Ứng dụng công nghệ số, phát triển logistics xanh

Doanh nghiệp (DN) logistics xác định việc áp dụng phương thức tự động hóa sẽ góp phần thay đổi cách thức hoạt động, tăng tính an toàn, hiệu quả và chất lượng cao hơn, hạ giá thành vận chuyển.

Từ tư duy đến hành động

Trao đổi với chúng tôi về hướng hỗ trợ DN hạ giá thành logistics, nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa trong giai đoạn tình hình thế giới nhiều biến động, ông Nguyễn Thanh Toàn, Giám đốc Sở Công thương, khẳng định Bình Dương quyết tâm trở thành trung tâm vệ tinh, nơi tập kết hàng hóa và dịch vụ logistics, đồng thời hình thành chuỗi cung ứng, thúc đẩy phân phối, xuất khẩu, tạo ra các trung tâm logistics có quy mô cấp khu vực.

Binh Duong Industrial Park (BDIP) - KCN đầu tiên của Frasers Property tại Việt Nam đang trên đà hướng tới chứng nhận LEED. Trong ảnh: Khách hàng tham quan mô hình KCN

Bình Dương là một trong những địa phương có nhiều lợi thế để phát triển dịch vụ logistics tại vùng Đông Nam bộ, có ga đường sắt, hệ thống đường bộ kết nối liên vùng, luôn nằm trong tốp đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian qua. Năm 2024, tỉnh thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển các phương thức vận tải xuyên biên giới, khuyến khích ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. “Các DN cần đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics một cách toàn diện, tạo mối liên kết giữa logistics với các DN sản xuất, thương mại trên địa bàn và xuất nhập khẩu. Tỉnh nỗ lực định hình và phát triển logistics theo hệ sinh thái bền vững, tận dụng lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khai thác tối ưu hiệu quả chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong lĩnh vực logistics giúp tiết giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh cũng như giảm thiểu tác động đến môi trường”, ông Nguyễn Thanh Toàn nhấn mạnh.

Dự thảo Đề án Phát triển bền vững hệ thống logistics đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bình Dương xác định, giai đoạn 2026-2030, trở thành trung tâm logistics vệ tinh của khu vực Đông Nam bộ. Để thực hiện mục tiêu này, Bình Dương sẽ tập trung phát triển mới các trung tâm logistics, cảng cạn ICD hiện đại, chuyên nghiệp, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bình Dương đặt mục tiêu đến năm 2045, dịch vụ logistics trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn, là yếu tố động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trao đổi với chúng tôi về những kế hoạch trong năm 2024, ông Lê Mạnh Hà, Giám đốc TBS logistics, cho biết TBS Logistics hiện tại đang số hóa dữ liệu, tự động hóa, đồng bộ hóa các tác vụ giữa các bộ phận trong hệ thống kho bãi giúp tác nghiệp nhanh, chính xác, hiệu quả kinh tế cao hơn và phục vụ khách hàng tốt hơn. Năm 2024, TBS Logistics tiếp tục đẩy mạnh áp dụng công nghệsốbằng việc đầu tư, ứng dụng các phần mềm tiên tiến, kết nối nhanh chóng, nhưHệthống phần mềm quản lý kho (WMS - Warehouse Management System) vàhệthống phần mềm SAP giúp tối ưu hóa các chi phíhoạt động, đơn giản hóa quy trình vàcải thiện cơsởhạtầng.

“TBS Logistics chọn phương châm đổi mới trong chuyển đổi số, chuyển đổi một cách toàn diện từ tưduy đến hành động, lấy khách hàng làm trọng tâm phục vụ, ưu tiên hàng đầu”, ông Lê Mạnh Hà khẳng định.

Phát triển logistics xanh

Hiện nhiều DN trên địa bàn Bình Dương đã và đang hưởng ứng xu hướng logistics xanh, lan tỏa nhiều thông điệp ýnghĩa về môi trường. Để góp phần giải quyết cho các điểm nghẽn logistics, tạo thuận lợi cho DN, bà Đỗ Thu Hường, Phó Giám đốc marketing, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã đưa ra giải pháp “Hệ sinh thái tích hợp cảng và logistics cùng ứng dụng kết hợp hệ sinh thái số”. Trong đó, tập trung nhóm giải pháp hướng đến giải pháp logistics xanh tuyến đường thủy cảng Thạnh Phước - Tân Cảng - Cát Lái và cụm cảng Cái Mép nhằm đẩy mạnh phương thức vận tải xanh, tạo thuận tiện cho khách hàng, là cánh tay nối dài đưa cảng đến gần nhà máy. Đặc biệt, cảng cạn Tân Cảng - Tân Vạn nằm trong khu vực trung tâm điều phối rỗng cho các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh, cung cấp dịch vụ quản lýkhai thác container rỗng, tạo thuận tiện cho các DN trong khu vực, cũng như giảm chi phí tối đa.

Ông Trần Duy Khiêm, Giám đốc phát triển kinh doanh U&I logistics (Khu công nghiệp (KCN) Nam Tân Uyên), cho biết DN luôn nỗ lực đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng sạch để thực hiện hệ thống logistics xanh, tạo nên giá trị bền vững nhờ cân bằng giữa hiệu quả kinh tế và môi trường. Với việc sử dụng năng lượng sạch để “xanh hóa” sản xuất, ứng dụng công nghệ để quản lýdữ liệu hiệu quả, giảm tối đa thời gian vận chuyển và giao nhận.

“U&I logistics tiên phong ứng dụng công nghệ thực tế ảo vào hệ thống kho ngoại quan, mang đến cho khách hàng một “không gian ảo - trải nghiệm thật” độc đáo và mới lạ lần đầu tiên xuất hiện trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam. Tương tự, với ứng dụng phần mềm văn phòng không giấy tờ (Office No Papper - ONP) được U&I logistics xây dựng và triển khai đưa vào ứng dụng hơn 10 năm nay giúp quản lýđược luồng đi của lô hàng, bảo đảm lô hàng được xử lý, giám sát chặt chẽ”, ông Khiêm cho biết.

Ông Lim Hua Tiong, Tổng Giám đốc Frasers Property Vietnam, chia sẻ các dự án do Frasers Property Vietnam (FPV) phát triển đều đạt được chứng nhận xanh hoặc đang trong quá trình hướng đến việc thiết lập chứng nhận xanh. Trong đó, Eco Logistics Centre, dự án nhà kho xây sẵn của FPV quản lýgần đây đã nhận được chứng nhận LEED. Cùng với đó, KCN Binh Duong Industrial Park (BDIP) - KCN đầu tiên của Frasers Property tại Việt Nam cũng đang trên đà hướng tới chứng nhận LEED.

TIỂU MY - CẨM TÚ

Nguồn Bình Dương: https://baobinhduong.vn/ung-dung-cong-nghe-so-phat-trien-logistics-xanh-a316693.html