Trường hợp nào được 'kẹp 3' khi điều khiển xe máy?

Thông thường, người điều khiển xe máy chở quá số người quy định sẽ bị phạt tiền và tước Giấy phép lái xe (GPLX), song có một số trường ngoại lệ sẽ không bị phạt. Vậy khi nào xe máy được chở 3 người?

Căn cứ Khoản 1 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ quy định người điều khiển xe môtô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:

- Chở người bệnh đi cấp cứu;

- Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

- Trẻ em dưới 14 tuổi.

Khi chở quá số người quy định, tùy theo số người được chở vượt quá sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo những mức phạt khác nhau.

Khi chở quá số người quy định, tùy theo số người được chở vượt quá sẽ bị xử lý vi phạm hành chính

Khi chở quá số người quy định, tùy theo số người được chở vượt quá sẽ bị xử lý vi phạm hành chính

Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, hành vi điều khiển xe môtô, xe gắn máy chở quá số người quy định bị xử lý như sau:

- Nếu chở theo 2 người trên xe (trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật) thì bị phạt tiền từ 100 - 200 nghìn đồng.

- Nếu chở theo từ 3 người trở lên trên xe bị phạt tiền từ 300 - 400 đồng.

Bên cạnh đó, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị xử phạt bổ sung bằng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng (điểm b khoản 12 Điều 6).

Ngoài ra, theo điểm c khoản 12 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, trong trường hợp gây tai nạn giao thông thì sẽ bị xử phạt bổ sung bằng hình thức tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng.

Lưu ý: Người đi xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định (trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu) cũng sẽ bị xử phạt từ 60 – 80 nghìn đồng (điểm e khoản 2 Điều 8 Nghị định 46).

Bởi Thu Hà, 19:00, 09/08/2019

Nguồn Cartimes: http://cartimes.vn/bai-viet/truong-hop-nao-duoc-kep-3-khi-dieu-khien-xe-may-3464.htm