Tuyên bố chấn động: 'Hoàng đế Napoleon tử vong vì bị đầu độc'?

Năm 1821, hoàng đế Napoleon qua đời khi sống lưu đày tại hòn đảo Saint Helena. Mặc dù kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy ông qua đời vì bệnh ung thư dạ dày nhưng nhiều đồn đoán cho rằng Napoleon chết do bị đầu độc.

Sau 6 năm sống lưu đày trên hòn đảo Saint Helena xa xôi giữa Đại Tây Dương, hoàng đế Napoleon nổi tiếng của nước Pháp trút hơi thở cuối cùng vào ngày 5/5/1821, thọ 52 tuổi.

Sau 6 năm sống lưu đày trên hòn đảo Saint Helena xa xôi giữa Đại Tây Dương, hoàng đế Napoleon nổi tiếng của nước Pháp trút hơi thở cuối cùng vào ngày 5/5/1821, thọ 52 tuổi.

Kết quả khám nghiệm tử thi sau đó của các bác sĩ chỉ ra ung thư dạ dày là nguyên nhân gây ra cái chết của hoàng đế Napoleon.

Kết quả khám nghiệm tử thi sau đó của các bác sĩ chỉ ra ung thư dạ dày là nguyên nhân gây ra cái chết của hoàng đế Napoleon.

Dù vậy, trong những năm sau đó, nhiều đồn đoán cho rằng vị hoàng đế lẫy lừng một thời của Pháp không chết vì căn bệnh ung thư dạ dày. Thay vào đó, Napoleon được cho là bị đầu độc dẫn đến tử vong.

Dù vậy, trong những năm sau đó, nhiều đồn đoán cho rằng vị hoàng đế lẫy lừng một thời của Pháp không chết vì căn bệnh ung thư dạ dày. Thay vào đó, Napoleon được cho là bị đầu độc dẫn đến tử vong.

Theo các đồn đoán, hoàng đế Napoleon có thể bị bá tước Charles de Montholon đầu độc do ganh tị, bị mua chuộc, thậm chí vì lý do chính trị.

Theo các đồn đoán, hoàng đế Napoleon có thể bị bá tước Charles de Montholon đầu độc do ganh tị, bị mua chuộc, thậm chí vì lý do chính trị.

Sự việc này càng thu hút sự quan tâm của dư luận khi một hậu duệ của bá tước de Montholon từng kể rằng, mỗi ngày ông Motholon có thể đã bỏ một ít thạch tín vào rượu cho hoàng đế Napoleon uống khiến ông đổ bệnh. Việc kết hợp thạch tín và một chất nhuận tràng đã sản xuất ra chất cyanur, khiến Hoàng đế bị ngộ độc.

Sự việc này càng thu hút sự quan tâm của dư luận khi một hậu duệ của bá tước de Montholon từng kể rằng, mỗi ngày ông Motholon có thể đã bỏ một ít thạch tín vào rượu cho hoàng đế Napoleon uống khiến ông đổ bệnh. Việc kết hợp thạch tín và một chất nhuận tràng đã sản xuất ra chất cyanur, khiến Hoàng đế bị ngộ độc.

Lời đồn hoàng đế Napoleon bị đầu độc càng lan rộng hơn khi thi hài của ông vẫn còn nguyên vẹn khác thường khi được cải táng vào năm 1840. Khi đó, một số người cho rằng, asen không chỉ là chất độc cực mạnh mà còn là một chất bảo quản mạnh. Do đó, thi hài của ông không bị phân hủy như những người khác.

Lời đồn hoàng đế Napoleon bị đầu độc càng lan rộng hơn khi thi hài của ông vẫn còn nguyên vẹn khác thường khi được cải táng vào năm 1840. Khi đó, một số người cho rằng, asen không chỉ là chất độc cực mạnh mà còn là một chất bảo quản mạnh. Do đó, thi hài của ông không bị phân hủy như những người khác.

Đến năm 2001, Pascal Kintz, chuyên gia thuộc viện pháp lý Strasbourg của Pháp, thông báo đã phát hiện hàm lượng asen trong 5 sợi tóc của hoàng đế Napoleon cao từ 7 - 38 lần so với bình thường.

Đến năm 2001, Pascal Kintz, chuyên gia thuộc viện pháp lý Strasbourg của Pháp, thông báo đã phát hiện hàm lượng asen trong 5 sợi tóc của hoàng đế Napoleon cao từ 7 - 38 lần so với bình thường.

Nghiên cứu của chuyên gia Pascal cũng cho biết asen đã được đưa vào cơ thể của hoàng đế Napoleon vào nhiều thời điểm khác nhau trong 5 năm trước khi qua đời với liều lượng không gây tử vong ngay lập tức. Điều này khiến sức khỏe của Napoleon suy yếu và hàm lượng asen tích tụ lại ở tóc.

Nghiên cứu của chuyên gia Pascal cũng cho biết asen đã được đưa vào cơ thể của hoàng đế Napoleon vào nhiều thời điểm khác nhau trong 5 năm trước khi qua đời với liều lượng không gây tử vong ngay lập tức. Điều này khiến sức khỏe của Napoleon suy yếu và hàm lượng asen tích tụ lại ở tóc.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phát hiện thuốc nhuộm màu chứa arsenit đồng trong giấy dán tường tại Longwood House - ngôi nhà mà hoàng đế Napoleon sống những năm cuối đời - được cho đã tạo ra hơi độc. Hậu quả là sức khỏe của Napoleon ngày càng yếu.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phát hiện thuốc nhuộm màu chứa arsenit đồng trong giấy dán tường tại Longwood House - ngôi nhà mà hoàng đế Napoleon sống những năm cuối đời - được cho đã tạo ra hơi độc. Hậu quả là sức khỏe của Napoleon ngày càng yếu.

Dù vậy, những điều trên chưa thể chứng minh Napoleon có thực sự chết vì bị đầu độc hay không. Do đó, cái chết của Napoleon đến nay vẫn bị bủa vây bởi nhiều đồn đoán.

Dù vậy, những điều trên chưa thể chứng minh Napoleon có thực sự chết vì bị đầu độc hay không. Do đó, cái chết của Napoleon đến nay vẫn bị bủa vây bởi nhiều đồn đoán.

Mời độc giả xem video: Vải Việt Nam lần đầu xuất khẩu chính ngạch sang Pháp. Nguồn: VTV4.

Tâm Anh (theo History)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/tuyen-bo-chan-dong-hoang-de-napoleon-tu-vong-vi-bi-dau-doc-1919581.html