U22 Việt Nam: Từ kỳ vọng đến những trăn trở vì ít đất diễn
Người hâm mộ lạc quan khi lứa U22 Việt Nam hiện tại được đánh giá khá cao, nhưng đi cùng đó là âu lo: ra sân nhiều, vậy có thực sự được thi đấu đúng nghĩa?
Đáng mừng
Thành phần U22 Việt Nam vừa trở về từ giải giao hữu quốc tế tại Trung Quốc cho thấy một điều tích cực khá rõ rệt: số lượng cầu thủ đã được “thử lửa” ở V-League hoặc hạng Nhất nhiều hơn hẳn so với các lứa trước đây.
Theo thống kê, 18/27 cầu thủ trong danh sách U22 Việt Nam tại giải đấu giao hữu ở Trung Quốc được ra sân ở các giải chuyên nghiệp mùa 2024/25.
Một số trụ cột chơi nổi bật như Hồ Văn Cường, Thanh Nhàn, Quốc Việt, Trung Kiên, Mạnh Hưng, Viktor Lê… ở V-League hay giải hạng Nhất mùa này.

Viktor Lê và một số đồng đội khác được tin dùng ở mùa giải năm nay
Có thể thấy, bộ khung U22 Việt Nam đã và đang có những trải nghiệm thực tế với áp lực sân cỏ chuyên nghiệp, điều mà các lứa trước kia không nhiều người có được.
Bên cạnh đó, U22 Việt Nam vẫn còn một số cái tên từ tuyển Việt Nam như Văn Khang, Lý Đức... nên những gì nhìn thấy là cơ sở tin tưởng vào thành công của đội bóng trẻ này trong thời gian tới.
Và những điều đáng lo
Lật lại vấn đề dưới một góc nhìn khác, câu hỏi đặt ra dành cho các cầu thủ U22 Việt Nam là: ra sân bao nhiêu phút, và thể hiện trên sân thế nào trong thời gian qua?
Có tới 1/3 đội hình U22 hiện tại mới chỉ “có tên” trong danh sách đăng ký, nhưng lại chưa được thi đấu trọn vẹn cả trận nào ở giải chuyên nghiệp.

Nhưng, trong danh sách U22 Việt Nam cũng có khá đông chưa được thử lửa nhiều, dù số trận được ra sân không nhỏ
Trong số 18 người từng được vào sân có 7 cái tên đá trên 10 trận, số còn lại chỉ xuất hiện cuối trận hoặc tổng thời gian thi đấu thực tế rơi khoảng 150-300 phút/cả mùa.
Sự thiếu hụt về thời gian thi đấu thực chiến khiến nhiều U22 Việt Nam chưa thể hiện được sự ổn định cao nhất như mong mỏi từ HLV Kim Sang Sik.
Điển hình như ở giải giao hữu tại Trung Quốc vừa qua, dù U22 Việt Nam cầm hòa 3 trận liên tiếp nhưng lại thiếu hẳn sự sắc bén ở các tình huống then chốt – hệ quả từ việc thiếu cảm giác thi đấu thực tế, nhất là trong thế trận giằng co.
Chính bởi điều này, nên dù U22 Việt Nam năm 2025 là lứa cầu thủ giàu tiềm năng, đang có những tín hiệu tích cực về mặt nhân sự.
Tuy nhiên, để tốt hơn nữa vẫn cần phải được ra sân thường xuyên nếu như muốn chinh phục các giải đấu phía trước như vòng loại U23 châu Á, SEA Games dễ dàng, hanh thông hơn.