Từ Trung Quốc đến Mỹ, xu hướng tiêu dùng 'đảo ngược' mùa dịch Covid-19
Trang SCMP dẫn tin giới chuyên gia cho biết, đại dịch Covid-19 đã thay đổi quan điểm chi tiêu của người tiêu dùng.
Xu thế tiêu dùng thay đổi vì Covid-19
Trong bối cảnh khủng hoảng Covid-19, người tiêu dùng các nước trên thế giới đã bắt đầu thay đổi cách chi tiêu.
"Tôi có kế hoạch chuyển việc, tuy nhiên, các nhà tuyển dụng đã nói với tôi rằng kế hoạch tuyển dụng phải hoãn lại sang Quý 2 bởi tình hình dịch bệnh", Susan Wang – một nhân viên 27 tuổi làm việc cho công ty Anh ở Hong Kong cho biết.
"Các trụ sở của chúng tôi ở Luân Đôn vừa có kế hoạch dự phòng. Sẽ tốt hơn để tiết kiệm tiền vào lúc này", Susan Wang cho biết.
Trong khi đại dịch Covid-19 bùng phát khắp thế giới đã khiến thị trường chứng khoán quay cuồng và các công ty lớn phải giảm việc làm thì Wang là một ví dụ điển hình nằm trong số nhiều người tiêu dùng khác từ Trung Quốc đến Mỹ cân nhắc việc chi tiêu hợp lý.
Susan Wang đã không ăn uống tại nhà hàng trong thời kỳ dịch bệnh và cố gắng duy trì hóa đơn mua thực phẩm khoảng 64 đôla Mỹ trong tuần. Trước đó, Wang cho biết, cô thường chi tiêu 100 đôla Hong Kong chỉ cho một bữa ăn.
Trong bối cảnh đại dịch vẫn còn diễn biến phức tạp thì quan điểm chi tiêu thay đổi của người tiêu dùng tại châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ đã khác hẳn.
"Đại dịch đã thay đổi cách thức mua sắm của người tiêu dùng trên thế giới. Mọi người lo sợ và khi họ lo lắng thì điều họ mong muốn là phải sinh tồn", bà Jesse Garcia, một nhà tâm lý học về tiêu dùng có trụ sở ở Los Angeles đồng thời là Giám đốc điều hành ở Công ty tư vấn thị trường My Marketing Auditors cho biết.
Các doanh nghiệp bán lẻ ở Hong Kong đã giảm kỷ lục tới 44% vào tháng Hai và các con số này dự kiến sẽ còn tồi tệ hơn với doanh số dự báo sẽ giảm từ 30%-40% trong nửa đầu năm nay, theo Hiệp hội quản lý bán lẻ Hong Kong cho biết.
Tại Mỹ, các doanh nghiệp bán lẻ đã giảm xuống 0.5% vào tháng Hai, thậm chí trước đó nhiều bang của Mỹ đã ban sắc lệnh ở nhà nhằm bảo vệ nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đại dịch đã ảnh hưởng kinh tế trầm trọng của Mỹ kể từ tháng 12/2018.
Các chuyên gia nói rằng, các sản phẩm và dịch vụ không cần thiết đang ảnh hưởng trầm trọng nhất bởi Covid-19 trong khi thực phẩm và dịch vụ phục vụ tại nhà thì lại đội giá cao.
"Xu thế sử dụng mua hàng trực tuyến áp đảo. Người tiêu dùng mua hàng trên mạng từ thực phẩm, giấy vệ sinh, gạo và súp đóng hộp từ các đại lý bán lẻ số lượng lớn hay trên Amazon đang đẩy mạnh", giáo sư tâm lý học - Ross Steinman tại Đại học Widerner, bang Pennsylvania- Mỹ cho biết.
"Sự tăng đột biến rõ rệt về nhu cầu thực phẩm trong đại dịch Covid-19", ông Ross Steinman nói thêm.
Tư duy đám đông
Một trong số các mặt hàng tiêu thụ liên tục thiếu là giấy vệ sinh. Truyền hình toàn cầu liên tục cung cấp các hình ảnh các khay hàng giấy vệ sinh trống rỗng và số lượng đông người dân xếp hàng mua giấy vệ sinh, khẩu trang và nước sát trùng tay.
Theo tâm lý học, nhu cầu dự trữ gia tăng được hiểu là theo xu hướng thông tin", Vicki Yeung – phó Giáo sư tâm lý học ứng dụng tại Đại học Lĩnh Nam, Hong Kong cho biết.
Trong khi mọi người thiếu kiến thức và đang trong tình hình không chắc chắn thì tư duy đám đông và tuân thủ một cách mù quáng. Tuy nhiên, một khi họ có thêm thông tin, nhận thức và xử lý tình huống thì sự hoảng loạn sẽ biến mất", bà Vicki Yeung nói.
"Trong suốt đại dịch, mọi người thường cảm thấy lo lắng bởi vì họ cảm thấy mức độ kiểm soát bị biến mất", bà Yeung nói.
Không giống với các khủng hoảng toàn cầu khác, chẳng hạn như vụ khủng bố ngày 11/9, đại dịch thực sự là một cú sốc và kéo theo các lo lắng lặp lại cho người tiêu dùng, giới chuyên gia phân tích về tâm tư người tiêu dùng cho biết.
Có thể chúng ta sẽ phải đóng cửa tất cả mọi thứ trở lại vào tháng Mười hoặc tháng Tám. Và điều này có thể tiếp tục trong nhiều này. Càng nhiều điều xảy ra thì các khiến cho tâm lý người tiêu dùng mất kiểm soát", ông Charley Ballard – một nhà kinh tế tại Đại học bang Michigan ở Mỹ cho biết.
Thêm vào đó, liên quan đến khủng hoảng tài chính năm 2009 và thậm chí được xem là cuộc đại suy thoái thì cuộc khủng hoảng vì dịch bệnh lần này đã khiến cho toàn bộ kinh tế thế giới bị đình trệ và tình trạng thất nghiệp gia tăng cùng với mức tiêu dùng giảm sút.
Theo trang SCMP, trong tuần trước, kỷ lục 3.3 triệu người Mỹ đã phải nộp đơn xin hỗ trợ thất nghiệp chỉ trong một tuần. Tất cả các nhà hàng, khách sạn, quán xá, phòng gym và cửa hàng bán lẻ đều đóng cửa toàn cầu nhằm đối phó với đại dịch.
Vào hôm thứ Ba (31/3), ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldma Sachs đã phỏng đoán rằng tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sẽ phải chạm mức 15% trong quý 2 năm nay bởi đại dịch Covid-19, thậm chí còn vượt xa so với thời kỳ Đại suy thoái năm 1993. Các chuyên gia kinh tế tại Quỹ liên bang Mỹ đã ước tính lên tới 48 triệu việc làm thất thoát tại Mỹ trong năm nay.
Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tại Trung Quốc lên tới 6.2% trong tháng Một và tháng Hai. Đây ước tính là mức kỷ lục so với năm 2016.