Ukraine đòi phát triển vũ khí hạt nhân; Mỹ sợ Nga sẽ vào cuộc

Đại sứ Ukraine tại Đức, Andrei Melnik cảnh báo rằng, nếu Ukraine bị từ chối yêu cầu gia nhập NATO, thì Ukraine có thể chuyển sang phát triển vũ khí hạt nhân.

Ông Melnik nhấn mạnh rằng, hoặc chúng tôi (Ukraine) sẽ trở thành một phần của liên minh NATO và giúp châu Âu trở nên mạnh hơn. Hoặc chúng tôi chỉ có một sự lựa chọn, tự mình trang bị lại vũ khí hạt nhân.

Ông Melnik nhấn mạnh rằng, hoặc chúng tôi (Ukraine) sẽ trở thành một phần của liên minh NATO và giúp châu Âu trở nên mạnh hơn. Hoặc chúng tôi chỉ có một sự lựa chọn, tự mình trang bị lại vũ khí hạt nhân.

Melnik cho rằng, quân đội Ukraine phải tự lực để bảo vệ mình; các quốc gia phương Tây không chỉ hỗ trợ tinh thần cho Ukraine, mà phải cung cấp các hệ thống vũ khí hiện đại, cũng như các hình thức hỗ trợ quân sự khác, để hỗ trợ Ukraine “đủ sức” chống lại Nga.

Melnik cho rằng, quân đội Ukraine phải tự lực để bảo vệ mình; các quốc gia phương Tây không chỉ hỗ trợ tinh thần cho Ukraine, mà phải cung cấp các hệ thống vũ khí hiện đại, cũng như các hình thức hỗ trợ quân sự khác, để hỗ trợ Ukraine “đủ sức” chống lại Nga.

Nga và Ukraine là hai nước cộng hòa lớn nhất thuộc Liên bang Xô Viết, sau khi xảy ra vụ chính biến năm 2014, dẫn đến việc thành lập chính phủ Ukraine thân Mỹ. Kể từ đó, Ukraine đã nhiều lần tìm cách gia nhập liên minh NATO, để củng cố hơn nữa quan hệ với các nước phương Tây.

Nga và Ukraine là hai nước cộng hòa lớn nhất thuộc Liên bang Xô Viết, sau khi xảy ra vụ chính biến năm 2014, dẫn đến việc thành lập chính phủ Ukraine thân Mỹ. Kể từ đó, Ukraine đã nhiều lần tìm cách gia nhập liên minh NATO, để củng cố hơn nữa quan hệ với các nước phương Tây.

Khi Liên Xô sụp đổ, ngoài Nga, Ukraine thừa hưởng từ Liên Xô một kho vũ khí khổng lồ, bao gồm hơn 1.000 đầu đạn hạt nhân và một phần lớn cơ sở công nghiệp quốc phòng của Liên Xô.

Khi Liên Xô sụp đổ, ngoài Nga, Ukraine thừa hưởng từ Liên Xô một kho vũ khí khổng lồ, bao gồm hơn 1.000 đầu đạn hạt nhân và một phần lớn cơ sở công nghiệp quốc phòng của Liên Xô.

Ngoài máy bay lớn nhất thế giới An-225, quân đội Ukraine còn thừa hưởng 176 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (130 SS-19 và 46 SS-24), 43 máy bay ném bom chiến lược (23 Tu-95 và 20 Tu-160) và 241 máy bay ném bom chiến thuật (90 Tu-16, 70 Tu-22, 81 Tu-22M).

Ngoài máy bay lớn nhất thế giới An-225, quân đội Ukraine còn thừa hưởng 176 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (130 SS-19 và 46 SS-24), 43 máy bay ném bom chiến lược (23 Tu-95 và 20 Tu-160) và 241 máy bay ném bom chiến thuật (90 Tu-16, 70 Tu-22, 81 Tu-22M).

Ngoài ra Ukraine còn được thừa hưởng 20 máy bay tiếp nhiên liệu trên không Il-78, 245 tiêm kích-ném bom Su-24, 80 máy bay đánh chặn hạng nặng MiG-25 hiện đại và 260 MiG-29 và Su-27, cũng như nhiều vũ khí và thiết bị quân sự khác.

Ngoài ra Ukraine còn được thừa hưởng 20 máy bay tiếp nhiên liệu trên không Il-78, 245 tiêm kích-ném bom Su-24, 80 máy bay đánh chặn hạng nặng MiG-25 hiện đại và 260 MiG-29 và Su-27, cũng như nhiều vũ khí và thiết bị quân sự khác.

Trong thập niên 1990, dưới áp lực của quốc tế, Ukraine đã từ bỏ kho vũ khí hạt nhân và ngừng hoạt động hầu hết các hệ thống vũ khí. Các vũ khí và khí tài được Ukraine giữ lại, chỉ chiếm một phần nhỏ so với trước đây.

Trong thập niên 1990, dưới áp lực của quốc tế, Ukraine đã từ bỏ kho vũ khí hạt nhân và ngừng hoạt động hầu hết các hệ thống vũ khí. Các vũ khí và khí tài được Ukraine giữ lại, chỉ chiếm một phần nhỏ so với trước đây.

Nguyên nhân chính của việc này là do tình hình kinh tế của Ukraine quá khó khăn, và nước này không đủ khả năng để duy trì một quân đội lớn. Tương tự, Belarus và Kazakhstan cũng đã từ bỏ vũ khí hạt nhân, được thừa kế từ Liên Xô.

