Từ mô hình nuôi tôm sú thâm canh
Ở mô hình nuôi tôm sú thâm canh, sau hơn 4 tháng nuôi, tôm đạt trọng lượng 25g/con, năng suất trên 3,5 tấn/ha, lợi nhuận từ 150 đến 180 triệu đồng. Những con số này cao hơn nhiều so với hình thức nuôi quảng canh mà trước nay người dân ven biển huyện Kim Sơn vẫn hay làm.
Thu hoạch tôm sú tại gia đình ông Nguyễn Văn Phương, xóm 1, xã Kim Đông (Kim Sơn) - một trong hai hộ được chọn thực hiện mô hình.
Tôm nước lợđược xác định là đối tượng nuôi chủ lực tại các địa phương ven biển huyện KimSơn. Tuy nhiên, hiện nay, mới chỉ có giống tôm thẻ chân trắng là được nuôi bằngcác hình thức bán thâm canh và thâm canh công nghệ cao.
Đây là những cách nuôimang lại năng suất, giá trị và hiệu quả kinh tế rất cao. Riêng giống tôm sú mơíchỉ được nuôi chủ yếu bằng hình thức quảng canh, quảng canh cải tiến, năng suấtthấp. Bên cạnh đó, vấn đề an toàn thực phẩm trong nuôi tôm sú còn chưa đượcngười dân chú trọng; việc lạm dụng hóa chất, kháng sinh, gây ảnh hưởng khôngnhỏ đến chất lượng, giá cả đầu ra sản phẩm.
Một trong những nguyên nhân của vấnđề trên là do sự hiểu biết về kỹ thuật của người nuôi vẫn còn thấp, nhiều ứng dụng tiến bộ kỹ thuật như sử dụngchế phẩm sinh học thay thế thuốc hóa chất, áp dụng quy phạm VietGAP chưa đượcphổ biến… dẫn đến tình hình dịch bệnh xảy ra nhiều nơi và có diễn biến phứctạp.
Trước thựctrạng đó, năm 2019, thực hiện chương trình Khuyến ngư, Chi cục Thủy sản (SởNông nghiệp &PTNT) đã triển khai thực hiện mô hình “Hỗ trợ nuôi tôm sú thâmcanh” nhằm tạo được những bước chuyển biến mới trong vùng sản xuất, tận dụnglợi thế, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Để đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế, kỹthuật, ngay khi triển khai Chi cục đã chủ động phối hợp cùng các đơn vị xâydựng tiêu chí chọn hộ, đảm bảo các yêu cầu về vùng quy hoạch, có vốn đối ứng,khả năng kỹ thuật và đặc biệt là tâm huyết với nghề.
Qua đó, đã chọn được 2 hộtại các xã Kim Hải và Kim Đông đáp ứng được các yêu cầu để triển khai thựchiện. Chi cục Thủy sản cũng bố trí cán bộ bám sát, tổ chức một buổi tập huấn kỹthuật cho các hộ nuôi trong và ngoài mô hình trên địa bàn; hướng dẫn lập kếhoạch, quản lý quá trình nuôi theo hướng an toàn thực phẩm và hướng dẫn các hộghi chép hồ sơ...
Quy trình kỹ thuật áp dụng trong mô hình từ khâu chuẩn bị aonuôi, xử lý nước đến thả giống được các hộ nuôi tuân thủ chặt chẽ. Tôm giốngđược đặt mua tại cơ sở sản xuất có uy tín với chứng nhận đã được kiểm dịch, mậtđộ thả 20 con/m2, trước khi thả ngâm túi giống 30 phút trong ao nuôi để cânbằng môi trường ao nuôi với túi giống sau đó thả giống từ từ.
Các yếu tố môitrường nước ao nuôi luôn được theo dõi và áp dụng các giải pháp giúp duy trì ổnđịnh, phù hợp cho tôm sinh trưởng, phát triển: pH từ 7,5-8,5; kiềm 140-160mg/l; độ mặn 16-20 phần nghìn; ô xy hòa tan 4-5 mg/l; khí độc NH3 nhỏ hơn 0,01mg/l. Thức ăn được sử dụng trong mô hình là thức ăn công nghiệp không có chưáchất cấm trong thành phần theo quy định.
Quá trình nuôi, tôm được bổ sung thêmvitamin, khoáng chất, chế phẩm sinh học để tăng cường đề kháng, giúp tôm pháttriển tốt. Sau hơn 4 tháng thả nuôi, cho thấy, tôm đạt tỷ lệ sống trên 70%,trọng lượng trung bình 25g/con, năng suất đạt trên 3,5 tấn/ha, lợi nhuận150-180 triệu đồng/ha.
Tại hôịthảo đầu bờ đánh giá kết quả thực hiện mô hình nuôi tôm sú thâm canh diễn ratại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Phương, xóm 1, xã Kim Đông - một trong hai hộđược chọn thực hiện mô hình, ông Phương phấn khởi chia sẻ: Đa phần người nuôitôm sú như chúng tôi chỉ đạt sản lượng cao trong một vài vụ đầu, sau đó thì tômthường xuyên bị dịch bệnh, chết do ô nhiễm môi trường, nguồn lợi kinh tế đemlại không cao.
Riêng năm nay tôi áp dụng cách nuôi như các cán bộ thủy sảnhướng dẫn, kết quả thật không ngờ, con tôm khỏe hơn, năng suất tăng vọt. Chỉsau hơn 4 tháng nuôi, tôm đã đạt kích cỡ 40 con/1kg. Đặc biệt, nhận thấy sảnphẩm tôm từ mô hình đáp ứng tốt các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm nênnhiều thương lái đã đặt vấn đề thu mua toàn bộ sản lượng thu được.
Nhiều hộnuôi tôm tại huyện Kim Sơn sau khi tận mắt chứng kiến hiệu quả từ mô hình nuôitôm sú thâm canh của gia đình ông Nguyễn Văn Phương cũng rất tâm đắc và chobiết họ sẽ học hỏi để mang về áp dụng tại gia đình nhà mình. Có thể nói, môhình “Hỗ trợ nuôi tôm sú thâm canh” thành công đã mở ra một hướng đi mới trongnuôi tôm nước lợ, hướng tới phát triển bền vững, hạn chế dịch bệnh, tạo sảnphẩm sạch phục vụ tiêu dùng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thủy sản ởvùng ven biển huyện Kim Sơn.
Bài, ảnh: Hà Phương