Tư duy Phật giáo và đạo đức truyền thông
Đạo đức truyền thông tư duy trong Phật giáo thách thức bởi thời đại tiêu dùng thông minh- thực hành Phật giáo là quán sát lại các nhóm giá trị và ý định của chúng ta bao gồm cả những giá trị và ý định gắn liền thể hiện trong các thiết chế và ứng dụng văn hóa, xã hội và chính trị của chúng ta để nhận ra sự thật thiện căn
Mục lục bài viết
Đạo đức truyền thông tư duy trong Phật giáo: Thách thức bởi thời đại tiêu dùng thông minh (Intelligence Revolution and the Need for ethical resolve: A Buddhist reflection on the predicament of humane becoming in an era of smart services)
Cuộc cách mạng AI: Sự kết hợp Công nghệ (The Intelligence Revolution: A Technological Confluence)
“Great Game” – Trò chơi vĩ đại tân thời (The New “Great Game”)
Quyền lực nhà nước (State Power).
Lực lượng Quân sự (Military Power).
Trò chơi mới lạ: Góc nhìn quá khứ và tầm nhìn hướng đến tương lai (The New Great Game: A View from the Past, A View Toward the Future)
Góc nhìn đạo Phật: Cuộc Cách mạng Trí tuệ nhân tạo (The Intelligence Revolution: A Buddhist Perspective)
Chuyển hướng cuộc Cách mạng Trí tuệ Vấn đề Đạo đức và Kết nối Công bằng (Redirecting the Intelligence Revolution: The Ethical Challenge of Just Connection)
Đạo đức truyền thông tư duy trong Phật giáo thách thức bởi thời đại tiêu dùng thông minh – thực hành Phật giáo là quán sát lại các nhóm giá trị và ý định, bao gồm cả những giá trị và ý định gắn liền thể hiện trong các thiết chế và ứng dụng văn hóa, xã hội và chính trị để nhận ra sự thật thiện căn.
Tác giả: Peter D. Hershock
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: European Commission (EC)
Đạo đức truyền thông tư duy trong Phật giáo: Thách thức bởi thời đại tiêu dùng thông minh (Intelligence Revolution and the Need for ethical resolve: A Buddhist reflection on the predicament of humane becoming in an era of smart services)
Vào thập kỷ hiện tại, những thách thức cấp bách nhất và trong tương lai – trong số đó là biến đổi khí hậu và sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng về tài sản, thu nhập, rủi ro và cơ hội – không phải là vấn đề kỹ thuật. Những tình trạng khó khăn của chúng ta là về phương diện đạo đức nhân văn.
Bởi thuật ngữ này sẽ được sử dụng ở đây, tình trạng khó khăn đã xuất hiện khi chúng ta nhận thức được những xung đột giữa các giá trị, mục tiêu và lợi ích của chính chúng ta. Không giống như các vấn đề, tình thế khó khăn; chúng chỉ có thể được giải quyết, cách giải quyết chúng chỉ có thể bao hàm cả sự minh bạch và cam kết – sự trình bày rõ ràng các ý tưởng mới, các chuỗi giá trị và hành động phù hợp một cách thích ứng.
Do đó, việc giải quyết tình trạng khó khăn vốn có thể phản chiếu. Nó chẳng những chỉ liên quan đến việc thay đổi cách chúng ta sống nhưng tại sao và với tư cách là ai.
Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến những giai đoạn đầu của tình trạng khó khăn lớn nhất, mà nhân loại đã phải đối mặt: trải nghiệm của con người có thể biến đổi dưới tác động của trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ máy học và các tập dữ liệu có khối lượng lớn và phức tạp.
Giống như Cuộc cách mạng Copernic đã làm suy giảm vị trí của loài người trong vũ trụ cách đây 500 năm, cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo có thể làm thay đổi về quy luật tự nhiên của nhân loại. Nó cũng đang làm nhân loại suy thoái đạo đức và thoái hóa về mặt siêu hình, phá vỡ những nền tảng chắc chắn trước đây và mở ra những không gian cơ hội hoàn toàn mới.
Cuộc cách mạng Copernican (một cuộc cách mạng khoa học) đã có những kết quả khác nhau. Nó dẫn đến những tiến bộ khoa học và công nghệ cho phép đưa nhân loại lên mặt trăng và hạ cánh tàu thăm dò lên một tiểu hành tinh.
Nhưng nó cũng cho phép chế tạo vũ khí hạt nhân, loại vũ khí sát thương giết chết hàng trăm nghìn người chỉ bằng một quả bom và khi biến đổi khí hậu gõ cửa khắp hành tinh. Kết quả của cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo cũng có kết quả như nhau.
Thành phố thông minh sẽ hiệu quả hơn và dễ sống hơn; trang thiết bị chăm sóc sức khỏe thông minh có tiềm năng tiếp cận và mang lại lợi ích cho một nửa nhân loại hiện đang thiếu các dịch vụ y tế cơ bản. Tuy nhiên, việc điều chỉnh thuật toán về quan điểm và kinh nghiệm đã đe dọa đến nền quản trị dân chủ, nền kinh tế chú ý mới nổi đang làm gia tăng thêm sự bất bình đẳng, và cuộc chạy đua vũ trang “kẻ chiến thắng sẽ giành tất cả” về vũ khí tự động và trí tuệ nhân tạo (AI) quân sự hóa đang diễn ra một cách thuận lợi.
“Tình trạng khó khăn về trí tuệ nhân tạo” là năng lượng cần quan tâm của con người được sử dụng một cách tự do, và dữ liệu sẵn sàng chia sẻ cùng với nó đang được các doanh nghiệp và nhà nước sử dụng để xây dựng xã hội thông minh, cung cấp các lựa chọn trải nghiệm và hàng tiêu dùng được thiết kế riêng cho từng cá nhân, cũng như để khuyến khích sự phụ thuộc vào các dịch vụ thông minh, có khả năng khiến trí thông minh của con người trở nên thừa thãi. Những thách thức đạo đức do tình trạng khó khăn này đặt ra là chưa từng có.
Cuộc cách mạng AI: Sự kết hợp Công nghệ (The Intelligence Revolution: A Technological Confluence)
Giấc mơ máy móc thông minh đã trở thành chuyện xưa. Iliad hay “Bài ca thánh Ilion” một thiên sử thi Hy Lạp cổ đại được cho là của Homer sáng tác.
Bao gồm các mô tả về “golden servants.” (người hầu hạnh phúc). một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà phát minh và nhà triết học tự nhiên người Ý Leonardo Da Vinci (1452-1519), người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là khái niệm về máy bay trực thăng, xe tăng, dù nhảy, sử dụng năng lượng Mặt Trời, máy tính, sơ thảo lý thuyết kiến tạo địa hình, tàu đáy kép, cùng nhiều sáng chế khác.
Khoảng hai thế kỷ trước đây, Charles Babbage (1791-1871), một nhà bác học người Anh. Ông là một nhà toán học, nhà triết học, nhà phát minh và kỹ sư cơ khí người Anh. Ông được coi là cha đẻ của công nghệ máy tính và là người phát minh ra máy tính cơ học đầu tiên, nó có khả năng thực hiện các phép tính toán học phức tạp.
Tuy nhiên, chỉ mới gần đây, với sự kết hợp của những tiến bộ trong dữ liệu lớn, học máy, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo (AI), những giấc mơ về người hầu nhân tạo, những binh sĩ và nhà bác học này mới bắt đầu trở thành hiện thực.
