Từ ngày 1/2/2024, áp dụng mức thu mới phí sử dụng đường bộ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 90/2023/NĐ-CP quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ; trong đó, Nghị định quy định rõ mức thu phí sử dụng đường bộ đối với từng loại phương tiện.

Khi thu phí sử dụng đường bộ, tổ chức thu phí phải lập và cấp biên lai thu phí cho người nộp phí theo quy định.

Khi thu phí sử dụng đường bộ, tổ chức thu phí phải lập và cấp biên lai thu phí cho người nộp phí theo quy định.

Theo đó, mức thu phí sử dụng đường bộ áp dụng đối với các loại phương tiện. Cụ thể, đối với xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân, hộ kinh doanh áp dụng mức thu 130 nghìn đồng/1 tháng, 3 tháng 390 nghìn đồng, 6 tháng 780 nghìn đồng, 12 tháng 1,560 triệu đồng.

Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe quy định tại điểm 1 nêu trên); xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ dưới 4.000 kg; các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng (bao gồm cả xe đưa đón học sinh, sinh viên, công nhân được hưởng chính sách trợ giá như xe buýt); xe chở hàng và xe chở người 4 bánh có gắn động cơ áp dụng mức thu là 180 nghìn đồng/tháng, 3 tháng 540 nghìn đồng, 6 tháng 1,080 triệu đòng, 12 tháng 2,160 triệu đồng.

Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg sẽ thu 270 nghìn đồng/tháng, 3 tháng 810 nghìn đồng, 6 tháng 1,620 triệu đồng, 1 năm 3,240 triệu đồng.

Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg áp dụng mức thu 270 nghìn đồng/tháng, 3 tháng 810 nghìn đồng, 6 tháng 1,620 triệu đồng, 1 năm 3,240 triệu đồng...

Nghị định nêu rõ, mức thu của 01 tháng năm thứ 2 (từ tháng thứ 13 đến tháng thứ 24 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 92% mức phí của 01 tháng trong Biểu nêu trên.

Mức thu của 01 tháng năm thứ 3 (từ tháng thứ 25 đến tháng thứ 36 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 85% mức phí của 01 tháng trong Biểu nêu trên.

Thời gian tính phí theo Biểu nêu trên tính từ khi đăng kiểm xe, không bao gồm thời gian của chu kỳ đăng kiểm trước. Trường hợp chủ phương tiện chưa nộp phí của chu kỳ trước thì phải nộp bổ sung tiền phí của chu kỳ trước, số tiền phải nộp = Mức thu 01 tháng x số tháng phải nộp của chu kỳ trước.

Nghị định cũng quy định, nộp phí sử dụng đường bộ theo năm dương lịch. Theo đó, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu nộp phí sử dụng đường bộ theo năm dương lịch gửi thông báo bằng văn bản (lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện) đến đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí sử dụng đường bộ theo năm dương lịch đối với các phương tiện của mình.

Hàng năm, trước ngày 01 tháng 01 của năm tiếp theo, chủ phương tiện phải đến đơn vị đăng kiểm nộp phí cho năm tiếp theo. Khi thu phí, đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ cho từng xe tương ứng thời gian nộp phí.

Ngoài các nội dung trên, nộp phí sử dụng đường bộ theo tháng, Nghị định nêu rõ, doanh nghiệp có số phí sử dụng đường bộ phải nộp từ 30 triệu đồng/tháng trở lên được thực hiện nộp phí theo tháng. Doanh nghiệp có văn bản (lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện) gửi đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí đối với các phương tiện của mình.

Hàng tháng, trước ngày 01 của tháng tiếp theo, doanh nghiệp phải đến đơn vị đăng kiểm (đã đăng ký nộp phí theo tháng) nộp phí sử dụng đường bộ cho tháng tiếp theo. Khi thu phí, tổ chức thu phí cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng thời gian nộp phí.

Nghị định quy định khi thu phí sử dụng đường bộ, tổ chức thu phí phải lập và cấp biên lai thu phí cho người nộp phí theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ và văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ Tài chính...

Nghị định số 90/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/2/2024.

Minh Hà

Nguồn Tài Chính: http://tapchitaichinh.vn/tu-ngay-1-2-2024-ap-dung-muc-thu-moi-phi-su-dung-duong-bo.html