Ukraine cản đà tiến công của Nga bằng loạt UAV mới

Diễn biến những ngày qua trên chiến trường Ukraine cho thấy, UAV đóng vai trò rất lớn trong việc gây ra đổ máu cho cả hai phía. Quân đội Ukraine tích cực sử dụng UAV cỡ nhỏ để phòng thủ, cản trở đà tiến công của quân Nga.

Biên tập viên Vikram Mittal của Forbes nhận định: "Ukraine lúc này dường như đang chiếm thế thượng phong trong cuộc đấu UAV. Điều này cho phép họ ngăn chặn hiệu quả chiến dịch tấn công mới của lực lượng Nga".

Biên tập viên Vikram Mittal của Forbes nhận định: "Ukraine lúc này dường như đang chiếm thế thượng phong trong cuộc đấu UAV. Điều này cho phép họ ngăn chặn hiệu quả chiến dịch tấn công mới của lực lượng Nga".

Trong những tuần gần đây, các đơn vị Nga tăng cường nỗ lực tiến công quanh thành phố Kupyansk và làng Krakhmalnoye thuộc tỉnh Kharkov, cùng khu vực xung quanh thành phố Avdeevka của tỉnh Donetsk. "Tuy nhiên, Nga chỉ thu được lợi ích tối thiểu trong các đợt tấn công này, chủ yếu do không thể tập trung được đội hình", Mittal cho biết. "Bên tấn công phải tập trung lực lượng để đánh vào điểm yếu trên phòng tuyến đối phương. Nga không thể làm được điều đó do bị UAV Ukraine tập kích".

Trong những tuần gần đây, các đơn vị Nga tăng cường nỗ lực tiến công quanh thành phố Kupyansk và làng Krakhmalnoye thuộc tỉnh Kharkov, cùng khu vực xung quanh thành phố Avdeevka của tỉnh Donetsk. "Tuy nhiên, Nga chỉ thu được lợi ích tối thiểu trong các đợt tấn công này, chủ yếu do không thể tập trung được đội hình", Mittal cho biết. "Bên tấn công phải tập trung lực lượng để đánh vào điểm yếu trên phòng tuyến đối phương. Nga không thể làm được điều đó do bị UAV Ukraine tập kích".

Cũng có một số bài báo nước ngoài cũng phản ánh “sức mạnh” UAV của Ukraine trong cuộc xung đột vũ trang với Nga. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quân sự đang đặt câu hỏi, liệu Ukraine sẽ duy trì “lợi thế” trong cuộc chiến UAV này được bao lâu nữa.

Cũng có một số bài báo nước ngoài cũng phản ánh “sức mạnh” UAV của Ukraine trong cuộc xung đột vũ trang với Nga. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quân sự đang đặt câu hỏi, liệu Ukraine sẽ duy trì “lợi thế” trong cuộc chiến UAV này được bao lâu nữa.

Theo một số nguồn tin, tuần qua, Ukraine đã vô hiệu hóa được hệ thống Silok của Nga chuyên phá sóng vô tuyến - hệ thống này được Nga triển khai để gây gián đoạn các liên kết radio giữa UAV Ukraine và các trắc thủ điều khiển.

Theo một số nguồn tin, tuần qua, Ukraine đã vô hiệu hóa được hệ thống Silok của Nga chuyên phá sóng vô tuyến - hệ thống này được Nga triển khai để gây gián đoạn các liên kết radio giữa UAV Ukraine và các trắc thủ điều khiển.

UAV Ukraine đã tấn công thành công vào một nhà máy sản xuất hệ thống phòng không Pantsir-S của Nga. UAV của Ukraine cũng đã đánh trúng một kho dầu ở miền Tây nước Nga, gây ra vụ cháy lớn.

UAV Ukraine đã tấn công thành công vào một nhà máy sản xuất hệ thống phòng không Pantsir-S của Nga. UAV của Ukraine cũng đã đánh trúng một kho dầu ở miền Tây nước Nga, gây ra vụ cháy lớn.