Dữ liệu lớn (big data). Những tiến bộ đáng kể trong việc thu nhỏ thiết bị điện tử, về tốc độ xử lý đã cho phép việc sản xuất dữ liệu (data production) trở nên di động, thuận tiện và gần như hiện diện khắp nơi. Để hiểu được quy mô của dữ liệu liên quan, hãy xem xét rằng vào năm 1997, cứ mỗi giờ 100 Gigabyte được tạo ra trên toàn cầu.
Trong vòng 5 năm sau, thực sự khi Internet trở nên một hệ thống thông tin toàn cầu, cứ mỗi giây sản xuất 100 gigabyte. Ngày nay, cứ sau hai phần nghìn giây đã sản xuất được 100 Gigabyte dữ liệu. Điều này có nghĩa là cứ sau 24 giờ sản xuất được hơn 2,5 triệu Gigabyte dữ liệu mới – đủ dữ liệu để lấp đầy một chồng đĩa DVD truyền từ Trái đất đến Mặt trăng và ngược lại.
Phần lớn là dữ liệu cá nhân. Nó đang sản xuất như một “Sản phẩm phụ” (by-product) có giá trị bởi kết nối liền mạch 24/7 được cung cấp bởi điện thoại thông minh, kết hợp với sự chuyển đổi lớn của năng lượng xã hội, từ môi trường ngoại tuyến chuyển sang môi trường trực tuyến, đang diễn ra thông qua các nền tảng thông minh, được phát triển bởi những gã khổng lồ truyền thông xã hội, và thương mại điện tử như như Facebook, Amazon, Tencent và Alibaba.
Mỗi cá nhân dùng mạng xã hội và người tiêu dùng thương mại điện tử hiện đang đều là nhà sản xuất dữ liệu. Việc “Phân cấp” (Hierarchy) sản xuất dữ liệu này đang được đẩy nhanh hơn nữa, nhờ kết hợp các kết nối mạng vào các vật dụng hàng ngày.
Đến năm 2025, người ta ước tính rằng thường nhật “Internet Vạn Vật” (IoT) này sẽ bao gồm 150 tỷ đối tượng sử dụng và mỗi ngày một người bình thường sẽ tương tác với khoảng 4.800 thiết bị kết nối Internet. Lúc bấy giờ, sự phát triển của dữ liệu và truyền dữ liệu toàn cầu, thường niên sẽ diễn ra với số liệu này là 163 zettabyte (zettabyte bằng 1 nghìn exabyte)…
Dữ liệu lớn ở đây được đặc trưng bởi 3Vs đó là: Volume – Khối lượng dữ liệu, Velocity – Tốc độ xử lý dữ liệu, Variety – Đa dạng dữ liệu. Để hình dung, mỗi năm, nhân loại tạo ra thêm hàng chục zettabyte dữ liệu số (1 zettabyte tương đương khoảng 250 tỷ chiếc đĩa DVD) hoặc đủ để chiếu 36 triệu năm truyền hình độ phân giải cao. Lượng dữ liệu khổng lồ này đang được lưu trữ trong hàng ngàn trung tâm dữ liệu rải rác khắp thế giới, nơi các máy chủ đang duy trì hoạt động của Internet.
Công nghệ Máy học (Machine-Learning). Sự không ngừng leo thang về khối lượng này, tốc độ và sự đa dạng của phát triển của dữ liệu, truyền dữ liệu toàn cầu không gì hơn “Khói dữ liệu” (Data smog). Nhưng dữ liệu lớn chính xác là thứ cần thiết để cho phép trên thực tế công nghệ máy học có thể thực hiện được. Nói một cách đơn giản, công nghệ máy học dựa trên các kỹ thuật thiết kế thuật toán “Quy trình ra quyết định” (Decision-making process) có thể tự viết lại để đáp ứng phản hồi của thế giới thực.
Mặc dù khả năng tồn tại cách đây gần nửa thế kỷ trước của công nghệ máy học đã được chứng minh về phương diện lý thuyết, ứng dụng thực tế của nó bị cản trở bởi tốc độ xử lý máy tính chậm và do không có sẵn các loại dữ liệu và với số lượng cần thiết cho việc học thuật toán.
Ngày nay với các loại và số lượng dữ liệu có sẵn, mạng lưới thần kinh nhân tạo (mạng nơ-ron nhân tạo) và các thuật toán di truyền (Genetic Algorithm- GA) hoặc “sự tiến triển” chạy trên các máy tính sản xuất tiêu chuẩn có khả năng đạt được những thành tích học tập đáng chú ý.
Một minh họa nổi bật về sức mạnh của công nghệ máy học là bậc thầy đánh bại về cờ vây cổ truyền ở Trung Quốc, trước hệ thống công nghệ máy học có mục đích được thiết kế AlphaGo (một chương trình máy tính được phát triển bởi Google DeepMind để có thể chơi môn thể thao cờ vây).
Ban đầu chỉ được trang bị các quy tắc của trò chơi cờ vây và động cơ để giành chiến thắng, bằng cách xem lại các trò chơi do con người chơi và sau đó với chính nó có đến hàng triệu trò chơi, “Trí tuệ nhân tạo” AlphaGo đã có thể học cách thực hiện những nước đi đủ sáng tạo hoặc khó hiểu để đánh bại một đối thủ lão luyện là con người.
Không giống như cờ vua, trong đó những tác động tiềm ẩn của mỗi nước đi có thể được tính toán trước, khi đang đi các nước cờ, không thể bỏ qua sử dụng sức mạnh xử lý công nghệ tốc hoạt dữ liệu (data-crunching) để giành chiến thắng.
Số nước đi của cờ vây có thể vượt quá số hạt cờ vây, nếu tồn tại mỗi hạt trong nước đi của cờ vây, chúng ta có cùng kích cỡ với nước đi của cờ vây. Trí tuệ nhân tạo Alphago đã thất bại trong học cách chơi cờ vây, đẳng cấp thế giới bằng cách tìm ra cách hành xử theo những cách có hiệu quả rõ rệt bởi chúng cũng cực kỳ bất ngờ.
AlphaZero chính là thế hệ kế nhiệm của AlphaGo, trí tuệ nhân tạo từng đánh bại 100 ván cờ bằng 0 mà không cần đưa ra luật chơi hay bất kỳ ví dụ nào về cách chơi. AlphaZero đã học cách chơi cờ vây bất khả chiến bại hoàn toàn chính bằng sức của bản thân nó.
Phù hợp hơn với hầu hết chúng ta, Thuật toán di truyền (Genetic Algorithm) là trung tâm của các công cụ đề xuất thúc đẩy Mạng lưới kinh tế (Economic Network), duy trì và thu hút sự chú ý của khách hàng, xác định giá cả, hành vi sản xuất và quyền lợi.
Mỗi năm Thuật toán (Algorithm) mang lại hơn 1 tỷ USD cho lợi nhuận của Netflix (một nền tảng cung cấp dịch vụ phát trực tuyến của Mỹ), bằng cách tìm ra phương pháp thu hút mọi người chọn phim trong thời gian chưa đầy 90 giây, trung bình họ sẽ cam kết xem xét các đề xuất trước khi chuyển sang nền tảng Kỹ thuật video streaming.
Tuy nhiên, các thuật toán làm việc với hồ sơ dữ liệu cá nhân được sản xuất thương mại, hiện cũng đang tiến hành đánh giá rủi ro trong hoạt động cho vay và đưa ra các khuyến nghị tư pháp dựa trên bằng chứng (Evidence Based) liên quan đến việc bảo lãnh tuyên án và tạm tha – các phương pháp này đã bị chỉ trích đáng kể bởi các bộ dữ liệu mà họ đang sử dụng đại diện cho lịch sử “mã hóa” về sự phân biệt đối xử và sự thiệt hại trong quá khứ.
