Tuổi dậy thì nhưng 'ì' không cao, tại sao?
Tiền dậy thì và dậy thì là khoảng thời gian rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, đặc biệt đây được coi là giai đoạn 'vàng' để tăng chiều cao. Nhưng nhiều cha mẹ chưa quan tâm, chưa chuẩn bị tốt khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi, không cao được.
Nguyên nhân khiến trẻ thấp còi
Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chiều cao trung bình của người Việt Nam là 163,7cm với nam và 153cm với nữ, thấp hơn so với chuẩn. Các yếu tố dẫn đến thấp bé như di truyền, chế độ dinh dưỡng không cân đối, đặc biệt là thiếu canxi, vitamin D và MK7 (vitamin K2 tự nhiên), hấp thu kém, lười vận động, thức khuya, sinh hoạt không khoa học….
Dinh dưỡng không cân bằng
Trong các yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ, dinh dưỡng có vai trò quyết định đến 32%, di truyền là 23%. Nếu chế độ dinh dưỡng cân đối, đầy đủ có thể giúp con tăng mật độ xương, hỗ trợ xương chắc khỏe.
Theo nhiều nghiên cứu của các cơ quan y tế, tình trạng thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thường xảy ra ở trẻ em Việt, nhất là các vi chất như canxi, sắt, kẽm, iốt, vitamin D3.
Nhiều phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của canxi và khoáng chất trong việc phát triển chiều cao, thể lực cho con, nhưng lại bổ sung quá thừa hoặc không đúng cách, khiến canxi không thể hấp thụ hết vào xương mà dư thừa trong máu, ruột, gây tình trạng táo bón, sỏi thận, hoặc xơ cứng mạch máu, mô mềm.
Muốn canxi được hấp thu tối đa vào xương và không bị lắng đọng trong cơ thể, cần bổ sung canxi lượng vừa đủ, tốt nhất nên dùng dạng nano và bổ sung cùng với vitamin D và MK7 giúp hấp thu vận chuyển tối đa canxi từ ruột vào tận xương.
Chế độ dinh dưỡng nếu thiếu chất đạm (protein) sẽ khiến xương thiếu Chondroitin để phát triển lớp sụn tiếp hợp và thiếu collagen (chất hữu cơ của xương) để canxi gắn vào, cũng như giúp xương dẻo dai, bền chắc.
Một số bé gái đến tuổi dậy thì, do sợ béo và giữ eo đã không dám uống sữa, khẩu phần ăn thiếu chất đạm, chất béo nên đã bỏ lỡ giai đoạn tăng chiều cao nhanh nhất.
Một số yếu tố khác khiến trẻ thấp bé, không cao được là do môi trường, mắc các bệnh nhiễm trùng thường xuyên (ốm vặt), do dậy thì sớm, do thời gian mang bầu và thể trạng lúc 1-3 tuổi có ảnh hưởng mạnh đến chiều cao của trẻ...
Lười vận động, ngủ muộn
Hiện nay khoa học công nghệ phát triển, các thiết bị điện tử thông minh đã phủ khắp cuộc sống chúng ta, bên cạnh những tiện ích thì cũng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển tự nhiên của trẻ. Trẻ em lười vận động, không còn muốn tập thể thao nữa, thay vào đó là ngồi xem ti vi, chơi game trên máy tính, điện thoại… Đồng thời, trẻ còn ngủ muộn, dậy muộn, khiến cho hormone tăng trưởng không tiết ra được, vì vậy, trẻ sẽ “ì”, không thể cao được ngay trong tuổi dậy thì.
Ảnh hưởng của yếu tố di truyền
Nếu cha mẹ có chiều cao khiêm tốn thì con cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, di truyền chỉ tác động khoảng 23% lên chiều cao của đời sau. Vì vậy, cha mẹ cần chú trọng cho con về dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, rèn luyện thể thao để con được phát triển chiều cao tối ưu.
Làm sao để trẻ thoát “lùn”, đặc biệt ở tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì là giai đoạn vàng để “lớn nhanh như thổi”. Vì vậy, để tăng chiều cao tuổi dậy thì, cha mẹ nên có sự chuẩn bị thật tốt cho con ở giai đoạn này.
- Với phụ nữ mang thai cần được chăm sóc và bổ sung đủ dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và sắt, để con sinh ra không thiếu cân và chiều cao.
- Trong suốt quá trình phát triển, cần bảo đảm chế độ dinh dưỡng cân đối, sinh hoạt, luyện tập thể thao và bổ sung đầy đủ canxi cho xương phát triển nhanh nhất và có vóc dáng cân đối, đặc biệt trong các giai đoạn quan trọng là từ 0-3 tuổi và giai đoạn dậy thì.
- Giai đoạn dậy thì (10-18 tuổi) là giai đoạn cuối cùng và quan trọng nhất để trẻ tăng chiều cao, không nên bỏ lỡ. Ở giai đoạn này, sẽ có khoảng 2 năm trẻ cao rất nhanh, mỗi năm có thể cao thêm từ 8-12cm, với bé gái thường xảy ra khoảng từ 9-12 tuổi, bé trai thường từ 12-15 tuổi, lúc này nhu cầu dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, chondroitin, collagen rất cao, nên ngoài chế độ ăn uống hàng ngày, cha mẹ hãy bổ sung sản phẩm hỗ trợ phát triển chiều cao chứa dưỡng chất canxi nano, vitamin D3, MK7, để trẻ đạt chiều cao lý tưởng và ngăn ngừa các bệnh về xương sau tuổi trưởng thành.
- Song song với chế độ dinh dưỡng, cần tập thói quen tốt cho trẻ: đi ngủ sớm, dậy sớm, vận động thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày ít nhất 30 phút với các môn có sức rướn như bóng rổ, bóng chuyền, lên xà, bơi lội, đạp xe, yoga,...
Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/tuoi-day-thi-nhung-i-khong-cao-tai-sao-n178093.html