Trung Quốc và Nga lên án các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU

Ngoại trưởng của cả Trung Quốc và Nga đều lên án các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu đối với họ và cáo buộc Mỹ can thiệp chính trị, trong cuộc gặp cấp cao giữa hai nước diễn ra hôm qua (23/3).

Ngoại trưởng Nga (trái) và Ngoại trưởng Trung Quốc trong một cuộc gặp hôm thứ Ba (23/3) tại Bắc Kinh - Ảnh: Getty

Bài liên quan

Anh và Mỹ đồng loạt áp đặt các biện pháp trừng phạt Trung Quốc

EU trừng phạt Trung Quốc lần đầu tiên sau 3 thập kỷ

Đối thoại Mỹ-Trung: Trung Quốc đánh dấu sự trở lại sau 120 năm ở Alaska

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Nga Sergey Lavrov đã gặp nhau ở Bắc Kinh để bàn bạc về quan hệ hợp tác và các mối quan tâm chung, cũng như đối phó trong bối cảnh hai nước chịu sức ép rất lớn từ Mỹ và EU.

Phát biểu sau cuộc họp hôm thứ Ba (23/3), hai bên cho biết Trung Quốc và Nga đang nỗ lực để đạt được tiến bộ toàn cầu hơn nữa về các vấn đề như biến đổi khí hậu và đại dịch virus Corona.

Ngoại trưởng Vương Nghị chỉ trích mạnh mẽ các biện pháp trừng phạt phối hợp chống lại Bắc Kinh của EU, Anh, Mỹ và Canada về các hành vi vi phạm nhân quyền đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

“Các nước nên sát cánh cùng nhau để phản đối tất cả các hình thức trừng phạt đơn phương”, Ông Vương nói. "Những biện pháp này sẽ không được cộng đồng quốc tế đồng tình".

Ngoại trưởng Lavrov cho biết cả Nga và Trung Quốc đều xem Mỹ đang tìm cách dựa vào các liên minh quân sự thời Chiến tranh Lạnh để phá hoại "cấu trúc luật pháp quốc tế".

Đầu tháng này, Nga cho biết các biện pháp trừng phạt mà EU và Mỹ áp đặt đối với vụ đầu độc vlogger Kremlin Alexei Navalny sẽ ảnh hưởng xấu đến quan hệ song phương của Nga với cả hai nước.

Ông Lavrov hôm thứ Ba (23/3) nói rằng, Nga không còn quan hệ với EU sau khi Brussels đã "phá hủy họ". Tuy nhiên, nhà ngoại giao hàng đầu nói thêm rằng Moscow sẽ sẵn sàng làm việc với EU "nếu và khi khối sẵn sàng xóa bỏ sự bất thường này trong quan hệ".

Các hình phạt của EU và Mỹ đối với Nga nhằm vào một số cá nhân trong lĩnh vực an ninh của Nga, bao gồm cả người đứng đầu Cơ quan An ninh Liên bang Alexander Bortnikov.

Trong khi đó, hôm thứ Hai (22/3), EU đã áp đặt lệnh đóng băng tài sản đối với bốn quan chức Trung Quốc, trong đó có Giám đốc Sở Công an Tân Cương. Binh đoàn Xây dựng và Sản xuất Tân Cương cũng nằm trong danh sách bị trừng phạt.

Lệnh trừng phạt hôm thứ Hai là lần đầu tiên EU áp đặt đối với Trung Quốc kể từ lệnh cấm vận vũ khí vào năm 1989. Các biện pháp trừng phạt được đưa ra trước cuộc họp giữa Mỹ và các thành viên NATO trong tuần này, khi việc Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang tìm cách cải thiện mối quan hệ với các thành viên NATO.

Ngay sau lệnh cấm, Trung Quốc đã đáp trả EU bằng cách áp đặt các lệnh trừng phạt đối với 10 cá nhân và 4 tổ chức châu Âu mà họ cho rằng đã làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc.

Bắc Kinh cho biết những người bị nhắm mục tiêu đã "truyền bá thông tin dối trá và xuyên tạc một cách ác ý", bác bỏ cáo buộc rằng hơn 1 triệu người đã bị nhốt trong các trại cải tạo giống như nhà tù. Bắc Kinh nhiều lần khẳng định đây là những trung tâm đào tạo nghề, nhằm chống lại mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố cực đoan trong khu vực, đồng thời giúp người Duy Ngô Nhĩ với hòa nhập xã hội.

Các biện pháp trừng phạt của Trung Quốc bao gồm cấm các cá nhân trong danh sách đến thăm Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Macao, đồng thời cấm họ tham gia vào các giao dịch tài chính với các tổ chức của Trung Quốc.

Các chính trị gia trên khắp châu Âu đã lên án các hành động trả đũa của Trung Quốc, trong đó người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell mô tả chúng là "đáng tiếc và không thể chấp nhận được".

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/trung-quoc-va-nga-len-an-cac-lenh-trung-phat-cua-my-va-eu-post124653.html