Công nghệ AI (Artificial Intelligence). Trí tuệ nhân tạo (AI) là một hiện tượng rộng hơn công nghệ máy học và đề cập đến các AI hệ thống tính toán bắt chước hoặc mô hình hóa các chức năng nhận thức của con người. Cuộc tranh luận vẫn tiếp tục về việc liệu “Phép thử Turing” (Turing Test) – bài kiểm tra trình độ AI dành cho máy tính để thuyết phục một nhóm chuyên gia thông minh rằng, họ đang trò chuyện với con người đúng hơn chứ không phải máy móc.
Tuy nhiên, hiện các hệ thống công nghệ AI hoàn toàn có khả năng vượt qua bài kiểm tra này đối với những người dùng không có ý thức. Ví dụ, trong lớp triết học được giảng dạy sinh viên tại Đại học Georgia (UGA), trường đại học công lập đầu tiên được nhà nước hỗ trợ ở Mỹ đã tương tác trực tuyến với trợ giảng của khóa học trong suốt một học kỳ mà không hề nghi ngờ rằng “nó” là AI (Artificial Intelligence).
Bước ngoặt khi giấc mơ chế tạo tác nhân tạo (artificial) bắt đầu thành hiện thực từ những thập niên 2003-2008 khi Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến, một cơ quan của Bộ Quốc phòng Mỹ, chịu trách nhiệm phát triển các công nghệ tiên tiến mới dùng cho quân đội.
Dự án phát triển “chế tạo tác nhân tạo (artificial) dựa trên hiểu biết có khả năng nghiên cứu và thiết lập” – một chế tạo tác nhân tạo “có thể suy luận, rút kinh nghiệm, biết nói thế nào, giải thích nó đang làm gì, suy ngẫm về kinh nghiệm của nó, và sự ngạc nhiên trước sự phản ứng mạnh mẽ”.
Vào năm 2011, việc mở rộng nghiên cứu của công ty dẫn đến việc ra mắt thương mại của trợ lý cá nhân trên Siri trên iPhone của Apple, kể từ đó đến nay sự phát triển của các chế tạo tác nhân tạo (artificial), có khả năng cung cấp các dịch vụ thông minh có mục tiêu như cá nhân trợ lý ảo, đại diện quan hệ khách hàng, nhà tham vấn chăm sóc sức khỏe.v.v. .
Công nghệ thông tin, nghệ thuật đương đại không phải là Siri (trợ lý kỹ thuật số được tích hợp sẵn trên các thiết bị thuộc hệ sinh thái Apple), hay một trong những trợ lý ảo khác sẵn có chức năng phức tạp, những công cụ tinh vi có thể kích hoạt tìm kiếm qua giọng nói.
Nó là trợ lý cá nhân, trợ lý ảo có thể hoạt động như một công cụ “thực hiện” và làm trung gian cho “đối thoại thương mại” (conversational commerce) bằng cách có thể thực hiện được trong trong vài mili giây để chuyển ý định của con người thành mã hiệu. Trí tuệ nhân tạo (AI) không còn chỉ là khuếch đại hiệu quả sản xuất. AI có khả năng cung cấp các giao dịch phức tạp.
Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của quá trình, trong đó các hoạt động thông minh của con người, đang được hỗ trợ bởi các dịch vụ thông minh và cuối cùng có thể bị thay thế bởi nó. Trong số những cách thực hành điều cơ bản nhất này, hầu hết đã được mọi người ứng dụng các hệ thống trí tuệ nhân tạo, là ghi nhớ. Đây là hoạt động nhận thức cơ bản nhất, cần thiết cho sự rèn luyện trí thông minh và gia công phần mềm của nó không phải là một vấn đề tầm thường.
Nhưng AI có khả năng thiết kế và nghiên cứu dựa trên “Data-Driven” (một thuật ngữ kinh doanh đề cập đến việc sử dụng dữ liệu để cung cấp thông tin giúp bạn ra quyết định nhanh hơn), đồng thời các dịch vụ thông minh sẽ sớm có sẵn cho mọi thứ, từ hướng dẫn chế độ ăn uống và chẩn đoán y khoa cơ bản cho đến việc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em.
Hiện tại, người ta ước tính rằng, trong vòng 20 năm tới tại siêu cường quốc Hoa Kỳ, gần một nửa số nhiệm vụ cốt lõi sẽ được tự động hóa, hoặc đảm nhận bởi trí tuệ nhân tạo (AI). Chỉ một phần nhỏ của sự thay đổi này là do tự động hóa nhà máy. Hầu hết nó sẽ là kết quả của việc các tác nhân thao tác điện toán và vai trò gánh vác việc lao động chuyên môn.
Khả năng tiếp cận tiềm năng của các dịch vụ thông minh và các nhà chuyên nghiệp về máy móc, có thể được đánh giá cao khi xem xét rằng, siêu máy tính Watson (của IBM) có thể dự đoán bảy trong số chín cải tiến lớn nhất trong việc sử dụng enzyme chữa ung thư, được thực hiện từ những thập niên 2003-2013, dựa trên việc đọc 70.000 tài liệu nghiên cứu khoa học trong y học được viết trước năm 2003.
Cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo của các xí nghiệp máy tính sẽ tiếp tục hỗ trợ sản xuất quần áo trong may mặc công nghiệp và đồ gia dụng theo yêu cầu, nhưng AI cũng sẽ tạo ra những nhà nghiên cứu ảo hiệu quả hơn bao giờ hết, sẽ tạo các nhà nghiên cứu, bác sĩ, luật sư, kế toán, kỹ sư và gần như ngay lập tức các nhà thiết kế có thể mở rộng quy mô và chia sẻ việc học của họ.
“Great Game” – Trò chơi vĩ đại tân thời (The New “Great Game”)
Sự hợp lưu về công nghệ này giữa dữ liệu lớn, công nghệ máy học và trí tuệ nhân tạo đang mang lại sự tái tổ chức trải nghiệm của con người, làm thay đổi đáng kể ý nghĩa của gia đình, tình bạn, sức khỏe, công việc an ninh và cơ quan. Nó cũng đang làm thay đổi đáng kể các mối quan hệ quyền lực toàn cầu. Như trong “Great Game” – Trò chơi vĩ đại của các cường quốc đế quốc và thực dân vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, mục tiêu của “Great Game” – Trò chơi vĩ đại tân thời là sự thống trị toàn cầu.
Nhưng cách nay một thế kỷ trong khi cuộc cạnh tranh diễn ra giữa các thể chế chính trị, nhằm kiểm soát đất đai và tài nguyên thiên nhiên, các tập đoàn doanh nghiệp, nhà nước và quân đội ngày nay tìm cách kiểm soát các nền tảng kỹ thuật số và sự lưu tâm – năng lực tiềm tàng – thế thống trị (attention-energy-dominance) của con người – chính bản thân ý thức địa vị thống trị trong việc thực dân hóa hay thuộc địa hóa (colonization).
Quyền lực doanh nghiệp (Corporate Power). Trong một phần tư thế kỷ qua, sự trưởng thành của chủ nghĩa tư bản cung cấp tin tức và hệ thống mạng lưới xã hội (network society) đã dẫn đến sự phi vật chất hóa đáng kể của nền kinh tế toàn cầu, qua đó các bệ điều khiển trao đổi thông tin, trên thực tế đã giành được vị thế độc quyền. Nhưng có một số điều đã minh bạch, sự thực kinh tế mới này vẫn đang nổi lên.
