Uống trà ngay sau khi ăn có hại như thế nào?
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng uống trà có tác dụng giúp hỗ trợ tiêu hóa bằng cách giảm đầy hơi trong dạ dày. Tuy nhiên, uống trà đặc trong hoặc sau bữa ăn có thể khiến cơ thể kém hấp thu các chất dinh dưỡng, đầy bụng và khó tiêu.
Chất tannin có trong lá trà xanh kết hợp cùng với thức ăn tạo nên hợp chất có tính loại trừ khiến cho hệ thống tiêu hóa bị ứ đọng, thức ăn khó được hấp thụ, gây ra tình trạng táo bón, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể. Hợp chất này có thể kết hợp với protein có trong các thực phẩm như: thịt, trứng, sữa, thực phẩm… tạo thành các kết tủa gây khó tiêu.
(Ảnh: Internet)
Ngoài ra, tanin còn phản ứng với các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm,… khiến cơ thể khó hấp thu. Dùng trà đặc sau bữa ăn trong thời gian dài khiến cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thậm chí gây ra hiện tượng thiểu máu do thiếu sắt. Thiếu máu thiếu sắt dẫn đến các triệu chứng như da xanh tái, chóng mặt, run, mệt mỏi…
Trong dạ dày có chứa sẵn men tiêu hóa và axit giúp quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thì uống trà ngay sau khi ăn sẽ “làm loãng” các men tiêu hóa này và từ đó hạn chế khả năng tiêu hóa của dạ dày.
Các thực nghiệm cũng đã chỉ ra rằng dù chỉ là 15ml nước trà ngay sau bữa ăn cũng sẽ làm giảm tới 50% khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Trà càng đặc thì lượng sắt có trong cơ thể hấp thụ lại càng thấp. Lâu ngày sẽ gây ra hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt.
Trà càng đặc, càng đắng chát, thì hàm lượng tanin càng cao. Lượng dinh dưỡng cơ thể hấp thu được từ bữa ăn càng bị ảnh hưởng. Vì vậy trong bữa ăn hoặc sau khi ăn, bạn chỉ nên uống nước lọc hoặc trà pha thật loãng. Trà đặc chỉ nên uống sau khi kết thúc bữa ăn 1 tiếng nhé.
Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/uong-tra-ngay-sau-khi-an-co-hai-nhu-the-nao-post187143.html