Theo các thông tin mới nhất, máy bay UAV trinh sát RQ-4E hiện đại bậc nhất của Đức, có giá lên tới 800 triệu USD, đã bị cấm bay dù chưa cất cánh lần nào.
Lý do được đưa ra là vì loại máy bay này không đáp ứng được các tiêu chuẩn pháp lý của châu Âu, nên không được phép cất cánh trong không phận này.
Đây là một lý do có phần khá trớ trêu và đen đủi vì vốn dĩ, máy bay không người lái RQ-4E do Mỹ sản xuất đã hoạt động từ lâu trên gần như khắp thế giới.
Theo hợp đồng giữa Washington và Berlin, toàn bộ các thiết bị phụ tùng, thiết bị hỗ trợ mặt đất và nhiều dụng cụ khác, đã được chuyển tới Đức. Tuy nhiên, do không đáp ứng tiêu chuẩn bay, toàn bộ các thiết bị này sẽ được chuyển cho NATO.
Ngoài ra, đài điều khiển mặt đất và bản thân chiếc máy bay không người lái này, sẽ được Đức đưa vào... bảo tàng kể từ năm sau.
Như vậy, số phận của UAV RQ-4E trong biên chế Đức đã kết thúc không thể chóng vánh hơn, khi nó chưa được cất cánh một lần nào, đã phải vào nằm trong... viện bảo tàng.
Nguyên nhân dẫn đến việc chiếc UAV này bị cấm bay ở châu Âu là do nó không được Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế cấp phép. Đơn giản là vì nó không có hệ thống cảnh báo va chạm trên không.
Để xin được giấy phép này, Đức sẽ cần chi thêm... 780 triệu USD nữa, trong đó phần lớn là chi phí cải biên lại UAV trinh sát RQ-4E để nó đáp ứng được tiêu chuẩn của ICAO.
Trong thời gian hoán cải máy bay và xin giấy phép, những chiếc UAV này sẽ không được phép hoạt động, nhưng cũng vẫn sẽ tốn kha khá chi phí bảo quản.
Điều này khiến cho Đức đi tới quyết định "giải tán" toàn bộ các máy bay không người lái này để tránh phiền hà và tốn kém về sau.
Với việc "loại biên" RQ-4E một cách chóng vánh, Không quân Đức vẫn chưa thực sự tìm ra giải pháp để hoàn thiện nền tảng SIGINT mà nước này đã dày công xây dựng.
Và với tình hình hiện tại, có lẽ sẽ phải tốn thêm nhiều năm nữa, Đức mới có thể tìm được một loại UAV đời mới thay thế cho chiếc RQ-4E này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Máy bay không người lái của Nga với tham vọng trở thành một "cuộc cách mạng" trong lĩnh vực UAV. Nguồn: Lamagpa.
Trần Trân