Tỷ lệ trả tiền bồi thường bảo hiểm bắt buộc với công nhân xây dựng

Nghị định số 67/2023/NĐ-CP ngày 6/9/2023 của Chính phủ quy định tỷ lệ trả tiền bồi thường bảo hiểm bắt buộc với người lao động thi công trên công trường xây dựng.

Theo Nghị định số 67/2023/NĐ-CP, đối tượng bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với người lao động thi công trên công trường theo quy định của pháp luật.

Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm là 100 triệu đồng cho một người trong một vụ.

Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:

Theo điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h và điểm i khoản 2 Điều 34 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:

a) Tổn thất phát sinh do chiến tranh, bạo loạn, đình công, hành động của các thế lực thù địch, nổi loạn, hành động ác ý nhân danh hoặc có liên quan tới các tổ chức chính trị, tịch biên, sung công, trưng dụng, trưng thu hay phá hủy hoặc bị gây thiệt hại theo lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Tổn thất phát sinh do hành động khủng bố.

c) Tổn thất phát sinh do phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân, nhiễm phóng xạ.

d) Tổn thất hoặc thiệt hại của bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm có tên trong danh sách cấm vận.

đ) Tổn thất hoặc thiệt hại có liên quan đến dịch bệnh theo công bố của cơ quan có thẩm quyền.

g) Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

h) Tổn thất phát sinh do ngừng công việc thi công xây dựng hoặc tổn thất do hậu quả của ngừng công việc thi công xây dựng (dù là ngừng một phần hoặc toàn bộ công việc thi công).

i) Tổn thất đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.

a) Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h và điểm i khoản 2 Điều 34 Nghị định này.

b) Tổn thất có liên quan đến chất amiăng hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có chứa chất amiăng.

c) Tổn thất phát sinh do mâu thuẫn của chính người lao động với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc thi công trên công trường.

d) Tổn thất phát sinh do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân.

đ) Tổn thất phát sinh do người lao động sử dụng chất gây nghiện, ma túy trái với quy định của pháp luật (trừ trường hợp thuốc được kê để điều trị theo chỉ định của bác sĩ được cấp phép).

e) Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm (trừ trường hợp người lao động tự vệ, cứu người, cứu tài sản hoặc sử dụng các chất kích thích để điều trị theo chỉ định của bác sĩ).

Thời hạn bảo hiểm

Thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định của pháp luật.

Việc xác định thời hạn bảo hiểm cụ thể đối với người lao động thi công trên công trường căn cứ vào hợp đồng lao động và văn bản xác nhận của nhà thầu thi công xây dựng về thời gian người lao động làm việc thực tế trên công trường.

Mức phí bảo hiểm

Mức phí bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.

Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm.

MỨC PHÍ BẢO HIỂM BẮT BUỘC ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG THI CÔNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG

1. Phí bảo hiểm cho thời hạn 1 năm (Chưa bao gồm thuế GTGT):

2. Phí bảo hiểm ngắn hạn

(*) Phân loại nghề nghiệp:

Loại 1: Lao động gián tiếp, làm việc chủ yếu trong văn phòng, bản giấy hoặc những công việc tương tự ít đi lại khác. Ví dụ: kế toán, nhân viên hành chính.

Loại 2: Nghề nghiệp không phải lao động chân tay nhưng có mức độ rủi ro lớn hơn loại 1, đòi hỏi phải đi lại nhiều hoặc bao gồm cả lao động chân tay nhưng không thường xuyên và lao động chân tay nhẹ. Ví dụ: kỹ sư dân dụng, cán bộ quản lý thường xuyên đến công trường.

Loại 3: Những nghề mà công việc chủ yếu là lao động chân tay và những công việc có mức độ rủi ro cao hơn loại 2. Ví dụ: kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện, công nhân làm việc trên công trường.

Loại 4: Những ngành nghề nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn và không được quy định ở ba loại nghề nghiệp trên.

BẢNG TỶ LỆ TRẢ TIỀN BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM BẮT BUỘC ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG THI CÔNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG

I. Trường hợp chết hoặc suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên được bồi thường 100 triệu đồng, cụ thể như sau:

1. Suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên do:

a) Mù hoặc mất hoàn toàn hai mắt.

b) Rối loạn tâm thần hoàn toàn không thể chữa được.

c) Hỏng hoàn toàn chức năng nhai và nói (câm).

d) Mất hoặc liệt hoàn toàn hai tay (từ vai hoặc khuỷu xuống) hoặc hai chân (từ háng hoặc đầu gối xuống).

đ) Mất cả hai bàn tay hoặc hai bàn chân, hoặc mất một cánh tay và một bàn chân, hoặc một cánh tay và một cẳng chân, hoặc một bàn tay và một cẳng chân, hoặc một bàn tay và một bàn chân.

e) Mất hoàn toàn khả năng lao động và làm việc (toàn bộ bị tê liệt, bị thương dẫn đến tình trạng nằm liệt giường hoặc dẫn đến tàn tật toàn bộ vĩnh viễn).

g) Cắt toàn bộ một bên phổi và một phần phổi bên kia.

2. Các trường hợp suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa (nếu có) hoặc tổng mức độ suy giảm khả năng lao động theo khoản II dưới đây từ 81 % trở lên.

II. Trường hợp suy giảm khả năng lao động dưới 81% được bồi thường 100 triệu đồng nhân với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động theo bảng sau:

Những trường hợp đặc biệt:

1. Trường hợp bị dính các khớp ngón tay (trừ ngón cái và ngón trỏ) và các khớp ngón chân (trừ ngón cái) thì số tiền bồi thường chỉ bằng 50% số tiền bồi thường quy định trong trường hợp cụt ngón đó.

2. Trường hợp mất hẳn chức năng của từng bộ phận hoặc hỏng vĩnh viễn chi được coi như mất từng bộ phận đó hoặc mất chi.

3. Trong trường hợp trước khi xảy ra tai nạn, người lao động chỉ có một mắt và nay mất nốt mắt lành còn lại thì được coi là suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn trên 81%.

4. Trường hợp người bị tai nạn bị nhiều hơn một loại thương tật thì số tiền bồi thường sẽ là tổng số tiền bồi thường cho từng loại thương tật. Tổng số tiền bồi thường sẽ không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định.

5. Những trường hợp suy giảm khả năng lao động không được liệt kê trong Bảng trả tiền bồi thường bảo hiểm này sẽ được bồi thường theo tỷ lệ trên cơ sở so sánh tính nghiêm trọng của nó với những trường hợp khác có trong Bảng trả tiền bồi thường bảo hiểm. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không xác định được tỷ lệ suy giảm khả năng lao động, việc bồi thường sẽ được căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

6. Trường hợp có sự khác biệt giữa tỷ lệ suy giảm khả năng lao động quy định tại Phụ lục này và kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì lấy theo tỷ lệ suy giảm khả năng lao động lớn hơn.

Nguồn Chính Phủ: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/ty-le-tra-tien-boi-thuong-bao-hiem-bat-buoc-voi-cong-nhan-xay-dung-119230909073740654.htm