'Tứ đại pháp khí' khủng giúp quân đội Nga dẫn đầu trên bộ
Quân đội Nga đã phát triển chiến lược quân sự theo cách riêng, phù hợp sự khác biệt về địa lý, kinh nghiệm lịch sử, hoàn cảnh chiến lược và học thuyết quân sự của mình.
Quân đội Nga được đánh giá là lực lượng dày dạn kinh nghiệm đánh bộ khi tham chiến gần như tất cả cuộc xung đột dọc theo biên giới lãnh thổ trong lịch sử. Hay nói cách khác, Nga có thể được coi là quốc gia chiếm ưu thế vượt trội ở các cuộc chiến trên bộ hơn so với trên không hoặc trên biển.
Thay vì tập trung vào việc chiếm ưu thế trên không như Mỹ và NATO, quân đội Nga buộc phải đầu tư mạnh hơn vào khả năng phòng không, cũng như vũ khí pháo binh và tên lửa đạn đạo để công kích các mục tiêu tầm xa. Dưới đây là bốn hệ thống tác chiến chủ lực trên bộ của quân đội Nga, tạo ra sự khác biệt giữa khả năng quân sự của Nga và thế giới.
Xe tăng T-72B3 và T-90
Theo thống kê, hiện Nga đang sở hữu 1.400 xe tăng chiến đấu chủ lực của T-72B3 chiếc đang hoạt động và 350 chiếc T-90A được bọc thép gia tăng độ bền. Chiếc tăng T-72 và T-90A có ưu điểm ở chi phí vận hành rẻ hơn nhiều và chỉ nặng khoảng 45 tấn so với các thiết kế của phương Tây. Điều đó có nghĩa là nó có thể dễ dàng lăn bánh qua nhiều cây cầu mà xe tăng của phương Tây không thể làm được.
Những cải tiến đối với họng súng, ống ngắm tầm nhiệt và đạn của T-72B3 và T-90 giờ đây cho phép chúng nâng cao khả năng bắn xuyên thủng giáp các xe tăng MBT phương Tây ở phạm vi giao tranh ngắn. Các kĩ sư thiết kế xe tăng của Nga cũng tập trung cải thiện khả năng phản vệ các đạn pháo và rocket chống tăng, vốn sức công phá cao hơn đạn xuyên giáp.
Xe tăng T-72 và T-90 được trát một lớp vật liệu gây phản ứng nổ (ERA) nhằm mục đích kích hoạt sớm các đầu đạn của địch khi bắn tới. Hơn nữa, chúng còn được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động được thiết kế để đánh lừa hệ thống dẫn đường bằng tia hồng ngoại và tia laser. Thậm chí trong một số trường hợp, vô hiệu hóa trực tiếp tên lửa đang bay tới, đặc điểm mà các thiết kế xe tăng của phương Tây chỉ mới bước đầu phát triển.
‘Cơn lốc” BM-30 Smerch
Các học thuyết quân sự của Nga về vũ khí pháo binh hạng nặng nhấn mạnh chiến lược nã pháo quy mô lớn, tập trung vào việc tiêu diệt hoàn toàn lực lượng đối phương. Chiến thuật "chiến tranh thế hệ mới" liên quan đến việc sử dụng chiến tranh điện tử và lực lượng đặc biệt nhằm định vị đối phương để bắn phá bằng pháo binh.
Tổ hợp BM-30 Smerch được mệnh danh là dàn pháo phản lực phóng hàng loạt đạn mạnh nhất kể từ lúc xuất hiện vào cuối những năm 80 của thế kỉ trước. Hiện nay, các kĩ sư Nga đã cải tiến thêm khả năng phóng các loại UAV hiện đại cho tổ hợp vũ khí này.
Được biết, mỗi xe pháo hạng nặng BM-30 Smerch có khả năng mang 12 ống phóng với kích cỡ nòng 300 ly, sử dụng loại đạn 9M55 hoặc tương tự. Chúng có thể tấn công mục tiêu bằng cách dội một cơn mưa đạn tầm tã vào đối phương từ khoảng cách lên đến gần 100km, hủy diệt bề mặt mục tiêu hơn 60ha.
‘Cơn lốc’ BM-30 có thể sử dụng linh hoạt nhiều loại đạn đã được đều chỉnh đường bay và tầm bắn để nâng cao độ chính xác. Ngoài đạn xuyên giáp và đạn phân mảnh tiêu chuẩn, BM-30 Smerch có thể bắn vào mục tiêu bằng đầu đạn nhiệt áp và gây ra một cơn bão lửa kinh hoàng, rút sạch oxy, hoàn toàn tiêu diệt mọi sinh vật sống trong khu vực sát thương, đặc biệt hiệu quả đối với các căn cứ đóng quân tập trung, lực lượng thiết giáp, sân bay…
Hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander
Nhiều mục tiêu quân sự quan trọng như sân bay, trung tâm chỉ huy và kho nhiên liệu nằm xa tầm bắn của pháo binh và được bảo vệ chắc chắn trước các cuộc tấn công bằng đường không. Để xử lý các mục tiêu đó, Nga đã đầu tư vào hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander, có thể đe dọa các mục tiêu lên đến 1.000km. Hơn nữa, chúng được thiết kế để né tránh tên lửa phòng không bằng các thao tác đánh lừa radar đối phương và các chiến thuật đối phó mồi nhử.
Không những bản thân hệ thống này có thể phóng đầu đạn thông thường khá đáng sợ nặng gần 1kg, nó cũng có thể mang đầu đạn hạt nhân với sức công phá lên đến 50 kiloton. Một số tin đồn cho rằng Nga vẫn duy trì một kho dự trữ lớn các đầu đạn hạt nhân chiến thuật để đe dọa các đối thủ rút lui khỏi các cuộc xung đột trong trường hợp giải quyết tình hình "leo thang căng thẳng".
Hệ thống tên lửa đất đối không S-400
Các lực lượng mặt đất chiến lược của Nga khó có thể dựa vào lực lượng tác chiến trên không, do đó Nga chủ trương triển khai một loạt tên lửa đất đối không và tên lửa đánh chặn trong một mạng lưới phòng không tích hợp nhiều lớp, có thể chống lại máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, tên lửa hành trình và máy bay không người lái ở mọi phương diện phạm vi, tốc độ và và độ cao.
Một tổ hợp S-400 bao gồm hệ thống radar đa nhiệm, hệ thống chỉ huy và dàn phóng đạn có khả năng truy lùng và bắn tên lửa hạ 36 mục tiêu máy bay cùng một lúc từ khoảng cách hơn 400km.
Trên thực tế, tên lửa tầm xa 40N6 của tổ hợp S-400 chủ yếu đẩy lùi các máy bay tiếp dầu và máy bay chống radar lớn và tốc độ bay chậm.
Trong khi đó, tên lửa tên lửa 48N6 và 9M96E cơ động hơn sẽ xử lí các tiêm kích hoặc tên lửa hành trình nhỏ hơn, nhanh nhẹn hơn và hoạt động ở tầm ngắn hơn.
Khẩu đội S-400 cũng sử dụng radar truy quét ở tần số thấp có khả năng theo dõi vị trí của máy bay chiến đấu tàng hình, mặc dù không thực sự khóa chặt chúng cho đến khi chúng đi vào tầm ngắn.
Được biết trong trường hợp khẩn cấp, phạm vi hoạt động của tên lửa do S-400 phóng ra từ căn cứ quân sự Syria và Kaliningrad có thể kiểm soát không phận xung quanh nó như Thổ Nhĩ Kỳ, đảo Cyprus, Ba Lan và cả Đức.
(theo National Interest)