Uống rượu hại gan nhưng tại sao người Mỹ ít bị ung thư?
Uống rượu hại gan, đặc biệt là rượu mạnh và đồ uống có nồng độ cồn cao. Tuy nhiên cũng có người nói rằng, người nước ngoài thích uống rượu nhưng lại ít mắc bệnh ung thư gan.
Tại sao người Mỹ ít bị ung thư gan?
Gen tốt
Có thể uống rượu hay không phụ thuộc vào gen. Với cùng một lượng rượu, người Âu Mỹ thường không bị đỏ mặt, trong khi người Châu Á thường dễ bị “say”.
Bản thân rượu không phải là chất gây ung thư, nhưng khi vào cơ thể, nó sẽ chuyển hóa thành acetaldehyde, một chất gây ung thư và gây độc cho các cơ quan trong cơ thể.
Acetaldehyde cũng có thể làm co giãn mạch máu, gây đỏ bừng và sưng tấy các cơ ở mặt. Do đó, đỏ mặt khi uống rượu là biểu hiện của việc chứa quá nhiều acetaldehyde.
Có rất ít bệnh nhân mắc bệnh viêm gan B
Hầu hết các bệnh ung thư gan đều tiến triển từng bước từ viêm gan B. Uống rượu khi bị nhiễm viêm gan B làm tăng đáng kể nguy cơ xơ gan và ung thư gan.
Theo nghiên cứu, có khoảng 90 triệu người nhiễm virus viêm gan B mãn tính tại Trung Quốc, trong khi số lượng bệnh nhân viêm gan B ở Mỹ chỉ từ 8,5 đến 22 triệu người. Hơn nữa, Mỹ đã thực hiện một loạt biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát viêm gan B, tích cực khuyến khích tiêm chủng vắc xin và phát triển các phương pháp chữa bệnh viêm gan B.
Thói quen ăn uống
Người phương Tây thích những món ăn nguội trong khi người châu Á thường ưa món ăn chiên, muối, khói, nướng… Những phương pháp nấu nướng này sẽ khiến hàm lượng nitrit trong thực phẩm tăng cao, mà nitrit cũng là chất gây ung thư, có thể gia tăng khả năng mắc bệnh ung thư gan.
Thực hư uống rượu lượng vừa phải giúp sống lâu
Claudia Kawas, nhà khoa học thần kinh tại Đại học California ở Hoa Kỳ, đã tiến hành một nghiên cứu kéo dài 15 năm, bao gồm 1700 người lớn tuổi từ 90 – 99 tuổi. Kết quả cho thấy rằng người uống 1 – 2 ly rượu vang hoặc bia mỗi ngày giảm 18% khả năng tử vong sớm.
Phải chăng điều đó có nghĩa là uống rượu thực sự có ích hơn trong việc kéo dài tuổi thọ?
Đầu tiên, kết quả này là từ một nghiên cứu quan sát, chỉ tìm thấy mối tương quan giữa việc uống rượu và tuổi thọ chứ không thể chứng minh được mối quan hệ nhân quả.
Thứ hai, mẫu nghiên cứu chỉ gồm khoảng một nghìn người và được thống kê dưới hình thức khảo sát nhắc lại, chủ yếu dựa vào trí nhớ của người tham gia, điều này khiến cho kết quả phân tích dễ mắc sai sót.
Trên thực tế, vào năm 2018, đã có một nghiên cứu lớn hơn được công bố trên tạp chí y học The Lancet, trong đó nghiên cứu này bao gồm 19 quốc gia và hơn 600.000 người.
Nghiên cứu đã tìm hiểu về ảnh hưởng của việc uống rượu đối với đột quỵ, bệnh tim mạch và tỷ lệ tử vong.
Kết quả cho thấy, uống rượu tăng nguy cơ đột quỵ và gia tăng tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân. Do đó, không có khái niệm “mức độ an toàn” về việc uống rượu, lượng uống rượu an toàn nhất là 0 và khuyên bạn nên tránh uống rượu.