Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh là Lãnh tụ thiên tài của Đảng và Nhân dân ta, là bậc thiên tài trong việc thu hút và trọng dụng nhân tài. Việc trọng dụng nhân tài của Người đã tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc, góp phần quan trọng vào việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Theo PGS. TS Lý Việt Quang, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) ngay từ năm 1924, nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc đã mở 3 lớp huấn luyện chính trị cách mạng cho các thanh niên Việt Nam, với tổng số 75 học viên, trong đó phải kể đến các đồng chí như: Trần Phú, Nguyễn Lương Bằng, Phạm Văn Đồng….Từ những "hạt giống đỏ" này đã được nhân rộng để đào tạo, bồi dưỡng ra thêm nhiều nhân tài cho cách mạng Việt Nam.

Sáng suốt và chân thành, khoan dung và độ lượng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giúp nhiều nhân tài "bung nở" tài năng, tìm thấy ý nghĩa đời mình trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc.

Sáng suốt và chân thành, khoan dung và độ lượng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giúp nhiều nhân tài "bung nở" tài năng, tìm thấy ý nghĩa đời mình trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc.

"Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau này, Bác Hồ chỉ ra rằng bồi dưỡng nhân tài phải trên phương diện cả về đức, về tài năng, cả phẩm chất, về ý trí, bản lĩnh chính trị. Bác Hồ nói đến nhân tài thì không phải tài năng đơn thuần mà sau đó là một chỉnh thể của con người có cả đức, cả tài. Cái đức lớn nhất đó chính là phải vì sự nghiệp của đất nước, vì sự nghiệp của dân tộc, mang lại hạnh phúc cho Nhân dân. Phải mang tài ra phục vụ cho sự nghiệp cách mạng chứ không phải là chỉ dùng tài đó phục vụ cho bản thân. Quan niệm của Bác Hồ là như vậy."

Người cũng chỉ ra rằng, ngoài việc phát hiện, bồi dưỡng thì cũng cần phải chú trọng, quan tâm đến việc trọng dụng nhân tài. Trong việc này, quan điểm của Người là phải luôn rộng mở và tránh những thành kiến, hẹp hòi.

"Khi nói đến trọng dụng nhân tài, Bác Hồ cho rằng, trước hết là phải dùng đúng tài để phát huy được sở trường của người đó. Thứ hai, Bác Hồ đặc biệt chú ý là cách ứng xử rất rộng mở và trân trọng. Kể cả những nhân sĩ, trí thức được đào tạo trong nhà trường của chế độ cũ nhưng không thành kiến về nguồn gốc gia đình họ, từ việc họ có phải đảng viên hay không mà quan trọng họ là người có tấm lòng yêu nước chân chính, có tấm lòng thương dân và phấn đấu vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và đem lại tự do cho Nhân dân thì vẫn trọng dụng họ. Ngoài ra, Bác cũng chỉ rõ, trong việc trọng dụng nhân tài thì phải tạo điều kiện để tài năng đó phát triển, ứng dụng được những khả năng, năng lực đó vào trong thực tiễn".

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề trọng dụng nhân tài. Người coi "Cán bộ là gốc của mọi việc", "Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém". Sáng suốt và chân thành, khoan dung và độ lượng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giúp nhiều nhân tài "bung nở" tài năng, tìm thấy ý nghĩa đời mình trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc.

Thái Sơn

Nguồn Chính Phủ: https://baochinhphu.vn/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-boi-duong-trong-dung-nhan-tai-102240518145750708.htm