Nằm cuối con hẻm 498/11 đường Lê Quang Định, phường 1, quận Gò Vấp, TP.HCM, chùa Già Lam có tên chính thức là Tu viện Quảng Hương Già Lam. Chùa được thành lập năm 1960, thuộc hệ phái Bắc tông.
Tu viện do Hòa thượng Thích Trí Thủ sáng lập, là nơi tu học của các học tăng cấp đại học. Chùa ban đầu có tên là Giải Hạnh Già Lam. GIÀ LAM vốn là từ tiếng Phạn nói đủ là TĂNG GIÀ LAM MA có nghĩa là khu vườn chư tăng ở hay tu viện dành cho người tu tập.
Năm 1964, sau sự việc thầy Quảng Hương – một thầy xuất thân từ Phật học viện Hải Đức Nha Trang tự thiêu để kêu gọi chánh pháp thì ngôi chùa này được đổi tên là Quảng Hương Già Lam và giữ mãi tên đó đến bây giờ. Năm 2015, chùa được trùng tu toàn bộ, với tòa nhà chính được làm bằng gỗ cẩm lai có một tầng, nằm giữa khu đất rộng nhiều cây và hoa,
Tòa bảo tháp 3 tầng - nơi cất giữ các hũ cốt của Phật tử - xây dựng bên hông chùa Già Lam cũng được làm bằng gỗ
Chùa Già Lam và các khu nhà phụ dành cho tăng ni được bao phủ trong bóng cây xanh mát
Hành lang tầng trệt của chùa Già Lam có nhiều chỗ nghỉ chân cho Phật tử và du khách
Tầng 1 là chánh điện với hành lang rộng và thoáng
Hành lang bên hông chánh điện ở tầng 1 đón nhiều ánh sáng và gió - nơi có thể nhìn thấy hoa dầu rơi rụng và lá bay bay
Bên trong chánh điện với các khung cửa và ô gió có hoa văn cổ bằng gỗ
Khung cửa gỗ trước chánh điện với phù điêu họa tiết cổ bằng gỗ
Chuông chùa bằng đồng đen vững chãi trước chánh điện
Góc tưởng niệm người sáng lập chùa Già Lam - cố hòa thượng Thích Trí Thủ - được trưng bày thanh tịnh
Sân chùa có rất nhiều cây xanh tuổi đời lâu năm
Tượng Phật trầm mặc soi bóng dưới ao súng trong sân chùa
Phòng châm cứu từ thiện miễn phí của chùa có đội ngũ lương y thực hiện chẩn trị, bốc thuốc, châm cứu và bấm huyệt
Cổng tam quan nhìn từ trên hành lang tầng 1 của chùa
Cổng tam quan nhìn từ bên ngoài. Bên ngoài cổng chùa có một cái sân rộng để khách đậu xe hơi và có một tầng hầm giữ miễn phí các loại xe gắn máy, xe đạp. Sân bên ngoài cổng chùa vẫn có ghế đá và buổi trưa có nhiều Phật tử đến đây mang theo đồ ăn để có thể vừa ăn vừa nghe kinh.
Cổng ra vào chính của chùa bằng gỗ thiết kế thật đẹp. Chùa Già Lam nằm cuối con hẻm được mệnh danh là "hẻm thiền" vì nơi đây tọa lạc cùng lúc 4 ngôi chùa, thu hút nhiều Phật tử lui tới và cả du khách muốn tìm chốn nghỉ ngơi cho tâm hồn.