Tương lại của miễn dịch COVID cộng đồng rất lạc quan

Vắc xin COVID-19 đã vượt qua các thử nghiệm đầu tiên với kết quả xuất sắc. Chúng hoạt động hiệu quả không ngờ và đang giúp làm chậm sự lây lan của dịch bệnh ở các quốc gia. Bây giờ, các nhà khoa học đang chuyển sang câu hỏi quan trọng tiếp theo: Hiệu quả sẽ được duy trì bao lâu?

Ảnh: GI

Bài liên quan

Dân Philippines không muốn tiêm vắc xin COVID-19, đặc biệt với vắc xin của Trung Quốc

Vắc xin của Pfizer và AstraZeneca đạt hiệu quả cao đối với virus biến thể Ấn Độ

Lào tìm kiếm viện trợ vắc xin nhiều hơn khi mối đe dọa COVID-19 gia tăng

WHO cảnh báo cuộc chiến chống COVID bị đe dọa, kêu gọi tài trợ vắc xin cho châu Phi

Ở những người nhiễm COVID-19 và sau đó được chủng ngừa, nghiên cứu mới cho thấy vắc xin có thể hoạt động trong nhiều năm. Nhóm đó có các tế bào ghi nhớ mạnh mẽ trong tủy xương để tạo ra các kháng thể mới khi cần thiết. Và chúng hoạt động hiệu quả đến mức có thể ngăn chặn các biến thể của virus, các nghiên cứu mới nhất cho thấy. Những người này thậm chí có thể không cần tiêm thêm vắc xin để được bảo vệ lâu dài.

Ông Michel Nussenzweig, một nhà nghiên cứu miễn dịch học tại Đại học Rockefeller ở New York, nói với The New York Times rằng hiệu quả có thể khác đối với những người đã tiêm phòng nhưng chưa bao giờ nhiễm COVID-19.

Hệ thống miễn dịch phản ứng với vắc xin khác với sự lây nhiễm tự nhiên, vì vậy chúng có thể cần thuốc tăng cường chống lại các biến thể. Ông Nussenzweig nói: “Đó là điều mà chúng ta sẽ biết rất sớm".

May mắn thay, các nghiên cứu khác đang được thực hiện để tìm ra chính xác việc tiêm phòng mũi tiêm tăng cường có cần thiết hay không. Các nhà khoa học đang nghiên cứu về mức độ tương quan miễn dịch của vắc xin, từ đó xác định ngưỡng an toàn, và nếu kháng thể của ai đó giảm xuống dưới ngưỡng này, họ có thể phải tiêm tăng cường.

Việc xác định ngưỡng đó sẽ giải quyêt được 2 vấn đề. Đầu tiên, mức độ tương quan miễn dịch sẽ cung cấp cho các nhà khoa học một cách để theo dõi khả năng bảo vệ ở những người đã được tiêm chủng.

Họ có thể theo dõi để biết mất bao lâu để các kháng thể suy giảm xuống dưới ngưỡng chuẩn và biết được khi nào mọi người có thể cần tiêm thuốc tăng cường. Các kháng thể suy giảm tự nhiên theo thời gian và chúng không phải là biện pháp bảo vệ duy nhất.

Tiêm chủng đang làm giảm tốc độ lây nhiễm của virus Corona - Ảnh: Getty

Thứ hai, việc có ngưỡng chuẩn sẽ mở ra một lối tắt để tạo ra bất kỳ vắc xin tăng cường cần thiết nào chống lại các biến thể COVID-19. Các thử nghiệm vắc xin COVID-19 bao gồm hàng chục nghìn người. Họ mất hàng tháng trời để thực hiện, bởi vì các nhà nghiên cứu cần theo dõi tần suất những người có và không có mũi tiêm bị bệnh.

Tuy nhiên, một khi chúng ta đã biết rõ về phản ứng miễn dịch ngăn chặn nhiễm trùng, họ có thể thử nghiệm các chất tăng cường có chức năng giống vắc xin nhưng với những chỉnh sửa nhỏ ở những nhóm người nhỏ hơn.

Chúng ta đã biết các mũi tiêm là an toàn, vì vậy tất cả những gì họ có thể cần làm là kiểm tra xem phiên bản mới có đẩy hệ thống miễn dịch của mọi người lên trên ngưỡng trung bình hay không.

Hoàng Nam

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/tuong-lai-cua-mien-dich-covid-cong-dong-rat-lac-quan-post136389.html