Ngoài ra trước đó còn có thông tin về các đòn đánh của Ukraine bằng UAV nhằm vào lực lượng hàng hải Nga ở Biển Đen - phía Ukraine cho rằng, những đòn đánh này không chỉ làm suy yếu bộ phận phòng thủ của Nga tại Crimea mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến lực lượng hải quân Nga trên Biển Đen. Trong những tháng gần đây, còn có những bài báo phản ánh việc UAV Ukraine tấn công mỗi lúc một sâu hơn vào lãnh thổ Nga.

Ngoài ra trước đó còn có thông tin về các đòn đánh của Ukraine bằng UAV nhằm vào lực lượng hàng hải Nga ở Biển Đen - phía Ukraine cho rằng, những đòn đánh này không chỉ làm suy yếu bộ phận phòng thủ của Nga tại Crimea mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến lực lượng hải quân Nga trên Biển Đen. Trong những tháng gần đây, còn có những bài báo phản ánh việc UAV Ukraine tấn công mỗi lúc một sâu hơn vào lãnh thổ Nga.

Các chuyên gia quân sự nhận xét rằng, trong giai đoạn đầu của cuộc đối đầu Nga - Ukraine, khi năng lực tác chiến điện tử và phòng không của Nga chưa nổi bật thì Ukraine dựa vào các loại UAV cỡ lớn (giống chiếc TB2 Bayraktar do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất) và đạt hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, theo thời gian, Nga đã kiểm soát bầu trời tốt hơn và có khả năng phát hiện, bắn hạ các mẫu UAV cỡ lớn này một cách dễ dàng hơn. Trong bối cảnh ấy, Ukraine chuyển sang sử dụng công nghệ UAV nhỏ hơn để đối phó với các tiến bộ của phía Nga.

Các chuyên gia quân sự nhận xét rằng, trong giai đoạn đầu của cuộc đối đầu Nga - Ukraine, khi năng lực tác chiến điện tử và phòng không của Nga chưa nổi bật thì Ukraine dựa vào các loại UAV cỡ lớn (giống chiếc TB2 Bayraktar do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất) và đạt hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, theo thời gian, Nga đã kiểm soát bầu trời tốt hơn và có khả năng phát hiện, bắn hạ các mẫu UAV cỡ lớn này một cách dễ dàng hơn. Trong bối cảnh ấy, Ukraine chuyển sang sử dụng công nghệ UAV nhỏ hơn để đối phó với các tiến bộ của phía Nga.

UAV loại nhỏ do lực lượng lục quân điều khiển tỏ ra cực kỳ hiệu quả trong không phận thấp của Ukraine, nhờ vào kích cỡ nhỏ và số lượng lớn. Tầng không này nằm giữa lực lượng trên bộ và vùng bay của máy bay ném bom, là không gian hoạt động lý tưởng cho các loại UAV cảm tử (“đạn lảng vảng”) và các UAV thương mại mang lựu đạn để thay thế cho UAV quân dụng.

UAV loại nhỏ do lực lượng lục quân điều khiển tỏ ra cực kỳ hiệu quả trong không phận thấp của Ukraine, nhờ vào kích cỡ nhỏ và số lượng lớn. Tầng không này nằm giữa lực lượng trên bộ và vùng bay của máy bay ném bom, là không gian hoạt động lý tưởng cho các loại UAV cảm tử (“đạn lảng vảng”) và các UAV thương mại mang lựu đạn để thay thế cho UAV quân dụng.

Dominika Kunertova - nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu an ninh ETH Zurich nhận định: “Các UAV nhỏ đã tỏ ra hiệu quả nhất trong các nhiệm vụ đơn giản hơn. Chúng cung cấp “tai mắt” trên bầu trời, và giúp những người lính riêng lẻ phát hiện đơn vị đối phương, chỉ điểm cho hỏa lực pháo binh - điều này làm tăng nhịp tiến và độ chính xác của lục quân, đồng thời hạn chế rủi ro cho các quân nhân”.

