Niềm tin thực chứng và chủ nghĩa duy nghiệm
Trong trường hợp này, các vị giáo thọ hướng dẫn các bạn tu tập thiền định, cách làm dịu tâm trí bằng cách 'Quán niệm hơi thở' là một trong những thiền kinh căn bản nhất của Phật giáo Nguyên thủy, và cách vượt qua những thứ gọi là năm thứ chướng ngại
Tác giả: 陳一鳴 (Trần Nhất Minh)
Việt dịch: Thích Vân Phong
Đạo Phật mang tính thực nghiệm cao, thuần tùy chỉ bằng đức tin không có vị trí trong Phật giáo. Có thể một nơi mà đức tin đóng vai trò rất quan trọng là khi các bạn chưa có được điểm tựa tư duy sâu sắc.
Ví dụ, để xác minh một số tuyên bố định luật vạn vật hấp dẫn của Newton về cơ học cổ điển, tôi cần được trang bị đồng hồ bấm giờ, thước dây và một vật nặng gắn vào một sợi dây.
Để xác minh một số tuyên bố là thật, thậm chí là những tuyên bố có thể xác minh được ở đây và ngay bây giờ, tôi phải có được một số thiết bị để kiểm chứng.
Tiến xa hơn nữa, trong cuộc sống thực, rất thường xuyên, để đạt được tiến bộ thật sự, tôi phải tin tưởng rằng những người khác đã xác minh một số tuyên bố, mặc dù tôi vẫn chưa có đủ khả năng để tự mình xác minh những tuyên bố đó.
Ví dụ, khi tôi làm thống kê, tôi đã đưa các con số vào các công thức thống kê chuẩn để suy ra hệ số tương quan và khoảng tin cậy.
Tính đúng đắn của các công thức này có thể xác minh được, nhưng tôi chưa được trang bị các kỹ năng toán học để tự mình xác minh chúng, thực sự tôi cần phải viết các bài báo nghiên cứu để công bố và chờ các phản biện. Phải làm gì? Tôi đã chấp nhận một cách tin tưởng rằng những người có trình độ toán học cao hơn tôi, đã mất công xác minh các công thức này, vì thế tôi có thể sử dụng chúng để đạt được tiến bộ trong công việc của riêng bản thân tôi.
Có ba lý do khiến tôi có thể tin tưởng vào các công thức thống kê chuẩn này.
Thứ nhất, tôi biết rằng nếu thực sự tôi muốn tự mình xác minh tính đúng đắn của chúng, thì sẽ có một lộ trình để đạt được. Điều ấy liên quan đến việc tôi học một số kỹ năng toán học, tôi biết nó là gì, và tôi biết điều ấy có thể thực hiện được, nếu tôi nỗ lực đúng mức.
Thứ hai, các công thức có thành tích tốt. Bản thân tôi đã sử dụng chúng và trong nhiều năm đã có vô số người khác đã sử dụng nó, cho đến nay chúng hoạt động thực sự tốt.
Thứ ba, chúng đến từ một nguồn rất đáng tin cậy, trong trường hợp này, từ một cuốn sách Giáo khoa Đại học chuẩn do giáo sư của tôi giới thiệu.
Vì tất cả những lý do đó, đức tin của tôi không phải là đức tin mù quáng, mà là đức tin được thông báo một cách trí tuệ.
Tương tự như thế, trên hành trình ứng dụng thực tiễn triết lý đạo Phật vào đời sống thường nhật, có nhiều nơi các bạn thấy mình chưa được trang bị để xác minh một số tuyên bố chắc chắn.
Ví dụ, các văn bản cổ đại khẳng định rằng khi tâm trí các bạn lần đầu tiên đạt đến trạng thái tĩnh lặng hoàn hảo, các bạn sẽ trải nghiệm niềm vui tràn đầy năng lượng, dường như tràn ngập toàn bộ cơ thể và tâm trí của các bạn.
Nhưng các bạn thấy mình chưa được trang bị để xác minh tuyên bố này, bởi về mặt tinh thần các bạn vẫn chưa thể đạt đến trạng thái tĩnh lặng hoàn hảo. Như thế phải làm gì? May mắn thay, các bạn sẽ tìm thấy ba lý do tương tự để có đủ đức tin để tiến bộ.
Thứ nhất, có một con đường, hành trình để các bạn có được những thiết bị cần thiết.
Trong trường hợp này, các vị giáo thọ hướng dẫn các bạn tu tập thiền định, cách làm dịu tâm trí bằng cách "Quán niệm hơi thở" là một trong những thiền kinh căn bản nhất của Phật giáo Nguyên thủy, và cách vượt qua những thứ gọi là năm thứ chướng ngại bao gồm tham dục, sân hận, hôn trầm thụy miên (trạng thái tâm lý mệt mỏi, uể oải, lười biếng, buồn ngủ), trạo cử - hối quá có cùng đặc tính của sự khuấy động tâm, và hoài nghi (một thái độ tư duy và nhận thức). Nó cản trở sự thành công trong hành thiền và cản trở thân tâm được an lạc, bình an.
Thứ hai, có một hồ sơ theo dõi tốt.
Ví dụ, các bạn có thể tìm thấy những người khác đã đạt đến cùng một trạng thái và tự mình xác minh tuyên bố ấy; có thể các bạn cũng đã trải nghiệm hồ sơ theo dõi tốt cho chính bản thân mình: Chỉ với vài giờ thực hành tập trung chú ý đến cơ thể và hơi thở, tâm trí các bạn đã bình tĩnh và hạnh phúc nhiều hơn.
Thứ ba, tuyên bố ấy đến từ những nguồn mà các bạn tin tưởng
Giáo thọ hướng dẫn tu tập thiền của các bạn và quan trọng hơn là các văn bản cổ đại trích dẫn từ giáo lý quý báu của đức Phật.
Điều này rất đúng đối với các chủ đề Phật giáo nâng cao hơn như nghiệp lực, tái sinh và niết bàn, nơi khó thu thập dữ liệu hơn nhiều. Nhưng nay cả đối với những chủ đề này, việc thu thập dữ liệu vẫn có thể thực hiện được với một tâm trí được trang bị hoàn hảo. Chỉ cần bồi dưỡng nhiều hơn nữa. Chúng ta sẽ thảo luận về tất cả các chủ đề này trong loạt bài tiếp theo.
Như thế niềm tin và Chủ nghĩa Duy nghiệm không xung đột với nhau. Trên thực tế, nó cùng nhau hoạt động tốt nhất khi nó hoạt động đồng thời, và Phật giáo chỉ cho chúng ta cách sử dụng từng bước để hỗ trợ cái kia.
Sōryū, với kinh nghiệm là một giáo viên, thậm chí còn đi xa hơn khi nói rằng, thâm tín tự tâm 10 phần, nghi tình (khi đưa ra thắc mắc mà không biết, tức khởi lên nghi tình) cũng có 10 phần; nghi tình 10 phần là thứ khiến thâm tín tự tâm hoạt động, giống như thâm tín tự tâm là thứ khiến nghi tình hoạt động.
Trong Phật giáo, chúng ta ca ngợi những người phát khởi nghi tình vì kết quả của nghi tình đó là sự điều tra, có nghĩa là cuối cùng họ vượt xa hơn kết quả thực hiện (go beyond learning) và không còn phụ thuộc vào đức Phật để có được những lời dạy quan trọng nhất nữa.
Tác giả: 陳一鳴 (Trần Nhất Minh)
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: buddhism.net/ Yes, Empiricism and Faith Can Play Together