Từ 1/1/2025, 6 hành vi bị nghiêm cấm trong giao thông đường bộ, người dân nên biết để không bị phạt
Từ 1/1/2025, Luật Đường bộ 2024 chính thức có hiệu lực, trong đó quy định 6 hành vi mới bị nghiêm cấm trong giao thông đường bộ. Đó là những hành vi nào?
6 hành vi mới bị nghiêm cấm trong giao thông đường bộ
Bộ GTVT đã ban hành Luật Đường bộ 2024 có hiệu lực từ 1/1/2025. Trong đó có nhiều quy định mới về giao thông đường bộ.
Theo Điều 7, Luật Đường bộ 2024 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
1. Phá hoại kết cấu hạ tầng đường bộ; khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng đường bộ trái quy định của pháp luật.
2. Đấu nối trái phép vào đường chính, đường nhánh; tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.
3. Lấn, chiếm, sử dụng, xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ.
4. Lắp đặt, tháo dỡ, di chuyển, điều chỉnh, che khuất báo hiệu đường bộ trái quy định của pháp luật; gắn, treo, lắp vào báo hiệu đường bộ nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của báo hiệu đường bộ hoặc làm sai lệch báo hiệu đường bộ.
5. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ mà không có giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật hoặc kinh doanh không đúng giấy phép.
6. Lập điểm đón, trả khách, bốc dỡ hàng hóa trái quy định của pháp luật.
Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ được quy định thế nào?
Theo Điều 4, Luật Đường bộ, nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ được quy định cụ thể:
1. Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
2. Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.
3. Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.
4. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
6. Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Đường bộ là gì?
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, "đường bộ" bao gồm những yếu tố như sau:
Đường bao gồm: Nền đường, mặt đường, lề đường, lề phố.
Cầu đường bộ: Cầu vượt sông, cầu vượt khe núi, cầu vượt trong đô thị, cầu vượt đường sắt, cầu vượt đường bộ, cầu vượt biển, cầu dành cho người đi bộ.
Hầm đường bộ bao gồm: Hầm qua núi, hầm ngầm qua sông, hầm chui qua đường bộ, hầm chui qua đường sắt, hầm chui qua đô thị, hầm dành cho người đi bộ.
Bên cạnh đó, còn có: Bến phà, cầu phao đường bộ, đường ngầm, đường tràn.
Những loại đường bộ hiện nay
Hệ thống mạng lưới đường bộ được phân chia thành sáu hệ thống chính, bao gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng, dựa trên các điểm sau:
Quốc lộ
Là các đường nối từ Thủ đô Hà Nội đến trung tâm hành chính cấp tỉnh.
Các đường nối từ trung tâm hành chính cấp tỉnh đến ba địa phương trở lên.
Đường nối từ cảng biển quốc tế và cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ.
Đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của các vùng, khu vực.
Đường tỉnh
Là các đường nối từ trung tâm hành chính tỉnh huyện đến trung tâm hành chính của huyện.
Đường nối từ trung tâm hành chính tỉnh huyện đến trung tâm hành chính của tỉnh lân cận.
Các đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của các huyện.
Đường xã
Là các đường nối từ trung tâm hành chính của xã đến các thôn, ấp, bản và đơn vị tương đương.
Đường nối với các xã lân cận.
Các đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của xã.
Đường đô thị
Là các đường nằm trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị.
Đường chuyên dùng
Là các đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển và đi lại của một hoặc một số cơ quan tổ chức, cá nhân.