Thứ nhất, mặc dù chúng ta vẫn tiếp tục đề cập đến Kinh tế học thông tin (một nhánh của lý thuyết kinh tế vi mô nghiên cứu cách thức hệ thống thông tin và thông tin ảnh hưởng đến một nền kinh tế và các quyết định kinh tế), dữ liệu lớn đã khiến điều này trở nên lỗi thời: trong thế giới thực thông tin quá rẻ tiền và thừa thãi để có thể dùng làm tiền tệ.
Bây giờ chúng ta có một nền kinh tế toàn cầu, trong đó chính việc thu hút và khai thác sự chú ý, nhằm thúc đẩy sự lưu thông toàn cầu về hàng hóa, dịch vụ, ý tưởng và con người.
Thứ hai, “đại dương” kỹ thuật số với những lựa chọn trải nghiệm dường như không giới hạn, có những dòng chảy mạnh mẽ lướt qua nó. Các Thuật toán trong học máy (Machine learning) đang những mong muốn sử dụng và sở thích, được thể hiện bằng kỹ thuật số để điều chỉnh riêng trải nghiệm trực tuyến, nhằm thu hút và tận dụng tối đa sự chú ý của chúng ta. Với Internet vạn vật và các dịch vụ thông minh, việc điều chỉnh trải nghiệm này cũng sẽ mở rộng để bao gồm phần lớn trải nghiệm ngoại tuyến của chúng ta.
Kết quả là, sẽ phải chịu cả sự mở rộng nhanh chóng của các quyền tự do lựa chọn “để giải phóng” và sự tăng cường của các sự ép buộc phải lựa chọn mang tính “kỷ luật”. Trong một tuyên bố đang chú y vào năm 2016, ông Tim Cook, một nhà điều hành kinh doanh, nhà từ thiện và kỹ sư công nghiệp người Mỹ, giám đốc điều hành của Apple Inc chia sẻ: “Khi một dịch vụ công trực tuyến, bạn không phải là khách hàng. Bạn chính là sản phẩm.”
Thứ ba, trong khi nền kinh tế được quan tâm nền kinh tế sức chú ý (Attention Economy: AE) được kết nối mạng mới có hiệu quả tuyệt vời trong việc nhân rộng nhiều lựa chọn tiêu dùng và chia sẻ, nó không kém phần hiệu quả trong việc khuếch đại sự bất bình đẳng về thu nhập, của cải, rủi ro và cơ hội.
Khi Instagram là một mạng xã hội chuyên chia sẻ ảnh và video nên bản thân nó được thiết kế dựa trên cơ sở sáng tạo ra những hình ảnh đẹp và thu hút, vào năm 2012 được Facebook mua lại với giá 1 tỷ USD, ứng dụng này có 130 triệu người dùng và tổng cộng chỉ có 15 nhân viên. 5 năm sau, Facebook có khoảng 2 tỷ người dùng nhưng chỉ tuyển dụng 25.000 người.
Hiệu ứng tái phân phối của nền kinh tế chú ý qua trung gian internet lớn đến mức 7 công ty hàng đầu trên thế giới tính theo vốn hóa thị trường hiện nay là Apple, Amazon, Alphabet/Google, Microsoft, Facebook, Tencent và Alibaba.
Tình trạng bất bình đẳng của thế giới toàn cầu hóa đã trở nên đến mức cực đoan, năm 2014 theo báo cáo của Oxfam (một liên minh quốc tế của 20 tổ chức làm việc tại 94 quốc gia trên toàn thế giới để tìm giải pháp lâu dài cho nghèo đói và bất công), 823 đại gia tỷ phú đô la có nhiều tài sản giàu nhất thế giới, hơn 3 tỷ người nghèo nhất thế giới.
Tuy nhiên, vào đầu năm 2017, con số vi phạm đạo đức này đã được điều chỉnh giảm xuống: 8 đại gia tỷ phú đô la có nhiều tài sản giàu nhất thế giới, hơn 3,5 tỷ người nghèo nhất thế giới.
Quyền lực nhà nước (State Power).
Nền kinh tế sức chú ý (attention economy) được nối mạng lưới không chỉ tập trung Sức mạnh doanh nghiệp (Enterprise Strength).
Câu châm ngôn của triết gia, khoa học gia, nhà toán học người Pháp René Descartes (1596-1650) rằng “Tôi tư duy, vậy thì tôi tồn tại” (Je pense, donc je suis) đã được thay thế bằng nhận thức rằng, “Tôi kết nối thế nào thì tôi thế ấy,” và vì điều này, tất cả những người có quyền kiểm soát kết nối đều được hưởng những quyền lực mới chưa từng có.
Sức mạnh doanh nghiệp (Enterprise Strength) đạt được thông qua việc sử dụng dữ liệu lớn, cuối cùng phụ thuộc vào các lệnh trừng phạt của nhà nước (hoặc về phía im lặng) đối trước tình trạng xói mòn quyền riêng tư.
Nhưng tại cùng một thời điểm, cơ sở hạ tầng thu tập dữ liệu của công ty cũng mang lại cho các quốc gia quyền giám sát và thao túng dư luận xã hội, khiến các Bộ máy truyền thông của Đức Quốc xã trông giống như những chiếc điện thoại quay số bên cạnh những chiếc Android hoặc iPhone mới nhất. Trên thực tế, kết quả là một cuộc hôn nhân sắp đặt – mặc dù không nhất thiết phải là “tình yêu” – giữa Nền kinh tế sức chú ý (attention economy) và nhà nước giám sát.
Ngay từ năm 2012, chương trình được đặt tên rất phù hợp là “Nghiệp lực Cảnh sát” (Karma Police) do Trung tâm truyền thông tuyệt mật của Chính phủ Anh (GCHQ) hàng ngày đã thu được khoảng 50 tỷ bản ghi siêu dữ liệu, về hoạt động liên lạc trực tuyến và duyệt web.
Tuy nhiên, như vụ ông Edward Snowden rò rỉ thông tin tình báo lớn nhất lịch sử Mỹ năm 2014 đã cho thấy rõ, Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (National Security Agency, NSA) không chỉ chặn hàng tỷ mail, cuộc gọi điện thoại và tin nhắn văn bản, mà còn tiến hành “Kiểm tra gói tin sâu (DPI)” về nội dung của nó.
Thực vậy, bằng cách sử dụng bí mật các mạng lưới thông tin trong thương mại điện tử, vào thời điểm đó chương trình ‘Bản đồ kho báu’ (Treasure Map) của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ có khả năng định vị trong thời gian thực (Real time) đối với tất cả các thiết bị kết nối với web.
Đáng lo ngại hơn, dưới sự giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước và các tác nhân phi quốc gia (các thực thể phi quốc gia, nonstate actors) được kết hợp bởi năng lực của Bản thể học (khoa học thông tin) mới để định hình quan điểm và hành vi một cách chính xác và hiệu quả: khả năng tiếp thu để tạo ra những công dân và tập thể những người cùng nghề thuộc loại muốn có đòi hỏi nhất.
Sự phân nhánh thực tế điều này đã được ám chỉ bởi việc sử dụng Phương tiện truyền thông mạng xã hội để gây ảnh hưởng cuộc bỏ phiếu về thỏa thuận Brexi tại Vương quốc Anh và để “hack” cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2016.
Tuy nhiên, những hoạt động nổi bật này về kinh doanh hiện đại và tính ứng dụng thực tiễn cao và quyền lực nhà nước trong việc định hình dư luận xã hội chỉ là đang diễn ra những dấu hiệu rõ ràng hơn về quá trình tái cấu trúc chính trị toàn cầu (global politics) và phạm vi công cộng có tiềm năng biến Quản trị dân chủ (democratic governance) trở thành chuyện xa xưa.