Nguyên nhân chính của việc này là do tình hình kinh tế của Ukraine quá khó khăn, và nước này không đủ khả năng để duy trì một quân đội lớn. Tương tự, Belarus và Kazakhstan cũng đã từ bỏ vũ khí hạt nhân, được thừa kế từ Liên Xô.

Việc Ukraine tuyên bố sở hữu vũ khí nguyên tử, không phải cứ “muốn là được”. Nếu Ukraine không có sự hỗ trợ từ bên ngoài, tính khả thi của chương trình vũ khí hạt nhân của Ukraine rất đáng nghi ngờ.

Việc Ukraine tuyên bố sở hữu vũ khí nguyên tử, không phải cứ “muốn là được”. Nếu Ukraine không có sự hỗ trợ từ bên ngoài, tính khả thi của chương trình vũ khí hạt nhân của Ukraine rất đáng nghi ngờ.

Lý do là ngành công nghiệp hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Ukraine đã mất đi nhiều nhà khoa học quan trọng; những người này đã được tuyển dụng bởi các tổ chức nước ngoài hấp dẫn hơn; cùng với cơ sở hạ tầng và điều kiện kinh tế của Ukraine hiện nay, nên việc phát triển vũ khí hạt nhân rất khó thực hiện.

Lý do là ngành công nghiệp hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Ukraine đã mất đi nhiều nhà khoa học quan trọng; những người này đã được tuyển dụng bởi các tổ chức nước ngoài hấp dẫn hơn; cùng với cơ sở hạ tầng và điều kiện kinh tế của Ukraine hiện nay, nên việc phát triển vũ khí hạt nhân rất khó thực hiện.

Hầu hết tất cả loại các máy bay có khả năng tấn công hạt nhân của Ukraine được thừa kế của Liên Xô, hiện đã ngừng hoạt động; vì vậy, nếu có vũ khí hạt nhân, thì Ukraine phải phát triển một loại tên lửa đạn đạo hiện đại, thì mới có thể vượt qua được mạng lưới phòng không của Nga.

Hầu hết tất cả loại các máy bay có khả năng tấn công hạt nhân của Ukraine được thừa kế của Liên Xô, hiện đã ngừng hoạt động; vì vậy, nếu có vũ khí hạt nhân, thì Ukraine phải phát triển một loại tên lửa đạn đạo hiện đại, thì mới có thể vượt qua được mạng lưới phòng không của Nga.

Chương trình hạt nhân của Ukraine cũng có thể “kích thích” Nga phản công và khả năng bảo vệ không phận của Ukraine hiện nay, là cực kỳ hạn chế; có nghĩa là Ukraine, khó có thể thực hiện việc phát triển vũ khí hạt nhân theo ý mình.

Chương trình hạt nhân của Ukraine cũng có thể “kích thích” Nga phản công và khả năng bảo vệ không phận của Ukraine hiện nay, là cực kỳ hạn chế; có nghĩa là Ukraine, khó có thể thực hiện việc phát triển vũ khí hạt nhân theo ý mình.

Tuy nhiên, mối đe dọa về hành động tự trang bị vũ khí hạt nhân của Ukraine, có thể được coi là một phương tiện hữu hiệu, để gây thêm áp lực lên các thành viên NATO, để chấp nhận Ukraine trở thành thành viên của NATO.

Tuy nhiên, mối đe dọa về hành động tự trang bị vũ khí hạt nhân của Ukraine, có thể được coi là một phương tiện hữu hiệu, để gây thêm áp lực lên các thành viên NATO, để chấp nhận Ukraine trở thành thành viên của NATO.

Nhưng khi Mỹ ngày càng hướng sự chú ý sang Đông Á, liệu Mỹ có sẵn sàng leo thang căng thẳng với Nga, bằng cách cho phép Ukraine gia nhập NATO hay không? Hiện vẫn là một vấn đề rất đáng nghi vấn.

Nhưng khi Mỹ ngày càng hướng sự chú ý sang Đông Á, liệu Mỹ có sẵn sàng leo thang căng thẳng với Nga, bằng cách cho phép Ukraine gia nhập NATO hay không? Hiện vẫn là một vấn đề rất đáng nghi vấn.

Bài học của Iran hay Triều Tiên hiện muốn sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng bị Mỹ và Israel ngăn cản quyết liệt, là bài học nhãn tiền với Ukraine; nên nhớ rằng, Nga chắc chắn sẽ không để một quốc gia có tư tưởng thù địch sát nách mình, có vũ khí hạt nhân. Điều này sẽ khiến Nga phải kiên quyết ngăn cản bằng mọi giá. Nguồn ảnh: Flickr.

Bài học của Iran hay Triều Tiên hiện muốn sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng bị Mỹ và Israel ngăn cản quyết liệt, là bài học nhãn tiền với Ukraine; nên nhớ rằng, Nga chắc chắn sẽ không để một quốc gia có tư tưởng thù địch sát nách mình, có vũ khí hạt nhân. Điều này sẽ khiến Nga phải kiên quyết ngăn cản bằng mọi giá. Nguồn ảnh: Flickr.

Quốc gia duy nhất trên thế giới tự chế tạo được bom nguyên tử, sau đó lại chấp nhận tự nguyện từ bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân. Nguồn: TRTworld.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/ukraine-doi-phat-trien-vu-khi-hat-nhan-my-so-nga-se-vao-cuoc-1525011.html