Uống ly nước, phạt 500K: Quy định của quán quá cứng nhắc hay chuyên nghiệp?

HHTO - Câu chuyện 'nhân viên uống ly nước và bị phạt 500K' châm ngòi cho cuộc tranh cãi lớn trên mạng xã hội. Đằng sau 'án phạt', câu hỏi lớn được đặt ra: Đâu là ranh giới giữa quy trình chuyên nghiệp và cách hành xử quá gay gắt?

Câu chuyện về "ly nước 500K"

Mới đây, một bài đăng trên mạng xã hội kể lại việc một bị chủ quán vì để tự ý vào quầy pha chế và rót một ly nước uống. Câu chuyện nhanh chóng thu hút sự chú ý và tạo nên nhiều luồng ý kiến tranh luận.

Nhiều người tỏ ra bức xúc, cho rằng quy định của quán quá cứng nhắc. Một bình luận được nhiều người đồng tình nhận xét: "Quy trình làm việc khét lẹt kiểu này thì chắc còn hơn mấy thương hiệu nổi tiếng khác quá".

Trong đoạn tin nhắn được cho là của chủ quán, lý do được đưa ra rất dứt khoát: "Chỗ làm việc của em là quầy pha chế, ai vào cũng cho phép thì đã sai rồi. Ví dụ ai vào quầy lấy tiền, em bảo em không lấy, rồi em phủi trách nhiệm không liên quan em". Lập luận này đặt nặng vấn đề trách nhiệm cá nhân của nhân viên đối với khu vực mình quản lý.

Cộng đồng mạng cũng vì thế mà chia làm hai luồng ý kiến. Một bên cho rằng chủ quán quá "gắt", thiếu tình người khi xử lý một vấn đề nhỏ. Phía còn lại thì cho rằng trong môi trường , quy định là quy định, và nhân viên pha chế đã sai khi không tuân thủ và không bảo vệ khu vực thuộc trách nhiệm của mình.

"Lý" và "tình" trong câu chuyện vận hành

Chia sẻ với Hoa Học Trò Online, anh Mason Ma, người có kinh nghiệm lâu năm về quản lý và vận hành trong ngành F&B, cho biết nhân viên pha chế đã sai về mặt chuyên môn. Anh giải thích, quy định này được đặt ra để bảo vệ hệ thống vận hành của quán trước những rủi ro nghiêm trọng.

 Ảnh: NVCC.

Ảnh: NVCC.

"Việc để người không có phận sự vào quầy pha chế không chỉ gây hao hụt nguyên liệu, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đồ uống, mà còn tiềm ẩn nguy cơ rò rỉ công thức độc quyền của thương hiệu", anh nhấn mạnh. Theo anh, đây là ba yếu tố cốt lõi ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn và uy tín của một quán.

Dù bảo vệ tính cần thiết của quy trình, anh Mason Ma cũng thẳng thắn chỉ ra điểm chưa thỏa đáng trong cách phản ứng từ phía chủ quán. Việc phạt tiền 500.000 đồng và cho thôi việc được xem là một hình thức kỷ luật nặng, có nguy cơ vi phạm luật lao động nếu không được quy định rõ trong hợp đồng và nội quy công ty.

Hơn nữa, việc để những tranh chấp nội bộ bị đưa lên mạng xã hội là một cách xử lý khủng hoảng thiếu chuyên nghiệp, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu và cả những nhân sự khác không liên quan.

Một ly nước, hai bài học

Câu chuyện ồn ào trên mạng xã hội không chỉ dừng lại ở chuyện đúng - sai, mà là hồi chuông nhắc nhở cho cả hai phía. Với nhân viên, nhất là người trẻ đang làm trong , đây là lời nhắc nhở: "Linh hoạt" không đồng nghĩa với "tự ý". Mọi hành động đều cần nằm trong giới hạn công việc và nguyên tắc vận hành

Với người làm chủ, câu chuyện đặt ra một yêu cầu rõ ràng: Quy trình phải hợp lý, nhưng cách xử lý sai phạm càng phải có cái "tình". Một môi trường làm việc bền vững không thể tồn tại nếu người lãnh đạo chỉ dùng kỷ luật để răn đe, mà thiếu đi sự thấu cảm và phương pháp đối thoại.

Khi "cái lý" của quy trình va chạm với "cái tình" nơi làm việc, mọi thứ rất dễ trượt thành "drama" gây tổn thương cho đôi bên. Nhưng nếu cả hai cùng giữ vững nguyên tắc, và biết lắng nghe, thì một ly nước sẽ chỉ là ly nước - không gây sóng gió.

Nguồn HHT: https://hoahoctro.tienphong.vn/uong-ly-nuoc-phat-500k-quy-dinh-cua-quan-qua-cung-nhac-hay-chuyen-nghiep-post1760804.tpo