Lực lượng Quân sự (Military Power).
Nửa thế kỷ trước, mối đe dọa lớn nhất trên toàn cầu đối với nền dân chủ, rõ ràng Chiến tranh Lạnh (Cold War, 1947-1991) sự căng thẳng địa chính trị và xung đột ý thức hệ đỉnh điểm giữa hai siêu cường quốc (đứng đầu và đại diện hai khối đối lập): Hoa Kỳ (chủ nghĩa tư bản) và Liên Xô (chủ nghĩa xã hội), cũng như chiến lược răn đe (tiếng Anh: Deterrence) hạt nhân đang ngự trị bao trùm là đảm bảo hủy diệt lẫn nhau (mutual assured destruction, MAD).
Ngày nay, kinh tế sức chú ý (attention economy) là một cách tiếp cận quản lý thông tin coi sức chú ý của con người như một mặt hàng khan hiếm, áp dụng các lý thuyết kinh tế học để giải quyết các vấn đề trong quá trình quản lý thông tin. Phải đương đầu với sự giám sát quản lý của quyền lực nhà nước, thực tế là những mối đe dọa lớn nhất đối với nền dân chủ hiện nay, có thể đến từ chính bên trong cộng đồng các nước dân chủ.
Nhưng cuộc cạnh tranh giành quyền kiểm soát quân sự toàn cầu, vẫn rất quan trọng đối với địa chính trị và một cuộc chạy đua vũ trang mới đang được tiến hành tập trung vào việc nguy cơ vũ khí hóa trí tuệ nhân tạo (AI).
Mục tiêu của chức năng quân sự trong cuộc chạy đua lực lượng vũ trang mới rất đơn giản: đưa con người ra khỏi Chu trình bốn bước của vòng lặp OODA gồm: Quan sát (Observe), Định hướng (Orient), Quyết định (Decide) và Hành động (Act) bằng cách lập kế hoạch triển khai các hệ thống vũ khí tự vệ, thực hiện và thích ứng với thực tế nhiệm vụ trong thời gian thực, thực hiện các các mục tiêu của chiến lược quân sự với tốc độ cao và sự xác định không nhân đạo.
Người đầu tiên đạt được mục tiêu này, sẽ được hưởng quyền thống trị hoàn toàn trên chiến trường. Không có gì đáng ngạc nhiên, tại Mỹ năm 2017, ngân sách của Ngũ Giác Đài (trụ sở của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ) và Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) bao gồm gần 33 tỷ USD để chiến lược phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) trong quân sự, vũ khí sát thương tự động, robot, và hãng vệ tinh Swarm Technologies. Các khoản đầu tư của chính phủ Trung Quốc có thể so sánh được, nếu không muốn nói là lớn hơn.
Tuy nhiên, trong tương lai sự cạnh tranh quen thuộc giữa các cường quốc quân sự trên thế giới, chỉ là một phần của câu chuyện. Hầu hết các nghiên cứu và phát triển cơ bản phục vụ cho các ứng dụng AI trong lĩnh vực quân sự, đều được thực hiện cơ bản bởi các tập đoàn kinh tế ích lợi từ thương mại.
Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (NC&PT) trong doanh nghiệp vượt trội hơn rất nhiều so với hoạt động nghiên cứu và phát triển trong các doanh nghiệp sản xuất R&D (Research & Development), không chỉ ở Mỹ mà còn ở Trung Quốc, Nga, Châu Âu và Vương quốc Anh, đến mức độ lớn R&D số lượng lớn do chính phủ tài trợ.
Trên thực tế, quân sự toàn cầu thường mua các sản phẩm ‘sẵn có’ (off the shelf) và tái sử dụng chúng cho mục đích quân sự. Xét rằng chỉ một số ít quốc gia có đủ nguồn lực cần thiết để thiết lập và có khả năng mở rộng các chương trình vũ khí hạt nhân, điều này không đúng đối với sự tôn trọng để xây dựng các các chương trình vũ khí tự vệ. ‘sẵn có’ (off the shelf).
Các tổ chức phi chính phủ với nguồn tài chính rất khiêm tốn, có thể mua được những sản phẩm tương tự ‘sẵn có’ (off the shelf), đang được quân sự toàn cầu sử dụng. Kết quả là cuộc chạy đua vũ khí trí tuệ nhân tạo (the AI arms race) và Chiến tranh mạng (cyberwarfare), có thể dễ dàng đến với bất kỳ vùng lân cận nào của bất kỳ thành phố hoặc thị trấn nào trên hành tinh.
Bởi bản thân điều đó kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) và cái gọi là vũ khí thông thường (conventional weapons) là mối đe dọa hiện hữu to lớn đối với nhân loại. Nhưng mối đe dọa này sẽ gia tăng rất nhiều nếu quân sự toàn cầu chú ý đến các luận cứ hiện đang hướng tới việc nhượng lại quyền kiểm soát các năng lực do thám, giám sát tình báo được trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ như một vấn đề cần thiết về mặt quân sự.
Trò chơi mới lạ: Góc nhìn quá khứ và tầm nhìn hướng đến tương lai (The New Great Game: A View from the Past, A View Toward the Future)
Tương tự lịch sử rất hữu ích. Nhưng chúng cũng có thể hạn chế sự tham gia mang tính phê phán và sáng tạo vào các sự kiện, bằng cách ngầm tiếp tục giả định giá trị của các khuôn khổ khái niệm có thể mâu thuẫn với thực tế đương đại. Ván cờ lớn diễn ra cách đây một thế kỷ là một cuộc xung đột công khai về Địa-chính trị (Geo-politics) – một cuộc xâm chiếm đất đai toàn cầu bởi các lợi ích quốc gia và đế quốc.
Xem cuộc đấu tranh toàn cầu để giành quyền thống trị trong việc chiếm làm thuộc địa, sự thực dân hóa ý thức như một quá trình có thể so sánh được sẽ khuyến khích tập trung vào các cuộc cạnh tranh mở diễn ra tầm vóc, quy mô mang tính chất quốc gia và quốc tế. Từ góc độ như thế, người ta có thể tập trung một cách hợp lý vào việc Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh và Nga, đang cố gắng thiết lập quyền kiểm soát cả về mặt kỹ thuật và ý thức hệ đối với động lực của cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo như thế nào.
Chẳng hạn, việc hoạch định chính sách ở Trung Quốc bị ảnh hưởng sâu sắc bởi ký ức lịch sử dân tộc “Bách niên quốc sỉ” (百年國恥; Century of humiliation), tức “một trăm năm đất nước bị sỉ nhục” bởi các cường quốc toàn cầu từ giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20.
Tuyên bố của Trung Quốc, từ năm 2030, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo, như thế phù hợp với ‘Trò chơi vĩ đại mới’ (new Great Game). Trung Quốc với dân số 1,4 tỷ người tạo ra dữ liệu và khả năng đặc biệt để hiện thực hóa sự kết hợp hiệu quả giữa doanh nghiệp – nhà nước – quân đội, đây không phải là mục tiêu không thể đạt được.
Trung Quốc cam kết trở thành một trong những quốc gia thông minh nhất thế giới. Họ đã xây dựng một hệ thống giám sát và nhận dạng khuôn mặt tiên tiến, đang đầu tư mạnh vào phát triển thành phố thông minh và tài trợ cho việc chạy thử hệ thống tín dụng xã hội, được thiết kế để cho phép các lợi ích thương mại và nhà nước được hưởng phúc lợi từ sức mạnh bản thể liên quan đến kiểm soát kết nối mạng internet.
