Ván bài khôn ngoan của TT Putin đưa Nga xoay ngược tình thế trở thành 'tay chơi lớn' ở Syria
Nga cũng khó lòng thành công ở Syria nếu như trước đâyTổng thống Obama can thiệp quân sự mạnh để hạ bệ Tổng thống Syria Bashar al-Assad ngay từ đầu cuộc xung đột.
Theo Bloomberg, năm 2014, Tổng thống Barack Obama từng nói rằng Nga như một cường quốc khu vực chỉ tạo sóng trong các khu lân cận mà không thể gây bão trên toàn cầu.
Tuy nhiên, những gì diễn ra 2 tuần qua cho thấy, Tổng thống Nga Putin chứng minh nhận định trên là không đúng.
Lực lượng quân sự Nga hiện đang lấp đầy vị trí mà Mỹ còn nắm giữ cách đây vài ngày, biểu tượng đánh đấu sự sụp đổ vị thế của Mỹ trong khu vực và sự lên ngôi của Moscow với tư cách là một nhà môi giới quyền lực quan trọng trong cuộc nội chiến ở Syria.
Ông Putin đã có chuyến thăm cấp nhà nước với vương quốc Ả Rập thống nhất. Ảnh hưởng của Nga ở Trung Đông đang lớn hơn bao giờ hết kể từ thời kỳ đỉnh cao quyền lực của Liên Xô trong thập niên 60. Đây là một điều đáng để tự hào với một quốc gia có quy mô kinh tế chỉ ngang cỡ một quốc gia châu Âu trung bình.
Khi Nga đưa quân vào Syria cách đây vài năm, người Mỹ tin Moscow sẽ sớm bị mắc kẹt trong vũng lầy và sớm bị hất cẳng. Nhưng thực tế lại khác xa dự đoán này.
Moscow hợp tác với Iran và các lực lượng ủy nhiệm của Tehran biến mình thành trung tâm ngoại giao và các cuộc đấu tranh quyền lực quanh cuộc xung đột.
Moscow cũng duy trì quan hệ quân sự, chính trị tốt đẹp với các nước vốn là đối tác của Mỹ như Saudi Arabia, Ai Cập.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga đang làm đe dọa đến mối quan hệ của các nước đồng minh.
Điện Kremlin trở thành đồng minh vững chắc của Syria, giữ liên hệ với người Kurd, hâm nóng quan hệ ngày càng nồng ấm với Israel và thậm chí bước 1 chân vào cuộc nội chiến ở Lybia khi hỗ trợ Quân đội quốc gia Libya (LNA) - do tướng Haftar làm tổng tư lệnh.
Ông Putin đang làm rất nhiều điều để mang đến sự hồi sinh cho Trung Đông. Ông bù đắp sự thiếu hụt sức mạnh của Nga bằng cách sử dụng các khí tài chi phí thấp, sức mạnh không quân, hỗ trợ các lực lượng ủy nhiệm để quản lý khu vực bên ngoài Syria. Ông chấp nhận rủi ro tương đối khi đưa phi công, cố vấn, các lực lượng đặc biệt của Nga tới Syria khi cuộc nội chiến ở quốc gia Trung Đông vẫn chưa đi tới hồi kết. Những động thái này của Nga khiến Mỹ lo ngại.
Trong ngoại giao, ông Putin cũng theo đuổi một chính sách khá mềm dẻo. Ông tuyên bố các quốc gia không có bạn bè hoặc kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn. Ông khéo léo xử lý sự cố máy bay Nga bị Isreal bắn hạ, mạnh tay vừa đủ với Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ Ankara bắn hạ Su-24.
Tuy nhiên, để đưa đến thắng lợi như hiện nay của Nga còn nằm ở các sai lầm liên tiếp của Mỹ ở Trung Đông và sự quyết đoán của Nga trong các vấn đề ở Saudi Arabia.
Sẽ chẳng có cửa để Nga can thiệp vào Libya nếu Mỹ và đồng minh không để lại khoảng trống an ninh sau khi lật đổ chế độ Muammar Qaddafi vào năm 2011.
Nga cũng khó lòng thành công ở Syria nếu như Tổng thống Obama can thiệp quân sự mạnh để hạ bệ Tổng thống Syria Bashar al-Assad ngay từ đầu cuộc xung đột.
Chính quyền Obama khi đó tạo ra khoảng cách lớn giữa những gì họ nói và làm. Washington hô hào đặt ra mục tiêu là thay đổi chế độ nhưng họ không muốn bỏ ra quá nhiều để đạt được điều đó. Tổng thống Putin lợi dụng cơ hội này, dấn thân vào Syria, xoay chuyển tình thế cuộc nội chiến.
Giờ đây khi Tổng thống Trump rút quân khỏi quốc gia Trung Đông bất chấp chỉ trích từ quê nhà hay đồng minh, chiến thắng của Nga ở miền Bắc Syria càng trở nên rõ nét.
Và dù muốn hay không cũng phải thừa nhận rằng, Nga đang làm phai mờ vai trò của Mỹ ở Trung Đông.