Trung Quốc trở thành nước sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới
Thông qua việc xây dựng hệ thống cung ứng năng lượng đa dạng và sạch, sau nhiều năm phát triển, Trung Quốc đã vươn lên trở thành nước sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới.
Trung Quốc đã hoàn thành hệ thống điện lực có quy mô lớn nhất thế giới, công suất các tổ máy phát điện vượt tổng công suất lắp đặt của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7); chiều dài các tuyến đường dây truyền tải điện từ 35kV trở lên đạt 2,26 triệu kilomet, hoàn thành và đưa vào vận hành 33 đường dây truyền tải điện cao áp, công suất các tổ máy phát điện, đường dây truyền tải điện và truyền tải điện từ Tây sang Đông.
Trong vòng 10 năm, Trung Quốc đã tăng tốc xây dựng hạ tầng năng lượng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh. Tổng công suất lắp đặt các tổ máy phát triển năng lượng tái tạo đã tăng gần 3 lần so với 10 năm trước, quy mô công suất lắp đặt các nhà máy thủy điện, phong điện, quang điện, điện sinh khối và quy mô các nhà máy điện hạt nhân đang xây dựng đứng đầu thế giới.
Theo trang hkcna.org, trong quá trình sản xuất năng lượng tổng thể của Trung Quốc, tỷ lệ sản xuất năng lượng mới liên tục gia tăng, điều này không chỉ thể hiện chiến lược phát triển năng lượng xanh, ít phát thải carbon của Trung Quốc, mà còn phản ánh việc triển khai chiến lược dài hạn của Trung Quốc nhằm ứng phó với khủng hoảng năng lượng toàn cầu. Trung Quốc cũng đẩy nhanh tốc độ xây dựng các mỏ than thông minh, đã hoàn thành hơn 800 mỏ khai thác lộ thiên thông minh, phát triển đa dạng và nhanh chóng các cơ sở dự trữ năng lượng mới.
Bên cạnh đó, để ứng phó với tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu lần này, Trung Quốc nên chú trọng thúc đẩy thương mại năng lượng, tăng cường dự trữ năng lượng, đẩy nhanh chuyển đổi sang năng lượng xanh và ít phát thải carbon, hỗ trợ cung cấp năng lượng hóa thạch trong nước, tăng cường hợp tác chính sách quốc tế, hỗ trợ định giá và thanh toán năng lượng bằng đồng nhân dân tệ. Trung Quốc có thể tăng cường dự trữ chiến lược dầu mỏ, duy trì quy mô dự trữ dầu mỏ quốc gia phù hợp với quy mô tiêu thụ dầu mỏ, đồng thời khuyến khích các nguồn vốn xã hội tham gia xây dựng và vận hành các cơ sở dự trữ dầu mỏ, nâng cao năng lực dự trữ và điều tiết khí đốt tự nhiên, thúc đẩy xây dựng các cơ sở dự trữ khí đốt tự nhiên...
Ngoài ra, cần hỗ trợ cung cấp năng lượng hóa thạch trong nước, thúc đẩy khai thác và sử dụng than an toàn, thông minh và sạch, nâng cao năng lực sản xuất khí đốt tự nhiên, tập trung đột phá thăm dò và khai thác các loại khí đốt tự nhiên đặc biệt như khí đá phiến, khí vỉa than. Song song với đó, việc thúc đẩy khai thác quy mô hóa khí đá phiến để tăng cường nguồn cung khí đốt tự nhiên trong nước cũng rất quan trọng.