Tương tự như thế, Liên minh châu Âu (EU) đã thiết lập một dự thảo hướng dẫn để phát triển một nhãn hiệu trí tuệ nhân tạo (AI) độc đáo của châu Âu, nhằm thúc đẩy các giá trị châu Âu “Human
Human Centric – Tất cả vì mọi người” và nhằm mục đích bảo vệ và mang lại lợi ích cho cả cá nhân và lợi ích chung. Ngược lại với Trung Quốc, cách tiếp cận của EU rất nhạy cảm với các vấn đề quyền riêng tư và quyền thông tin.
Tuy nhiên, phù hợp với các mục tiêu của Trung Quốc, mục tiêu của EU là trở thành quốc gia dẫn đầu về trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến, an toàn và có đạo đức để công dân châu Âu có thể gặt hái những lợi ích to lớn từ “Trí tuệ nhân tạo (AI) đáng tin cậy” và làm điều đó theo cách này sẽ thu hút sự quan tâm tích cực toàn cầu.
Những giải thích tương tự có thể được đưa ra về những nỗ lực quốc gia đang diễn ra ở các cường quốc Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Nga, vì việc coi ‘Trò chơi vĩ đại mới’ (new Great Game) và tình thế khó khăn của trí tuệ nhân tạo là một sự cạnh tranh và xung đột giữa các tầm nhìn khác nhau về “xã hội thông minh” (smart society) sẽ rất hấp dẫn – xung đột giữa các quan điểm khác nhau về ý nghĩa của việc với tư cách cá nhân, tập đoàn và quốc gia trở nên“hoàn hảo hơn”.
Do đó, việc mặc cho những người tham gia ‘Trò chơi vĩ đại mới’ (new Great Game), những tư tưởng đồng dạng đã có từ một thế kỷ trước, sẽ hạn chế hiệu quả trong việc làm sáng tỏ những hiểu biết sâu sắc về động lực cạnh tranh giành quyền kiểm soát các ngành công nghiệp công nghệ trí tuệ nhân tạo của thế kỷ 21, hoặc về những gì cuối cùng đang bị đe dọa trong hóa trình của ý thức thực dân hóa.
Thay vào đó, nhìn về phía trước một trăm năm, quan điểm có vẻ khác biệt. Thay vào một cuộc cạnh tranh giữa các chủ thể quốc gia và doanh nghiệp, ‘Trò chơi vĩ đại mới’ (new Great Game) có thể được coi là một giai đoạn ngắn ngủi trong cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo. Trong một thời gian, việc phát triển và triển khai trí tuệ nhân tạo, chắc chắn sẽ mang lại nhiều kết quả tích cực rõ ràng (thậm chí có thể là kỳ diệu).
Nhưng nhìn về lâu dài, những tiến bộ khoa học và xã hội cơ bản của cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo có khả năng dẫn đến mối đe dọa hiện hữu sâu sắc đối với nhân loại. Nếu sự ra đời của trí tuệ nhân tạo nói chung trở thành hiện thực khoa học, chứ không phải là khoa học viễn tưởng tưởng tượng, các tác nhân nhân tạo siêu thông minh có thể phát triển những khả năng vượt xa khả năng của con người đến mức sẽ không còn có thể cho rằng các tác nhân này ‘cho là những tác tử phần mềm’ (software agent)’.
Nhưng từ rất lâu trước khi nhân loại sai lầm và trở thành nạn nhân của trí tuệ nhân tạo, bất kể thành kiến ý thức hệ nào được thiết kế trong các xã hội thông minh vốn đang được xây dựng bởi lợi ích doanh nghiệp và nhà nước, trải nghiệm của con người đang được chuyển đổi về phương diện chất lượng. Để hiểu và giải quyết tình trạng khó khăn về trí thông minh ở cấp độ trung bình, trực tiếp hơn này – cấp độ mà chúng ta hiện đang sống trong cuộc sống hàng ngày – một số tài liệu Phật giáo rất hữu ích.
Góc nhìn đạo Phật: Cuộc Cách mạng Trí tuệ nhân tạo (The Intelligence Revolution: A Buddhist Perspective)
Cái nhìn sâu sắc nền tảng của tư duy và thực hành Phật giáo là tất cả mọi thứ đều phát sinh phụ thuộc lẫn nhau. Giải thích một cách rõ ràng, điều này có nghĩa là mối quan hệ cơ bản hơn ‘liên quan đến sự vật’. Sự tồn tại của cá nhân là sự trừu tượng hóa từ các động lực quan hệ đang diễn ra. Đối với những người Phật tử, giá trị căn bản của tuệ giác này không phải là lý thuyết mà là trị liệu và chữa lành.
Khi một người trở nên thông suốt trong việc nhận biết mọi sự vật phát sinh phụ thuộc lẫn nhau như thế nào, thì rõ ràng là xung đột, rắc rối và đau khổ (Dukkha) không phải là chức năng của cơ hội, số phận hay trò chơi của các quy luật tự nhiên. Chúng là sự làm méo mó trong mối quan hệ do nghiệp (karma, hành động có tác ý) của chính chúng ta gây ra hoặc những cách thức mà các khuôn mẫu giá trị, ý định và hành động tuân theo những phương pháp phù hợp về các cơ hội và kết quả đã trải qua.
Hàm ý là trong vũ trụ nghiệp lực (sức báo ứng chặt chẽ về những việc mình đã làm), tất cả các thực tại được trải nghiệm đều hàm chứa trách nhiệm. Đau khổ (Duḥkha) không thể được coi là một vấn đề một cách có kết quả mà chỉ là một tình trạng khó khăn.
Do đó, gần đây nhất với mục đích trị trong việc thực hành Phật giáo là quán sát lại các nhóm giá trị và ý định của chúng ta – bao gồm cả những giá trị và ý định gắn liền, thể hiện trong các thiết chế và ứng dụng văn hóa, xã hội và chính trị của chúng ta – để nhận ra sự thật thiện căn (kusála-mūla) hay động lực quan hệ bậc nhất và động lực để loại bỏ các điều kiện cho tính dai dẳng bởi những điều bất thiện.
Điều quan trọng là phẩm chất quan hệ gọi là thiện căn (kusála-mūla) hay “không có trình độ kỹ thuật cao (trong nghệ thuật)” không những chỉ bao gồm những gì hiện nay được coi là xấu hoặc tầm thường; nó cũng bao gồm những gì hiện được coi là tốt. Giống như những buổi biểu diễn nghệ thuật âm nhạc điêu luyện, thiết lập các tiêu chuẩn mới về nghệ thuật âm nhạc, cách ứng xử thân thiện liên quan đến việc liên tục đặt ra các tiêu chuẩn mới về sự tham gia có đạo đức và đáp ứng kỹ thuật điêu luyện.
Lý tưởng về hành vi đạo đức này được tóm tắt bởi vị Bồ tát hay “bậc giác ngộ”, với người đầy sức sống từ bi tâm, thệ nguyện thực hiện từ nội tâm những điều kiện quan hệ hiện có để tạo điều kiện thuận lợi cho sự giải thoát cho tất cảchúng sinh khỏi sự xung đột, rắc rối và những nỗi khổ niềm đau. Ở đây, từ bi tâm không chỉ đơn thuần là sự cảm thông với người khác hay là kết quả của những đánh giá hợp lý rằng ai đó đang phải trải qua những nỗi khổ niềm đau nghiêm trọng và không đáng có.
