Tưởng nhớ và tri ân!

Đất nước Việt Nam ta, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, lớp lớp các bậc tiền nhân đã hy sinh để khai phá, bảo vệ, giữ gìn từng tấc đất bờ cõi, vùng biển, vùng trời, từng cột mốc biên giới hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Ngược dòng lịch sử, để có Ðại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, có không biết bao nhiêu người dân ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam nói chung, những người con Cà Mau nói riêng, đã ngã xuống vì độc lập, tự do cho dân tộc.

Phát huy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, trên mảnh đất Cà Mau, ở hầu hết các địa phương trong tỉnh xây dựng các di tích, bia ghi danh, đài tưởng niệm, nhà lưu niệm..., để tưởng nhớ, tri ân thế hệ cha ông, các anh hùng liệt sĩ đã quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Những công trình này mang ý nghĩa giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Công trình di tích “Nơi ở và làm việc của đồng chí Võ Văn Kiệt”, tại xã Khánh Hòa, huyện U Minh.

Toàn cảnh Khu Di tích Quốc gia Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng (xã Tân Hải, huyện Phú Tân), nơi ghi dấu tội ác tày trời của kẻ thù: 1.675 cán bộ và đồng bào ta đã bị bọn Bình Hưng - Hải Yến thảm sát.

Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh được xây dựng khang trang, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của Nhân dân Cà Mau, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

Những đồng chí là nhân chứng sống, từng tham gia trận đánh Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là tại buổi họp mặt kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà (1963-2023).

Bia kỷ niệm Ngày Thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng tỉnh Cà Mau 20/10/1961 (tại xã Phú Thuận, huyện Phú Tân). Ðây là sự kiện nhằm tập hợp, củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trở thành sức mạnh chiến thắng giặc ngoại xâm, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bia Chiến thắng Bến Dựa tại xã Hiệp Tùng, huyện Năm Căn, ghi dấu trận đánh Bến Dựa diễn ra vào lúc 6 giờ sáng 19/3/1960, trên sông Cái Ngay.

Trong kháng chiến, giới văn nghệ sĩ cũng là chiến sĩ, cùng với bộ đội và Nhân dân ta làm nên chiến thắng lịch sử mùa Xuân 1975. (Trong ảnh: Bà Nguyễn Thúy Liễu, nhà quay phim nữ đầu tiên của Điện ảnh Tây Nam Bộ, viếng đồng đội anh hùng liệt sĩ tại Bia tưởng niệm Điện ảnh Nhiếp ảnh, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn).

Thế hệ trẻ Đầm Dơi tuyên thệ dưới chân Tượng đài Nữ liệt sĩ chiến hào - Anh hùng LLVTND Dương Thị Cẩm Vân, thể hiện quyết tâm xây dựng quê hương Đầm Dơi - Cà Mau ngày càng phát triển.

Huỳnh Lâm thực hiện

Nguồn Cà Mau: https://baocamau.vn/tuong-nho-va-tri-an--a32322.html