (Ảnh minh họa: KT)

Tác dụng của thuốc đối với bệnh nhân Parkinson thường chỉ có thể kéo dài chưa đầy 3 giờ/lần. (Ảnh minh họa: KT)

Bệnh nhân được phẫu thuật cấy ghép máy phát triển tạo nhịp não tại Bệnh viện Thụy Kim trực thuộc Trường Y Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc), đã được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson từ năm 2015. Lúc đầu, những loại thuốc ông uống có thể giúp ông bớt run chân tay, nhưng tác dụng giảm dần theo thời gian.

Ông Lý Điện Hữu, Phó trưởng khoa phẫu thuật thần kinh chức năng tại Bệnh viện Thụy Kim cho biết, cho đến tháng 4 năm nay, tác dụng của thuốc đối với bệnh nhân này chỉ có thể kéo dài chưa đầy 3 giờ/lần. Trong thời gian không có tác dụng của thuốc, bệnh nhân sẽ bị run và tê cứng chân tay, đồng thời cảm thấy khó khăn khi di chuyển, tự mặc quần áo hay tự ăn uống.

Các bác sĩ cho biết, nếu không được can thiệp, bệnh nhân này có thể sớm xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng, như nhiễm trùng đường hô hấp hay tiết niệu. Sau ca phẫu thuật, máy tạo nhịp não "cảm nhận" bắt đầu ghi lại hoạt động điện sinh lý của các nhân thần kinh liên quan đến chuyển động trong não bệnh nhân. Khi hoạt động điện của não bất thường, việc điều trị bằng kích thích điện sẽ được tiến hành ngay lập tức và hoạt động của não sau khi kích thích cũng sẽ được ghi lại chi tiết.

Ông Sơn Bảo Minh, Giám đốc trung tâm điều hòa thần kinh của giao diện não-máy tính tại Bệnh viện Thụy Kim cho biết, với máy tạo nhịp tim cảm nhận được, các bác sỹ có thể biết hoạt động điện của não bệnh nhân trong thời gian thực. Từ đó, các bác sỹ sẽ biết phương pháp kích thích nào tốt hơn, nâng cao độ chính xác và hiệu quả điều trị.

Hiện ở Trung Quốc có khoảng hơn 3 triệu bệnh nhân mắc bệnh Parkinson. Khoảng 5 năm sau khi họ dùng dopamin - chất điều trị thường được sử dụng trong điều trị bệnh, tình trạng kháng thuốc sẽ xuất hiện tại những bệnh nhân này. Theo các bác sĩ, đây sẽ là giai đoạn khởi đầu để cấy máy tạo nhịp tim.

Máy tạo nhịp tim thông minh được Bệnh viện Thụy Kim sử dụng đã được bảo hiểm y tế quốc gia chi trả. Mặc dù đây không phải là phương pháp có thể chữa khỏi bệnh Parkinson, nhưng dữ liệu mà công cụ này ghi lại sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết cho nghiên cứu cơ bản về căn bệnh này.

CTV Mỹ Linh/VOV1 (biên dịch) Theo Reuters

Nguồn VOV: https://vov.vn/cong-nghe/trung-quoc-phat-trien-may-tao-nhip-nao-thong-minh-ho-tro-dieu-tri-benh-parkinson-post1035053.vov