Từ bi tâm của Phật giáo là sự thực hành hiện diện đối với tha nhân trong sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau, hòa hợp với các khả năng để nhận ra các động lực quan hệ khai thông thế bế tắc, giải quyết các tình trạng khó khăn. Theo truyền thống, việc thực hành này được hiểu là một quá trình tu tập Ba la mật (vượt sang bờ bên kia của đại dương khổ đau), trải qua sáu ba la mật, bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ, là những tâm trạng đưa đến giải thoát và giác ngộ.
Là pháp đối trị một số chướng ngại tinh thần của chúng ta như giận dữ, tham lam, ganh tỵ, lười biếng v.v…, sáu thái độ này tương tác, giúp ta đối phó với tất cả những điều mà cuộc đời đưa đến cho ta. Nhờ phát triển những thái độ này mà chúng ta có thể từ từ, nhưng chắc chắn sẽ thành tựu tiềm năng trọn vẹn trong tự thân, mang lại lợi ích cao nhất cho tự thân và tha nhân.
Việc tùy chỉnh trải nghiệm của con người và quyền tự do lựa chọn hầu như không có ma xát do cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại, như một ước mơ khoa học công nghệ đã trở thành hiện thực. Nhưng lướt qua lăng kính kim ngôn khẩu ngọc của Đức Phật về nghiệp báo, đây là một giấc mơ có tiềm năng ác mộng.
Nỗi kinh hoàng sợ hãi không phải là “điểm dị biệt” tương lai xa khi trí tuệ nhân tạo (AI) “tỉnh giấc mộng trường” và bắt đầu khẳng định lợi ích của chính mình. Sự lo lắng cũng không chỉ là số đông thế mạnh bóc lột thế yếu.
Điều đáng lo ngại là các đặc quyền lựa chọn ngày càng lớn hơn của cá nhân chúng ta được xác định dựa trên quyền kiểm soát của công ty và nhà nước – một phương pháp chế ngự đầy quyến rũ, không phải thông qua sự áp đặt mà thông qua những thèm khát, hấp dẫn lực được củng cố bằng thuật toán. Theo thuật ngữ Phật giáo, sự lo lắng là nghiệp chướng: việc tạo ra nó có mục đích những cá nhân tự trị được xác định theo nhu cầu, những người bị xúi giục “tự do” phớt lờ sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của họ.
Nghiệp (tiếng Phạn: karma), có nghĩa gốc là hành động hay sự làm, việc làm. Nhưng Nghiệp ở đây là chỉ những hành động cố ý, hành động có ý chí, bao gồm ý nghĩ (tâm), lời nói (miệng) và việc làm (thân).
Tùy thuộc vào sự khác nhau về nghiệp mà xuất hiện những sự khác nhau về vận mệnh của những loài chúng sinh không có chân, có hai chân, bốn chân, nhiều chân, có nhận thức (hữu tình) hay không có nhận thức (không hữu tình).
Tùy thuộc vào sự khác nhau của Nghiệp mà xuất hiện những sự khác nhau về sự sinh ra những loài chúng sinh, cao và thấp, thấp hèn và cao quý, sung sướng và đau khổ.
Tùy thuộc vào sự khác nhau của Nghiệp mà xuất hiện những sự khác nhau về hình tướng, nét dị biệt của những chúng sinh đẹp và xấu, sinh ra cao quý và hạ tiện, lành mạnh và tật nguyền.
Tùy thuộc vào sự khác nhau của Nghiệp mà xuất hiện những sự khác nhau về những điều kiện thế gian (duyên trần) của chúng sinh, như là được và mất, vinh và nhục, khen và chê, sung sướng và đau khổ.
Vì vậy theo quan điểm của Phật giáo, những sự khác nhau trước mắt trong chúng ta về tinh thần, đạo đức, trí khôn và thể cách, phần lớn là xuất phát từ những hành động (Nghiệp) và thiên hướng của chúng ta, cả trong quá khứ và hiện tại. Mặc dù đạo Phật đã đóng góp thêm phần phân tích những biến hóa của Nghiệp (kamma) là nguyên nhân chính yếu trong những biến hóa khác, tuy nhiên cần phải nói thêm rằng Phật giáo không quả quyết rằng tất cả mọi sự đều do một mình Nghiệp (kamma) gây ra.
Theo định hướng hiện nay, động lực của cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI) có lợi cho việc khuếch đại cả hai vòng xoáy của nghiệp báo này. Khi vòng xoáy xoắn ốc này tăng cường, các lựa chọn trải nghiệm của chúng ta sẽ trở nên rộng hơn về phạm vi và đạt được mong muốn sâu sắc hơn.
Nhưng điều này sẽ phải trả giá bằng việc đánh đổi “quyền thoát ra” của chúng ta ra khỏi các lĩnh vực trải nghiệm ngày càng hấp dẫn đang được tạo ra cho chúng ta một cách không mệt mõi, Thuật toán “hộp đen”. Cuối cùng điều này có nghĩa là mất đi vùng hoang dã về trải nghiệm và quan hệ mà không ai chịu trách nhiệm, nhưng đối cuối cùng mỗi chúng ta sẽ phải chịu trách nhiệm về điều này.
Chúng ta sẽ chọn một nơi cư trú an toàn hạnh phúc trên những “ngõ cụt” nghiệp quả hoặc những ngỏ cụt trong quan hệ được tạo ra để đáp ứng từng chi tiết nhỏ đối với những mong muốn và sở thích được thể hiện bằng kỹ thuật số của chúng ta.
Về phương diện cá nhân, mỗi chúng ta sẽ tận hưởng cuộc sống canh tân vô cùng hấp dẫn mà không cần cam kết, được hồi đáp bằng sự quan tâm không thể thay thế: trong đó cuộc sống sẽ được giải phóng về phương diện công nghệ khỏi nhu cầu học hỏi từ những sai lầm của bản thân hoặc tham gia vào hành vi thích ứng – nói cách khác, được giải phónh, từ bài tập cơ bản nhất của trí thông minh con người chúng ta.
Chuyển hướng cuộc Cách mạng Trí tuệ Vấn đề Đạo đức và Kết nối Công bằng (Redirecting the Intelligence Revolution: The Ethical Challenge of Just Connection)
Cuộc cách mạng của Nicolaus Copernicus (1473-1543), nhà thiên văn học người Ba Lan nổi tiếng với lý thuyết “Mặt trời mới là trung tâm của vũ trụ chứ không phải Trái đất.” Đã giúp mở ra kỷ nguyên hiện đại và các giá trị cốt lõi của ý nghĩa về bình đẳng, phổ quát, cá nhân, lựa chọn và kiểm soát.
Đã thật sâu sắc trong những lợi ích công bằng xã hội. Bước ngoặt hậu hiện đại, với sự nhấn mạnh vào những khác biệt về bản sắc và lịch sử, đã giúp mở rộng phạm vi của các mối quan hệ về công bằng xã hội, với những kết quả sắc tương tự.
Tuy nhiên, kỷ nguyên sắp tới là một kỷ nguyên, trong đó là việc đạt được công bằng xã hội lớn hơn, sẽ đòi hỏi nhiều hơn là chỉ những hệ thống nhân quyền được trình bày rõ ràng và được ban hành một cách có lương tâm. Nó sẽ yêu cầu đáp ứng nhiều hơn là sự thừa nhận và tôn trọng những khác biệt về lịch sử và bản sắc.
Nó sẽ yêu cầu phải chống lại sự thực dân hóa của ý thức: kháng cự lại việc sử dụng trí thông minh của chính chúng ta có khả năng khiến trí thông minh của con người trở nên dư thừa. Những thách thức đạo đức là chưa từng có.
