Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2035

Các nhà kinh tế dự đoán Ấn Độ sẽ là vị trí thứ hai vào năm 2075 khi tốc độ tăng dân số thế giới chậm lại.

 Ngành công nghiệp chế tạo ở Nam Thông, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, nơi đang dự đoán là nền kinh tế lớn nhất vào năm 2035.

Ngành công nghiệp chế tạo ở Nam Thông, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, nơi đang dự đoán là nền kinh tế lớn nhất vào năm 2035.

“Trung Quốc được dự báo sẽ vượt qua Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào khoảng năm 2035 và Ấn Độ ở vị trí thứ hai vào năm 2075. Tiếp theo là Mỹ ở vị trí thứ 3”, theo báo cáo về triển vọng dài hạn của Ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs có trụ sở chính tại Mỹ.

Nhà kinh tế Kevin Daly và Tadas Gedminas của Goldman Sachs viết trong một báo cáo dài 45 trang: “Chúng tôi chắc rằng tỷ trọng của GDP toàn cầu (tổng sản phẩm quốc nội) sẽ dịch chuyển nhiều hơn về phía châu Á trong 30 năm tới”.

Trong năm 2050, những nền kinh tế lớn nhất thế giới dự đoán là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Indonesia và Đức.

Báo cáo còn có đoạn viết, Nigeria, Pakistan và Ai Cập cũng có thể trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2075, nhờ tốc độ tăng dân số nhanh chóng nếu họ áp dụng “các chính sách và thể chế phù hợp”.

Hai nhà kinh tế Daly và Gedminas cho biết: “Tiềm năng tăng trưởng của Mỹ vẫn còn thấp hơn đáng kể so với các nền kinh tế thị trường mới nổi lớn bao gồm Trung Quốc và đặc biệt là Ấn Độ. Hơn nữa, sức mạnh đặc biệt của đồng đô la Mỹ trong những năm gần đây dẫn đến nó tăng đáng kể so với giá trị thực dựa trên sức mua tương đương và độ lệch này ngụ ý rằng nó có khả năng mất giá hơn trong 10 năm tới.”

Cũng theo báo cáo, tăng trưởng kinh tế toàn cầu vốn đã giảm sút trong nhiều thập kỷ, dự báo sẽ tiếp tục chậm lại vào năm 2075 do dân số thế giới giảm. Ngoài ra dự đoán trong giai đoạn từ năm 2024 đến 2028, chỉ tăng trưởng trung bình 2,8%/năm, sau đó giảm dần. Con số này so sánh với mức tăng trưởng trung bình 3,6% thập kỷ trước khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và 3,2% trong 10 năm trước khi đại dịch Covid-19.

Hầu như tăng trưởng kinh tế chậm lại là do dân số thế giới ngày một yếu hơn. 50 năm qua, dân số trên hành tinh giảm từ 2%/năm xuống hiện này còn dưới 1% và dự đoán của LHQ nó sẽ giảm xuống còn 0% vào năm 2075.

Việc suy yếu này có liên quan đến làm chậm lại tốc độ toàn cầu hóa và tiến bộ công nghệ, cũng sẽ góp phần làm suy giảm tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu.

Các nhà kinh tế của Goldman Sachs cho biết trong báo cáo: “Toàn cầu hóa không chỉ đơn giản là về thương mại hàng hóa – nó tóm gọn tăng trưởng trong sự di chuyển xuyên biên giới của hàng hóa, vốn, con người, công nghệ, dữ liệu và ý tưởng. Với giai đoạn toàn cầu hóa nhanh chóng hiện nay đang lùi lại phía sau chúng ta, có vẻ như khó lấy lại tốc độ tăng trưởng đã đạt được trong thập kỷ 2000-2010. Vả lại, có khả năng đảo lộn hoàn toàn thành rủi ro chính đối với triển vọng toàn cầu.

Nhìn chung, chủ nghĩa bảo hộ nền công nghiệp trong nước và biến đổi khí hậu là hai trong số rủi ro lớn nhất đối với kế hoạch tăng trưởng kinh tế dài hạn. Trong khi bất bình đẳng thu nhập giữa các quốc gia giảm xuống, thì bất bình đẳng thu nhập bên trong quốc gia lại tăng lên. Điều này đặt ra một thách thức lớn đối với tương lai của toàn cầu hóa”.

Ông Daly và ông Gedminas nói: Nhưng để đạt được tăng trưởng bền vững đòi hỏi sự hy sinh về kinh tế và phản ứng phối hợp trên toàn cầu, cả hai sẽ rất khó đạt được về mặt chính trị.

Nguồn Bình Thuận: https://baobinhthuan.com.vn/trung-quoc-tro-thanh-nen-kinh-te-lon-nhat-the-gioi-vao-nam-2035-104960.html