Trung Quốc thử nghiệm đạn siêu thanh
Trong khuôn khổ chương trình hiện đại hóa quân đội, các cuộc thử nghiệm đạn siêu thanh gần đây đối với mục tiêu thật cho thấy Trung Quốc đang nỗ lực phát triển chương trình vũ khí siêu thanh cỡ nhỏ.
Thử nghiệm đạn siêu thanh
Tờ “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” trong tuần đưa tin các chuyên gia nghiên cứu từ một trung tâm y tế quân đội ở Trùng Khánh gần đây đã bắn đạn thép 5 mm với tốc độ Mach 11 vào những con lợn sống đã được tiêm thuốc an thần để tìm hiểu tác động của đạn siêu thanh đối với mục tiêu là con người. Trích dẫn một bài báo từ tạp chí chuyên ngành “Acta Armamentarii” của Hiệp hội Quân nhu Trung Quốc, bản tin của “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” nhấn mạnh rằng những phát đạn siêu thanh trúng vào đùi không giết chết những con lợn ngay lập tức nhưng gây ra những vết thương nghiêm trọng trên khắp cơ thể chúng. Những con lợn bị tổn thương nghiêm trọng nội tạng, chủ yếu là gãy xương và chảy máu ở ruột, phổi, bàng quang và não. Với tốc độ 4.000 m/giây, các viên đạn tạo ra một lỗ thủng lớn tại điểm tiếp xúc.
Theo bản tin của “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng”, đạn siêu thanh của Trung Quốc được cho là đã tan chảy và vỡ vụn ở nhiệt độ cao khi tiếp xúc với mục tiêu, thể hiện năng lượng cực lớn khi va chạm. Những phát bắn như vậy dẫn đến những vết thương lớn và những con lợn mục tiêu đã bị chết trong 6 giờ sau các cuộc kiểm tra.
Các chuyên gia Trung Quốc cho biết, cần phải có thêm nhiều cuộc thử nghiệm trên động vật sống để hiểu được tác động của những viên đạn đó lên các điểm quan trọng khác như đầu, ngực và bụng.
Tờ “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” cho biết Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tài trợ cho một số dự án vũ khí có khảnăng bắn đạn cỡ nhỏ với tốcđộ siêu thanh. Việc thiết kế loại vũ khí như vậy gặp những thách thức về mặt kỹ thuật. Ví dụ, cần phải có vật liệu làm nòng súng có thể chịu được cường độ lực cao. Các vấn đề khác bao gồm tầm bắn bị giảm do đạn tan chảy giữa không trung, khả năng vận chuyển và mức độ tiếng ồn.
Súng điện tử là giải pháp
Trong bối cảnh những loại vũ khí truyền thống có thể không đạt được năng lực như vậy, súng điện từ có vẻ là một giải pháp khả thi. “Asia Times” trước đây đã đưa tin về tiến độ chương trình súng điện từ của Trung Quốc, chobiết Trung Quốc đang thiết kế các loại vũ khí như vậy cho các ứng dụng trong hải quân, trên bộ và vũ khí nhỏ.
Không giống như các loại súng thông thường sử dụng thuốc súng, súng điện từ sử dụng năng lượng điện từ để bắn đạn lên tốc độ gấp 7 lần tốc độ âm thanh và tầm bắn gấp 10 lần so vơícác loại súng truyền thống. Súng điện từ là vũ khí hoàn toàn dựa vào vận tốc tuyệt đối để gây sát thương chứ không dựa vào chất nổ trong đạn.
Đạn siêu thanh có thể xuyên thủng các vật liệu bọc thép hiện đại nhất và gần như không thể bị bắn hạ, không giống như tên lửa. Ngoài ra, việc không có lượng chất nổ và thuốc phóng khiến chúng an toàn hơn khi điều khiển và cho phép mang được nhiều đạn hơn.
Tuy nhiên, súng điện từ gặp phải những thách thức kỹ thuật như yêu cầu năng lượng cao, bao súng, tay nắm chịu nhiệt độ cao và độ bền thấp làm giảm thời hạn sử dụng và độ chính xác của chúng. Ngoài ra, tờ “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” cho biết, việc giảm kích thước, trọng lượng và mức tiêu thụ năng lượng của những vũ khí này vẫn là một trở ngại cần vượt qua để biến chúng thành vũ khí chiến trường thực sự.
Các ứng dụng trong tương lai
Hải quân của PLA đang nghiên cứu ứng dụng khả thi của đạn siêu thanh như một phần của hệ thống phòng thủ trên tàu chống lại tên lửa, máy bay không người lái và ngư lôi. Bên cạnh việc xem xét sử dụng đạn siêu thanh để phòng thủ trên tàu, Trung Quốc đã phát triển nguyên mẫu vũ khí điện từ cỡ nhỏ.
Vào năm 2020, Trung Quốc đã công bố súng điện từ cảm ứng đồng bộ cỡ nhỏ với các cấu hình súng trường, súng lục và gắn robot, bắn vào các mục tiêu bằng gỗ và kim loại khác nhau. Mặc dù các nguyên mẫu quá yếu và không thực tế để sử dụnglàm vũ khí nhưng chúng chứng minh rằng có thể chế tạo súng điện từ cỡ nhỏ. Việc bắn tỉa vào các mục tiêu vật chất có thể là một ứng dụng khả thi của công nghệ này trong tương lai.
Ứng dụng này liên quan đến việc sử dụng súng trường cỡ nòng lớn bắn vào các thiết bị quân sự, công trình và phương tiện bọc thép hạng nhẹ. Các loại súng này nhìn chung không được sử dụng để chống lại các mục tiêu là con người nhưng tầm bắn và sức mạnh mang lại cho chúng khả năng tầm xa vượt trội ngay cả khi so sánh với các loại súng bắn tỉa có cỡ nòng tiêu chuẩn thiết kế cho các mục tiêu nhất định.
Kích thước của các loại súng trường này và đạn của chúng khiến chúng trở thành sự lựa chọn lý tưởng cho việc nâng cấp công nghệ hiện đại. Do kích thước và sức mạnh của chúng, các loại súng trường này được coi như vũ khí dành cho một tổ chiến đấu để bắn từ các vị trí đã chuẩn bị bằng cách sử dụng loại đạn cỡ lớn có thể được nạp các loại chất nổ khác nhau như thuốc nổ, đạn cháy hoặc thậm chí là thiết bị điện tử. Ví dụ, Hệ thống vũ khí dành cho các mục tiêu chính xác cao (EXACTO) do Cơ quan Dự án nghiên cứu quốc phòng hiện đại của Mỹ (DARPA) phát triển có hệ thống dẫn đường bằng tia laser thu nhỏ kết hợp với một viên đạn cỡ nòng nhỏ. Công nghệ này cho phép viên đạn hiệu chỉnh đường bắn khi đang bay và bắn trúng mục tiêu ngoài tầm bắn của súng bắn tỉa thông thường.