Gần đây có liên quan đến sự cam kết đạo đức với sự thay đổi công nghệ. Không có truyền thống đạo đức nào của phương Tây (được cho là toàn cầu) – đạo đức, nghĩa vụ và vị lợi – luân lý học và triết lý vị lợi – được phát triển để đáp lại sự tự chủ của con người về Phép biến đổi Phát triển, quá trình “lớn lên” của sự vật hiện tượng của nhân loại về các công nghệ mới hoặc các lĩnh vực trải nghiệm và hành động do chúng gây nên.
Mặc dù những nỗ lực đã được thực hiện để sử dụng những truyền thống này, chẳng hạn như trong việc xây dựng các hướng dẫn đạo đức nhân văn cho nghiên cứu robot, nhưng không có nghĩa là chắc chắn liệu những thay đổi về truyền thống đạo đức này có đủ để giải quyết những thách thức phức tạp của cuộc cách mạng trí tuệ và tình thế khó khăn mà nó đặt ra hay không.
Điều này cũng có thể xảy ra đối với những nỗ lực hiện đang diễn ra ở Trung Quốc nhằm sử dụng tư tưởng đạo đức Nho giáo truyền thống, ví dụ, để phác thảo ý nghĩa của nhân đạo và trí tuệ nhân tạo.Có vẻ phù hợp hơn với nhiệm vụ này là các quan điểm đạo đức được phát triển đặc biệt trong nửa thế kỷ qua, nhằm giải quyết các vấn đề do Công nghệ thông tin và truyền thông (tiếng Anh: Information and communications technology, ICT) đặt ra.
Tuy nhiên, cho đến nay, những cách tiếp cận đạo đức nhân văn được xây dựng có mục đích này được cho là vẫn gắn liền với các giả định và cam kết siêu hình học và các cam kết cách đối mặt với những lời phê bình trong cuộc sống, phức tạp và sáng tạo với sự phụ thuộc lẫn nhau và các quy luật đặc trưng cho cuộc cách mạng trí tuệ và động lực toàn cầu đương đại.
Hầu như luôn luôn thực hiện từ bên trong một môi trường văn hóa nhất định và hấp dẫn lực các nguyên tắc và giá trị đạo đức nhân văn được chấp nhận rộng rãi nhất, đạo đức được xây dựng có mục đích của Công nghệ thông tin (information technology – IT) – giống như đạo đức tương tự đối với hoạt động báo chí hoặc y tế – chủ yếu tìm cách thiết lập một quy tắc cố định (và được cho là phổ quát) để phân biệt giữa các hoạt động công nghệ có lợi và có hại.
Sự ra đời của các cơ quan máy thích ứng đặt ra câu thắc mắc về hiệu quả quan trọng của các phương pháp tiếp cận như thế.
Tương tự như thế, trong đó sức sống của một hệ sinh thái tự nhiên là một chức năng của sự Đa dạng loài (Species diversity), sự đa dạng, phong phú giữa các loài động thực vật khác nhau, được hiện diện trong cùng một cộng đồng sinh thái nhất định hoặc hệ sinh thái nhất định, được đặc trưng về số lượng loài và sinh khối. Khả năng phục hồi và thích ứng của một hệ sinh thái có đạo đức như vậy sẽ là một chức năng của sự đa dạng về phương diện đạo đức cung cấp thông tin cho nó.
Hơn nữa, nó cũng giống như Đa dạng loài được tìm thấy trong các hệ sinh thái lành mạnh, có mối quan hệ khác biệt và không thể giảm thiểu so với sự Đa dạng loài được tìm thấy trong các vườn thú hoạt động tốt, sự đa dạng về phương diện đạo đức có mối quan hệ khác biệt và không thể quy giản thành sự đa dạng hay đa nguyên về mặt đạo đức.
Nhận thức được sự đa dạng về phương diện đạo đức, không phải là vấn đề định lượng của việc kết hợp đầu vào từ nhiều bên liên quan đại diện cho các mối quan điểm đạo đức khác nhau.
Sự đa dạng về phương diện đạo đức là một thành tựu mang tính chất quan hệ chỉ xảy ra khi những khác biệt về phương diện đạo đức, trở thành nền tảng cho chung tay góp sức cho hành vi đạo đức, được chia sẻ và có tính phản biện. Do đó, sự đa dạng về đạo đức phụ thuộc vào việc phát triển năng lực thực hiện trí tuệ đạo đức – tức là năng lực tham gia vào hành vi ứng biến, nhằm thích ứng mở rộng tầm nhìn đạo đức và dần dần nâng cao các tiêu chuẩn về đạo đức.
Một điều mà chúng tôi đã học được, khi cố gắng giải quyết tình trạng khó khăn toàn cầu về biến đổi khí hậu, là sự ứng biến về phương diện đạo đức, cần thiết cho sự xuất hiện của một hệ sinh thái đạo đức toàn cầu. và tự duy trì là không phổ biến cũng như không thể áp đặt.
Triển vọng của chúng ta trong việc giải quyết tình trạng khó khăn về trí thông minh phụ thuộc vào sự sẵn sàng của chúng ta.
Để bắt tay vào các quá trình hiện diện một cách khác biệt với tư cách là những tác nhân và bệnh nhân có đạo đức – cuối cùng, sự sẵn sàng của chúng ta để vượt qua sự khác biệt – với những người khác đến cả sự khác biệt – và hoặc nhân danh người khác trong sự thừa nhận rằng không phải sự độc lập của chúng ta cần được khẳng định là cơ bản cả về mặt siêu hình lẫn đạo đức nếu chúng ta muốn chấm dứt xung đột, rắc rối và đau khổ. Mà là sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng ta.
Lý tưởng của người Bồ tát và đồng hóa lý tưởng đó với điểm tiến hóa tột đỉnh của tri thức, trên phương diện cá nhân cũng như toàn thể nhân loại. Lý tưởng của vị Bồ tát với một tầm nhìn chung cho toàn thể nhân loại, cần sự hiện diện để nâng cao năng lực và cam kết trong việc giải quyết tình trạng khó khăn chung của chúng ta.
Chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa cộng đồng phương Tây, quan hệ Đạo Khổng (Nhân đạo), một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị, tôn giáo đạo Hồi và các chủ nghĩa tự nhiên được người dân bản địa tán thành đưa ra những lý tưởng khác biệt và có thể so sánh được.
Không còn nghi ngờ gì nữa, những nỗ lực đạo đức của chúng ta nhằm thay đổi động lực của cuộc cách mạng trí tuệ theo những cách công bằng, chính đáng và nhân đạo sẽ được hưởng phúc lợi rất nhiều từ việc đảm bảo sự đóng góp bền vững từ mỗi truyền thống này và từ nhiều truyền thống khác.
Ít nhất cuộc cách mạng trí tuệ sẽ phải được tách khỏi sự thực dân hóa của ý thức và các năng lượng sáng tạo sẽ phải được chuyển hướng từ việc ‘Trò chơi Mới vĩ đại’ của các cường quốc (the new Great Game) như một trò chơi hữu hạn, mục đích của nó là giành chiến thắng, nó chơi một trò chơi vô hạn, mục đích của nó là liên tục nâng cao cả tính toàn diện và chất lượng của trò chơi. Giải pháp thay thế gần như chắc chắn là vô nhân đạo. ngay cả khi nó vẫn do con người thiết kế.
Tác giả: Peter D. Hershock
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: European Commission (EC)
PDF PRINT
Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/dao-duc-truyen-thong-tuduy-phat-giao.html