Trung Quốc tăng nguồn tài chính cho châu Phi kể từ năm 2016

Châu Phi được bảo đảm cho vay hơn 10 tỷ USD/năm từ Trung Quốc trong giai đoạn 2012-2018, nhờ Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), nhưng khoản vay này đã giảm mạnh kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát.

Theo nghiên cứu của Trung tâm Chính sách Phát triển Toàn cầu thuộc Đại học Boston công bố mới đây, các tổ chức tài chính Trung Quốc đã chấp thuận các khoản vay trị giá 4,61 tỷ USD cho châu Phi trong năm 2023, đánh dấu mức tăng đầu tiên kể từ năm 2016.

Châu Phi đã được bảo đảm cho vay hơn 10 tỷ USD/năm từ Trung Quốc trong giai đoạn 2012-2018, nhờ Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), nhưng khoản vay này đã giảm mạnh kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Mức cho vay của năm 2023, tăng hơn gấp 3 lần so với năm 2022, cho thấy Trung Quốc muốn hạn chế rủi ro từ các nền kinh tế có nợ lớn.

Dữ liệu mới trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc chuẩn bị đón tiếp các nhà lãnh đạo châu Phi vào tuần tới tham dự Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-châu Phi, diễn ra ba năm một lần.

Nghiên cứu cho thấy, năm 2023 đã có 13 thỏa thuận vay mượn liên quan đến 8 quốc gia châu Phi và 2 tổ chức tài chính đa phương của châu Phi.

Các khoản cho vay lớn nhất trong năm 2023 bao gồm gần 1 tỷ USD từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc cho Nigeria vay để thực hiện tuyến đường sắt Kaduna-Kano và một khoản vay tương tự đối với Ngân hàng Trung ương Ai Cập.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã trở thành nước cho vay hàng đầu của nhiều quốc gia châu Phi như Ethiopia.

Nghiên cứu của Đại học Boston cho thấy, châu Phi đã vay tổng cộng 182,28 tỷ USD trong giai đoạn 2000-2023, phần lớn số tiền này được dành cho các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải và ICT.

Châu Phi đóng vai trò nổi bật trong những năm đầu của Sáng kiến Vành đai và Con đường, khi Trung Quốc tìm cách khôi phục lại Con đường tơ lụa cổ đại và mở rộng ảnh hưởng địa chính trị và kinh tế thông qua thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã bắt đầu cắt giảm nguồn tiền vào năm 2019 do dịch COVID-19, khiến một loạt dự án trên khắp khu vực không thể hoàn thành, trong đó có cả tuyến đường sắt hiện đại nhằm nối Kenya với các nước láng giềng.

Việc cắt giảm các khoản vay do áp lực trong nước của Trung Quốc và gánh nặng nợ ngày càng tăng của các nền kinh tế châu Phi. Zambia, Ghana và Ethiopia đã trải qua quá trình cải tổ nợ kéo dài kể từ năm 2021.

Nghiên cứu của Đại học Boston cho thấy hơn 50% số khoản vay được cam kết trong năm 2023, tương đương 2,59 tỷ USD, dành cho các tổ chức tài chính khu vực và quốc gia, điều này nhấn mạnh chiến lược mới của Bắc Kinh.

Việc các tổ chức tài chính

Trung Quốc tập trung vào các tổ chức tài chính châu Phi rất có thể là một chiến lược giảm thiểu rủi ro nhằm tránh phải đối mặt với những thách thức về nợ của châu lục này.

Nghiên cứu cho thấy 10% số khoản vay năm 2023 dành cho ba dự án năng lượng Mặt trời và thủy điện, cho thấy mục tiêu của Trung Quốc chuyển sang tài trợ cho năng lượng tái tạo thay vì các nhà máy điện chạy bằng than.

Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng các số liệu của năm 2023 không cho thấy định hướng rõ ràng về sự tham gia tài chính của Trung Quốc vào châu lục này, vì các tổ chức Trung Quốc cũng đã cấp các khoản vay cho các nền kinh tế đang gặp khó khăn khác như Nigieria và Angola.

Trung tâm Chính sách Phát triển Toàn cầu cho biết vẫn phải chờ xem liệu quan hệ đối tác của Trung Quốc tại châu Phi có duy trì được chất lượng hay không.

Minh Hằng (Theo Reuters)

Nguồn Bnews: https://bnews.vn/trung-quoc-tang-nguon-tai-chinh-cho-chau-phi-ke-tu-nam-2016/345559.html