Dominika Kunertova - nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu an ninh ETH Zurich nhận định: “Các UAV nhỏ đã tỏ ra hiệu quả nhất trong các nhiệm vụ đơn giản hơn. Chúng cung cấp “tai mắt” trên bầu trời, và giúp những người lính riêng lẻ phát hiện đơn vị đối phương, chỉ điểm cho hỏa lực pháo binh - điều này làm tăng nhịp tiến và độ chính xác của lục quân, đồng thời hạn chế rủi ro cho các quân nhân”.

Có lẽ đây là lý do Ukraine đã tung ra một loạt UAV mới, bao gồm Backfire chống gây nhiễu, và thiết bị mặt đất không người lái Ratel S và tàu lặn không người lái Marichka. Các loại “drone” này được cho là mang lại cho Ukraine lợi thế nhận thức tốt hơn về không gian tác chiến và khả năng đánh trúng mục tiêu.

Có lẽ đây là lý do Ukraine đã tung ra một loạt UAV mới, bao gồm Backfire chống gây nhiễu, và thiết bị mặt đất không người lái Ratel S và tàu lặn không người lái Marichka. Các loại “drone” này được cho là mang lại cho Ukraine lợi thế nhận thức tốt hơn về không gian tác chiến và khả năng đánh trúng mục tiêu.

UAV Ukraine nhiều lần tấn công các đơn vị cấp tiểu đoàn hoặc lớn hơn của Nga, kể cả những đội hình ở tuyến sau. Tại tiền tuyến, bất cứ đội hình tiến công quy mô đại đội nào đều có thể dễ dàng trở thành mục tiêu của UAV, buộc Nga phải chia nhỏ lực lượng thành các trung đội được xe tăng, pháo binh yểm trợ.

UAV Ukraine nhiều lần tấn công các đơn vị cấp tiểu đoàn hoặc lớn hơn của Nga, kể cả những đội hình ở tuyến sau. Tại tiền tuyến, bất cứ đội hình tiến công quy mô đại đội nào đều có thể dễ dàng trở thành mục tiêu của UAV, buộc Nga phải chia nhỏ lực lượng thành các trung đội được xe tăng, pháo binh yểm trợ.

Ukraine có thể thực hiện những vụ tập kích như vậy nhờ vào loại UAV có thể nhắm mục tiêu chính xác hơn vào các đơn vị Nga, trong khi đối phó được hệ thống chống UAV của đối phương.

Ukraine có thể thực hiện những vụ tập kích như vậy nhờ vào loại UAV có thể nhắm mục tiêu chính xác hơn vào các đơn vị Nga, trong khi đối phó được hệ thống chống UAV của đối phương.

Quân đội Ukraine trong những tháng qua đã gấp rút tích hợp công nghệ mới vào UAV nội địa. Hai năm trước, họ phụ thuộc rất nhiều vào mẫu Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ tự sản xuất, còn hiện tại nước này đã sở hữu nhiều loại UAV hơn trong kho vũ khí, bao gồm các mẫu được viện trợ hoặc mua từ nước ngoài và phương tiện sản xuất trong nước.

Quân đội Ukraine trong những tháng qua đã gấp rút tích hợp công nghệ mới vào UAV nội địa. Hai năm trước, họ phụ thuộc rất nhiều vào mẫu Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ tự sản xuất, còn hiện tại nước này đã sở hữu nhiều loại UAV hơn trong kho vũ khí, bao gồm các mẫu được viện trợ hoặc mua từ nước ngoài và phương tiện sản xuất trong nước.

Kể từ khi xung đột với Nga bùng phát, số lượng hãng chế tạo UAV của Ukraine tăng từ 7 lên 80. Cách sản xuất UAV của Ukraine hoàn toàn trái ngược với Nga, bên luôn tập trung vào sản xuất loạt, đặc biệt là các loại UAV tự sát.

Kể từ khi xung đột với Nga bùng phát, số lượng hãng chế tạo UAV của Ukraine tăng từ 7 lên 80. Cách sản xuất UAV của Ukraine hoàn toàn trái ngược với Nga, bên luôn tập trung vào sản xuất loạt, đặc biệt là các loại UAV tự sát.

Lý Thùy (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/ukraine-can-da-tien-cong-cua-nga-bang-loat-uav-moi-1952256.html