Từ phong trào Tết trồng cây đến một Việt Nam phát triển bền vững

Giữa cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt, đế quốc Mỹ đã ném hàng vạn tấn bom đạn và chất độc hóa học xuống nhiều vùng rừng núi để hủy diệt màu xanh của đất nước ta. Trong bối cảnh đó, năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức khởi xướng và phát động phong trào Tết trồng cây với lời hiệu triệu đã đi vào lòng nhân dân cả nước: 'Mùa Xuân là Tết trồng cây - Làm cho đất nước càng ngày càng Xuân'.

Suốt 65 năm qua, Phong trào Tết trồng cây do Bác Hồ phát động đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của Nhân dân mọi miền Tổ quốc mỗi dịp Tết đến xuân về. Giờ đây, trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng diễn biến khó lường, chúng ta càng thấm thía ý nghĩa của Tết trồng cây và lời dạy của Bác năm xưa.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất yêu và gần gũi với thiên nhiên. Ngày 28/11/1959, Bác đã viết bài “Tết trồng cây”, đăng trên báo Nhân dân, kêu gọi mọi người, mọi nhà, mọi đoàn thể, địa phương cùng tích cực thi đua trồng và chăm sóc cây xanh.

Năm 1958, trong bài nói tại lớp học chính trị của giáo viên miền Bắc, Bác xác định rõ việc trồng cây cũng giống như việc trồng người là việc làm xuất phát từ lợi ích thiết thực trước mắt cũng như lâu dài nhằm phục vụ cuộc sống: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

Nhìn rộng ra, lời căn dặn của Bác càng trở nên thấm thía hơn khi đất nước ta đang là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đối khí hậu. Lời căn dặn ấy đã được thấm nhuần và trở thành hành động mạnh mẽ khi Việt Nam cam kết với thế giới tại Hội nghị COP26 sẽ giảm mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Phong trào trồng cây xanh trên cả nước theo lời phát động của Bác đang góp phần vào hành trình hiện thực hóa cam kết net zero này.

Kết quả này đã đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đóng góp vào xuất khẩu lâm sản….Và lần đầu tiên nước ta bán tín chỉ carbon rừng. Do đó, các địa phương ngày càng ý thức sâu sắc về việc trồng cây xanh để phát triển kinh tế bền vững.

Sau 65 năm từ lời phát động của Bác, ý nghĩa sâu sắc của Tết trồng cây vẫn còn vẹn nguyên giá trị.

Mỗi cây được trồng không chỉ bảo vệ cảnh quan môi trường, đa dạng sinh học mà còn là một ngành kinh tế quan trọng trong tương lai, vì một Việt Nam xanh, phát triển bền vững.

Thanh Hải - Cao Hoàng

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/tu-phong-trao-tet-trong-cay-den-mot-viet-nam-phat-trien-ben-vung-211880.htm